Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận thức về áp dụng bằng chứng trong thực hành lâm sàng và các yếu tố liên quan ở sinh viên điều
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1369

Nhận thức về áp dụng bằng chứng trong thực hành lâm sàng và các yếu tố liên quan ở sinh viên điều

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

f

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NHẬN THỨC VỀ ÁP DỤNG BẰNG CHỨNG TRONG

THỰC HÀNH LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Ở SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021 - 2022

ThS.ĐD.MAI NGUYỄN THANH TRÚC

Cần Thơ, năm 2023

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NHẬN THỨC VỀ ÁP DỤNG BẰNG CHỨNG TRONG

THỰC HÀNH LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Ở SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021 - 2022

Chủ nhiệm đề tài: ThS.ĐD.Mai Nguyễn Thanh Trúc

Cán bộ tham gia: 1. ThS.ĐD.Ngô Thị Dung

2. ThS.BS.Nguyễn Thị Tố Lan

3. ThS.ĐD.Lê Kim Nguyên

4. ThS.ĐD.Lê Kim Tha

Cần Thơ, năm 2023

Cần Thơ, năm 20...

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu được trình bày trong công trình nghiên cứu là trung thực, khách

quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Chủ nhiệm đề tài

Mai Nguyễn Thanh Trúc

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

PHẦN 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI

PHẦN 2. TOÀN VĂN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ, đồ thị

ĐẶT VẤN ĐỀ ---------------------------------------------------------------------------------1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU----------------------------------------------------4

1.1. Định nghĩa thực hành dựa trên bằng chứng-------------------------------------------4

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của thực hành dựa trên bằng chứng ----------4

1.3. Quan niệm về thực hành dựa trên bằng chứng ---------------------------------------6

1.4. Lợi ích của thực hành dựa trên bằng chứng-------------------------------------------7

1.5. Rào cản trong thực hành EBP ----------------------------------------------------------9

1.6. Các bước thực hành dựa trên bằng chứng------------------------------------------- 10

1.7. Nhận thức về thực hành dựa trên bằng chứng -------------------------------------- 14

1.8. Các cơ sở dữ liệu kết hợp thực hành dựa trên bằng chứng hiện nay ------------ 15

1.9. Học thuyết và ứng dụng học thuyết vào nghiên cứu------------------------------- 17

1.10. Các nghiên cứu liên quan đến nhận thức thực hành dựa trên bằng chứng của

sinh viên điều dưỡng ------------------------------------------------------------------------ 22

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ----------------- 25

2.1. Thiết kế nghiên cứu -------------------------------------------------------------------- 25

2.2. Đối tượng nghiên cứu------------------------------------------------------------------ 25

2.3. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................25

2.4. Cỡ mẫu----------------------------------------------------------------------------------- 25

2.5. Các biến số nghiên cứu ---------------------------------------------------------------- 26

2.6. Phương pháp thu thập số liệu --------------------------------------------------------- 30

2.7. Các bước tiến hành nghiên cứu------------------------------------------------------- 30

2.8. Lưu trữ và xử lý số liệu---------------------------------------------------------------- 39

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu------------------------------------------------------------- 40

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ-------------------------------------------------------------------- 42

3.1. Mô tả đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------ 42

3.2. Nhận thức về ứng dụng bằng chứng trong thực hành lâm sàng của sinh viên

điều dưỡng ------------------------------------------------------------------------------------ 46

3.3. Các yếu tố liên quan và yếu tố cản trở đến sự thay đổi nhận thức sau khóa học

thực hành dựa trên bằng chứng ------------------------------------------------------------ 49

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ----------------------------------------------------------------- 58

4.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ------------------------------------ 58

4.2. Sự thay đổi nhận thức của sinh viên điều dưỡng trước và sau khóa học-------- 65

4.3. Sự khác biệt giữa các nhóm của đặc điểm đối tượng nghiên cứu và quá trình

ứng dụng về nhận thức ứng dụng chứng cứ trong thực hành lâm sàng -------------- 69

KẾT LUẬN---------------------------------------------------------------------------------- 73

KIẾN NGHỊ--------------------------------------------------------------------------------- 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

PHẦN 1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

1. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Năng lực thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng bằng chứng trong

thực hành lâm sàng (Evidence-Based Practice) là một trong những chuẩn

năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam và chuyên đề bắt buộc trong

chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp điều dưỡng và hộ sinh được

Bộ Y tế ban hành năm 2022 [5], [6], [7]. EBP được định nghĩa là sự kết hợp

bằng chứng nghiên cứu tốt nhất trong y học với trải nghiệm lâm sàng và các

giá trị của người bệnh và việc sử dụng hợp lý, rõ ràng, đúng đắn bằng chứng

hiện có trong việc ra quyết định chăm sóc người bệnh [57]. Trải qua nhiều

thập kỷ, tác động của EBP đã lan rộng đến khắp các lĩnh vực khác như điều

trị, chăm sóc và nâng cao chất lượng đào tạo [4], [47]. Tuy nhiên, hiện nay

vẫn còn tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa nghiên cứu và thực hành, vì

vậy bên cạnh việc học tập kiến thức nghiên cứu khoa học cần phải có sự kết

hợp vào trong quá trình thực hành chăm sóc người bệnh để đạt hiệu quả tốt

nhất [47,48,70]. Chính vì thế, việc giảng dạy sinh viên điều dưỡng về áp dụng

bằng chứng trong thực hành lâm sàng cần được thực hiện trước khi sinh viên

thực hành chăm sóc người bệnh [59].

Tại Việt Nam, việc ứng dụng bằng chứng trong quá trình chăm sóc đang

được đẩy mạnh nhằm giúp tối đa hóa lợi ích người bệnh, tuy nhiên các nghiên

cứu trước đây cho thấy 23,6% điều dưỡng cho rằng thiếu hụt kiến thức về

nghiên cứu khoa học và rất ít nghiên cứu được tiến hành trên sinh viên [9].

Hiện nay, tại Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học (Trường Đại học Y Dược

Cần Thơ) chương trình đào tạo đại học hiện hành theo hệ thống tín chỉ cho

sinh viên điều dưỡng chưa được thể hiện rõ ràng về việc giảng dạy EBP. Do

đó, nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên điều dưỡng về lợi ích của việc

ứng dụng bằng chứng trong thực hành lâm sàng và đáp ứng chuẩn năng lực

của điều dưỡng Việt Nam, chúng tôi tiến hành xây dựng khóa tập huấn về chủ

đề EBP dành cho sinh viên điều dưỡng trình độ đại học năm thứ 3 và năm thứ

4 (đối tượng đã hoàn thành học phần dịch tễ học và thống kê y học, trong đó

hiểu được các khái niệm về dịch tễ học và thống kê y học là quan trọng trước

khi tiến hành EBP) [38]. Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu:

1. Xác định mức độ nhận thức của sinh viên điều dưỡng về thực hành

dựa trên bằng chứng trước và sau khóa học.

2. Xác định các yếu tố liên quan và yếu tố cản trở đến sự thay đổi nhận

thức của sinh viên sau khóa học thực hành dựa trên bằng chứng

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên 45 sinh viên điều dưỡng hệ chính quy

đang theo học chương trình đào tạo đại học tại Khoa Điều dưỡng và Kỹ Thuật

Y học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong năm học 2021 – 2022. Sinh

viên tham gia vào nghiên cứu là sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4, đảm bảo

tối thiểu 80% thời gian khóa học và không tham gia bất kỳ khóa học nào về

EBP tính đến thời điểm nghiên cứu, đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu bán thực nghiệm (quasi-experimental)

đánh giá trước sau can thiệp không nhóm chứng tại 4 thời điểm: trước khóa

học (T0) – ngay sau kết thúc khóa học (T1) – sau khóa học 3 tuần (T3) – sau

khóa học 8 tuần (T8).

2.2. Thời gian nghiên cứu: 11/2022 – 11/2022.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Bước 1: Trình kế hoạch nghiên cứu với Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm

Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học để xin phép tiến hành nghiên cứu.

- Bước 2: Đánh giá tính giá trị của bộ công cụ nghiên cứu phiên bản

tiếng Việt. Các bước đánh giá tính giá trị của bộ công cụ nghiên cứu được

thực hiện dựa theo quy trình của Beaton bao gồm các bước: (1) dịch sang

tiếng Việt, (2) tổng hợp bản dịch tiếng Việt, (3) dịch ngược lại tiếng Anh, (4)

hội đồng chuyên gia đánh giá, (5) thử nghiệm bộ câu hỏi, (6) đánh giá tính

thích ứng của bộ câu hỏi, (7) hoàn chỉnh bộ câu hỏi [16].

- Bước 3: Xây dựng chương trình can thiệp, trình nội dung chương trình

can thiệp cho hội đồng Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học. Chương trình can

thiệp được xây dựng với 25 tiết tương ứng 25 giờ kéo dài trong vòng 5 tuần

với 6 chủ đề EBP. Trong đó nội dung chương trình can thiệp được xây dựng

dựa trên 7 bước của EBP và học thuyết khuếch tán đổi mới [12], [50].

Chương trình can thiệp được thực hiện từ 2/2022 – 3/2022 với hình thức

online qua nền tảng Zoom kết hợp cung cấp các tài liệu được lưu trữ trên nền

tảng học tập trực tuyến Ecademy, đồng thời nhóm nghiên cứu hướng dẫn tìm

kiếm bằng chứng trên cơ sở dữ liệu UpToDate, đánh giá chất lượng bằng

chứng trên GRADEpro và cung cấp tài liệu hướng dẫn do nhóm nghiên cứu

biên soạn.

- Bước 4: Thông báo về nội dung chương trình khóa học đến toàn thể

sinh viên.

- Bước 5: Thu thập số liệu: sinh viên đồng ý tham gia khóa học sẽ được

gửi email nội dung đánh giá tại thời điểm đánh giá T0 và các thời điểm T1, T3,

T8.

- Bước 6: Tổng hợp và phân tích số liệu.

2.4. Công cụ nghiên cứu: là bộ câu hỏi tự điền được thiết lập dựa theo mục

tiêu nghiên cứu và kết quả đánh giá tính giá trị của bộ cộng cụ. Bộ công cụ

bao gồm phần chính: thang đo niềm tin về EBP (Evidence Based Practice

Beliefs for Students, EBPB-S), thang đo ứng dụng bằng chứng (Evidence

Based Practice Implementation for Students, EBPI-S), thông tin đối tượng

nghiên cứu, quá trình tiếp cận EBP. Bên cạnh đó, sau khóa học nhóm nghiên

cứu tiến hành thu thập thêm các thông tin về quá trình ứng dụng bằng chứng

sau khóa học tại thời điểm T3 và T8.

* Các biến số chính

- Biến số phụ thuộc: niềm tin về EBP và ứng dụng bằng chứng.

- Biến số độc lập: đã từng thấy thầy cô và nhân viên y tế sử dụng EBP,

nhận định EBP là tiêu chuẩn phát triển nghề nghiệp, đã tùng sử dụng

UpToDate, tần số truy cập và sử dụng UpToDate – Ecademy – GRADEpro,

số lần tìm kiếm bằng chứng thích họp với câu hỏi PICOT, số lần thay đổi từ

khóa tìm kiếm trong quá trình tìm kiếm bằng chứng, các vấn đề lâm sàng sử

dụng để xây dựng câu hỏi PICOT và tìm kiếm bằng chứng, nguồn thông tin

sử dụng để xây dựng câu hỏi PICOT, yếu tố cản trở.

- Biến số nền: giới tính, tuổi, năm học, xếp loại học lực.

2.5. Phương pháp phân tích số liệu: số liệu thu thập sẽ được mã hóa, phân

tích bằng phần STATA 14.2.

Biến số định lượng: tuổi, niềm tin về EBP và ứng dụng bằng chứng được

mô tả dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn.

Biến số nhị giá và biến số thứ tự: giới tính, năm học, xếp loại học lực, đã

từng thấy thầy cô và nhân viên y tế sử dụng EBP, nhận định EBP là tiêu

chuẩn phát triển nghề nghiệp, sử dụng UpToDate trước thời điểm tham gia

khóa học, tần số truy cập và sử dụng UpToDate – Ecademy – GRADEpro, số

lần tìm kiếm bằng chứng thích họp với câu hỏi PICOT, số lần thay đổi từ

khóa tìm kiếm trong quá trình tìm kiếm bằng chứng, các yếu tố cản trở, nguồn

thông tin sử dụng để xây dựng câu hỏi PICOT được mô tả dưới dạng tần số và

tỉ lệ phần trăm.

Các phép kiểm Mantel Haenszel Chi square, ANOVA with repeated

measures, t-test, ANOVA được sử dụng trong nghiên cứu để phân tích số liệu.

Sử dụng khoảng tin cậy 95%, giá trị p <0,05 được xem như là có ý nghĩa

thống kê.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Mức độ nhận thức của sinh viên thông qua thang đo niềm tin và ứng dụng

của sinh viên điều dưỡng về EBP thay đổi theo hướng tích cực, trong đó sau

khóa học sinh viên tự tin hơn trong việc ứng dụng EBP với T0=62,89 ± 12,04,

T1=67,24 ± 15,02, T3=71,19 ± 11,16, T8=71,09 ± 9,43. Tương tự đối với ứng

dụng EBP, T0=9,28 ± 8,19, T1=13,89 ± 8,66, T3=17,37 ± 9,19, T8=19,83 ±

8,28. Sự thay đổi của niềm tin và ứng dụng qua các thời điểm đánh giá có ý

nghĩa thống kê (p<0,05).

3.2. Các yếu tố liên quan và cản trở đến sự thay đổi nhận thức của sinh

viên

Qúa trình ứng dụng EBP của sinh viên bao gồm: đa số truy cập

UpToDate, Ecademy và GRADEpro với tần suất 1 – 3 lần/tuần và thỉnh

thoảng sử dụng quyển tài liệu hướng dẫn EBP. Sinh viên xây dựng câu hỏi

PICOT trên 4 câu, đa số tìm kiếm bằng chứng và thay đổi từ khóa 1 – 3 lần.

51% sinh viên sử dụng thông tin từ người bệnh để xây dựng câu hỏi PICOT,

Đối với niềm tin khả năng ứng dụng bằng chứng, các yếu tố có sự khác

biệt về điểm số bao gồm: nhận định EBP là tiêu chuẩn phát triển nghề nghiệp,

sử dụng quyển tài liệu EBP. Đối với ứng dụng bằng chứng sau khóa học, các

yếu tố có sự khác biệt bao gồm số lần thay đổi từ khóa tìm kiếm và số lần tìm

bằng chứng thích hợp, tần suất sử dụng GRADEpro và học lực.

Các yếu tố cản trở phổ biến bao gồm: hạn chế về ngôn ngữ, khó khăn

trong việc đọc và phân tích chứng cứ, khó khăn trong việc truy cập cơ sở dữ

liệu, thiếu kĩ năng tìm kiếm chứng cứ, hạn chế truy cập các nguồn dữ liệu do

khả năng tài chính, nguồn tài nguyên tại thư viện hạn chế, thiếu kinh nghiệm

lâm sàng và khả năng nhận định nhu cầu người bệnh, không đủ thời gian.

4. Kết luận

Kết quả cho thấy mức độ nhận thức của sinh viên thông qua thang đo

niềm tin và ứng dụng của sinh viên điều dưỡng về EBP thay đổi theo hướng

tích cực, Sự thay đổi của niềm tin và ứng dụng qua các thời điểm đánh giá có

ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Các yếu tố liên quan bao gồm: đối với niềm tin khả năng ứng dụng bằng

chứng, các yếu tố có sự khác biệt về điểm số bao gồm: nhận định EBP là tiêu

chuẩn phát triển nghề nghiệp, sử dụng quyển tài liệu EBP. Đối với ứng dụng

bằng chứng sau khóa học, các yếu tố có sự khác biệt bao gồm số lần thay đổi

từ khóa tìm kiếm và số lần tìm bằng chứng thích hợp, tần suất sử dụng

GRADEpro và học lực.

Các yếu tố khó khăn phổ biến bao gồm: hạn chế về ngôn ngữ, khó khăn

trong việc đọc và phân tích chứng cứ, khó khăn trong việc truy cập cơ sở dữ

liệu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!