Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận thức về HIV-AIDS của người đến tham vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thu Vân
NHẬN THỨC VỀ HIV/AIDS CỦA
NGƯỜI ĐẾN THAM VẤN HIV TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thu Vân
NHẬN THỨC VỀ HIV/AIDS CỦA
NGƯỜI ĐẾN THAM VẤN HIV TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI NGỌC OÁNH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, dưới sự
hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào trước đây. Các trích dẫn nếu có trong luận văn đều được ghi rất rõ ở phần tài
liệu tham khảo. Nếu vi phạm lời cam đoan trên, người nghiên cứu xin chịu mọi trách nhiệm
theo quy định của phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả luận văn
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến:
- Thầy PGS. TS. BÙI NGỌC OÁNH, người hướng dẫn khoa học, đã luôn hỗ trợ, chỉ
bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình;
- Quý thầy cô khoa TÂM LÝ GIÁO DỤC đã dạy dỗ, dìu dắt, đóng góp nhiều ý kiến
quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu của tôi;
- Quý lãnh đạo Văn phòng thường trực Ủy ban phòng chống AIDS thành phố đã tạo
điều kiện hỗ trợ tôi hoàn thành nghiên cứu;
- Ban lãnh đạo, tham vấn viên của 20 Trung tâm tham vấn và xét nghiệm HIV tự
nguyện, miễn phí trên địa bàn thành phố;
- Các khách hàng đã tự nguyện tham gia nghiên cứu;
- Cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận
văn khoa học này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Nguyễn Thị Thu Vân
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................7
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..............................................................................7
4. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................................8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................8
6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................8
7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................... 15
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................15
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới................................................................15
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam.................................................................17
1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài ..............................................................21
1.2.1. Lý luận về nhận thức .............................................................................................21
1.2.2. Lý luận về tham vấn ..............................................................................................27
1.2.3. Lý luận về HIV/AIDS ...........................................................................................35
1.3. Đặc điểm tâm lý của người đến tham vấn HIV.......................................................48
1.4. Những nội dung cơ bản của nhận thức về HIV/AIDS............................................49
1.4.1. Nhận thức của khách hàng về kiến thức tổng quát liên quan đến HIV/AIDS ......50
1.4.2. Nhận thức của khách hàng về các con đường có thể lây truyền HIV...................50
1.4.3. Nhận thức của khách hàng về cách phòng tránh lây truyền HIV..........................50
1.4.4. Nhận thức của khách hàng về vận dụng các hiểu biết về HIV/AIDS trong cuộc
sống. ................................................................................................................................50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ HIV/AIDS CỦA NGƯỜI ĐẾN
THAM VẤN HIV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................ 52
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ..............................................................................52
2.2. Thực trạng nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV tại thành phố
Hồ Chí Minh......................................................................................................................52
2.2.1. Nhận thức của khách hàng về kiến thức tổng quát liên quan đến HIV/AIDS ......52
4
2.2.2. Nhận thức của khách hàng về các con đường có thể lây truyền HIV...................61
2.2.3. Nhận thức của khách hàng về cách phòng tránh lây truyền HIV..........................63
2.2.4. Vận dụng các hiểu biết về HIV/AIDS trong cuộc sống........................................65
2.3. Thực trạng nhận thức về một số yếu tố liên quan và các yếu tố ảnh hưởng đến
vấn đề nhận thức về HIV/AIDS.......................................................................................68
2.3.1. Kênh thông tin.......................................................................................................68
2.3.2. Mối liên quan giữa một số đặc tính của đối tượng nghiên cứu với việc có kiến
thức tổng quát về HIV/AIDS...........................................................................................69
2.4. Một số biện pháp nâng cao nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn
HIV tại TP.HCM...............................................................................................................70
2.4.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp..................................................................................70
2.4.2. Một số biện pháp nâng cao nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV
về HIV/AIDS...................................................................................................................72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 80
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 83
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
BCS Bao cao su
LQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục
MSM Nam quan hệ tình dục đồng giới
PNMD Phụ nữ mại dâm
QHTD Quan hệ tình dục
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TVXNTN Tham vấn xét nghiệm HIV tự nguyện
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dịch HIV/AIDS tuy bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1980 nhưng đã nhanh chóng
lan ra toàn cầu, HIV tấn công vào mọi đối tượng như phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người có
tuổi, người nghiện chích ma tuý, người hoạt động mại dâm, người quan hệ tình dục đồng
giới, người làm các nghề nghiệp khác nhau... Dịch liên tục phát triển cả về không gian, thời
gian và trở thành một đại dịch nguy hiểm. Dịch không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính
mạng của con người mà còn gây tác hại lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nòi
giống của một quốc gia nói riêng, trên toàn thế giới nói chung và trở thành hiểm hoạ của
loài người.
Thành phố Hồ Chí Minh - nơi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam
vào năm 1990 và luôn được xem là tâm điểm của đại dịch. Qua kết quả ghi nhận từ hệ thống
thống kê các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, cũng như kết quả các cuộc nghiên cứu
đánh giá của các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế kết hợp với các tổ chức quốc tế cho thấy:
thành phố đã đạt được thành quả quan trọng trong phòng chống dịch HIV/AIDS, đã giảm
nhanh số người nhiễm HIV mới hàng năm và số người tử vong do AIDS. Tuy nhiên, dự báo
trong những năm tới, thành phố vẫn phải đối mặt và giải quyết những khó khăn và thách
thức trong cuộc chiến phòng, chống căn bệnh thế kỷ này do dịch vẫn đang ở mức cao trong
các nhóm đối tượng ma tuý, mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và có xu
hướng tăng trong nhóm MSM. Tệ nạn sử dụng ma túy vẫn còn phức tạp, tệ nạn mại dâm có
xu hướng phát triển. Sự phức tạp của hành vi sử dụng ma túy với quan hệ tình dục không an
toàn và các hành vi nam có quan hệ tình dục đồng giới là một thách thức cho thành phố
[27]. Bên cạnh đó, dịch đã có xu hướng phát triển ra cộng đồng dân cư nói chung chứ không
còn quá tập trung vào nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao như đã nêu trên.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lây lan và phát triển nhanh chóng của dịch
HIV/AIDS chính là việc nhận thức sai, chưa đầy đủ và hệ thống về HIV/AIDS của người
dân nói chung mà cụ thể là ở những người tìm đến các dịch vụ tham vấn, xét nghiệm HIV tự
nguyện (TVXNTN) tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua một số các khảo sát và kinh nghiệm
làm việc trên nhóm đối tượng này, chúng tôi nhận thấy những người tìm đến sử dụng dịch
vụ TVXNTN có nhận thức chưa đầy đủ về HIV/AIDS.
7
Vì vậy, việc mỗi người có nhận thức đúng, đầy đủ và có hệ thống về vấn đề
HIV/AIDS không chỉ giúp mỗi người có suy nghĩ đúng, thái độ đúng mà còn có hành vi
đúng đối với các hiện tượng xấu, hành vi không phù hợp, tức là không chỉ có khả năng tự
bảo vệ bản thân mà còn giúp họ bảo vệ người thân, gia đình mình, giúp giảm tỷ lệ lây truyền
HIV, giảm gánh nặng về kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong xã hội
cũng như hướng đến những suy nghĩ, hành động tích cực cho người khác và đạt mục đích
cuối cùng là chấm dứt đại dịch.
Có nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề nhận thức về HIV/AIDS của mỗi
người, đặc biệt xung quanh vấn đề cung cấp những kiến thức gì về HIV/AIDS, làm sao để
mọi người nhận thức đúng đắn…vẫn là những vấn đề đang được tranh cải. Thế nhưng,
chính những chủ thể của quá trình tiếp nhận việc giáo dục, truyền thông HIV/AIDS nói gì,
họ có nhận thức như thế nào, ở mức độ nào…thì vẫn là vấn đề hết sức cấp bách và cần phải
được tìm hiểu. Đặc biệt đối với những người tìm đến các phòng TVXNTN hay gọi chung là
khách hàng thì dù họ tìm đến đây với bất kỳ lý do gì, họ nhận các thông tin liên quan đến
HIV/AIDS từ nguồn nào, hiểu biết về HIV/AIDS như thế nào… vẫn cần có những nghiên
cứu cụ thể để tìm hiểu.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Nhận thức
về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài
nghiên cứu khoa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham
vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất hướng hỗ trợ và nâng cao nhận
thức về HIV/AIDS cho họ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức về HIV/AIDS của người đến tham vấn HIV.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Những người đến tham vấn HIV tại thành phố Hồ Chí Minh.