Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến con người đà nẵng hiện nay.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN CON NGƯỜI ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Đức Tâm
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Minh Thủy
Lớp : 09 SGC
Đà Nẵng, 05/2013
1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy
cô giáo của khoa Giáo dục Chính trị trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng và các thầy cô của trường Đại học Kinh tế
Đà Nẵng đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài.
Đặc biệt hơn, tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ của Thạc sĩ Lê Đức Tâm.
Lời cảm ơn tới các thành viên lớp 09SGC – khoa
Giáo dục chính trị, lòng biết ơn đến với gia đình, người
thân đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thi ̣Minh Thủy
MUC L ̣ UC̣
A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .........................................................................4
3.1. Mục đích:.............................................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ .............................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................4
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của đề tài............................................4
6. Đóng góp mới của đề tài .......................................................................................5
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài................................................................5
8. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................6
Chương 1: NHÂN SINH QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ...........6
1.1. Nhân sinh quan...................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm nhân sinh quan .............................................................................6
1.1.2. Một số quan niệm về nhân sinh quan trong lịch sử triết học......................6
1.1.2.1.Quan niệm về nhân sinh trong lịch sử triết học phương Đông...................6
1.1.2.2. Quan niệm về nhân sinh trong lịch sử triết học phương Tây.....................9
1.2. Nhân sinh quan trong triết học phật giáo......................................................12
1.2.1. Vài nét về sự hình thành nhân sinh quan Phật giáo và quá trình du nhập
nhân sinh quan Phật giáo vào Việt Nam...............................................................12
1.2.1.1. Vài nét về sự hình thành nhân sinh quan Phật giáo ................................12
1.2.1.2. Quá trình du nhập của nhân sinh quan Phật giáo vào Việt Nam............16
1.2.2. Nội dung của nhân sinh quan Phật giáo và vai trò của nhân sinh quan
Phật giáo...................................................................................................................28
1.2.2.1. Nội dung nhân sinh quan Phật giáo ..........................................................28
1.2.2.2. Vai trò nhân sinh quan Phật giáo ..............................................................39
Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN CON
NGƯỜI ĐÀ NẴNG HIỆN NAY ............................................................................45
2.1. Vài nét khái quát về Đà Nẵng và con người Đà Nẵng ..................................45
2.1.1. Khái quát chung về Đà Nẵng .......................................................................45
2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên...................................................................45
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: ..........................................................................46
2.1.2. Con người Đà nẵng và tình hình Phật giáo ở Đà Nẵng hiện nay..............48
2.1.2.1. Vài nét về con người Đà Nẵng ...................................................................48
2.1.2.2.Tình hình Phật giáo ở Đà Nẵng hiện nay ..................................................51
2.2. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo ở Đà Nẵng trước và sau năm
1975...........................................................................................................................55
2.2.1.Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Đà Nẵng .......................55
2.2.2. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến con người Đà Nẵng ........57
2.2.2.1 Thời kỳ trước năm 1975...............................................................................57
2.2.2.2. Thời kỳ sau năm 1975.................................................................................59
2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến người Đà Nẵng
hiện nay ....................................................................................................................66
2.3.1.Cở sở hình thành giải pháp ...........................................................................66
2.3.2.Giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến người Đà Nẵng hiện nay ..........67
C. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................72
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................74
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ
VI TCN ở miền Bắc Ấn Độ. Đạo Phật là một tôn giáo lớn của thế giới được xây
dựng trên cơ sở cuộc đời và tư tưởng triết học của Thích Ca Mâu Ni. Nội dung cơ
bản của Phật giáo là triết lý nhân sinh quan về nỗi khổ của con người và cách tu
luyện để diệt khổ, giải thoát khỏi khiếp luân hồi. Cứu vớt và giải thoát con người
luôn là mục đích và nội dung của nhân sinh quan triết học Phật giáo. Đây cũng là lý
do để Đạo Phật trở thành một tôn giáo lớn và tồn tại cho đến ngày nay.
Trải qua suốt chiều dài lịch sử gần 20 thế kỷ du nhập vào Việt Nam, Phật giáo
trở thành một trong những tôn giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống
tâm linh của người Việt. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt đã chứng
minh Phật giáo luôn đồng hành, đồng cam cộng khổ, gắn liền với sự thăng trầm của
lịch sử dân tộc. Phật giáo lấy từ bi và trí tuệ làm nền tảng giáo lý, lấy an lạc, giải
thoát làm cứu cánh, tinh thần từ duyên bất biến, vô ngã vị tha làm phương thức
hoằng dương. Phật giáo hướng con người đến chân – thiện – mĩ. Chính vì vậy, Phật
giáo luôn lấy lợi ích dân tộc làm phương châm hành đạo [31/5].
Những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo luôn biến đổi trải qua những
chặng đường trong lịch sử. Đặc biệt, từ khi công cuộc đổi mới chuyển từ cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có
sự quản lý của nhà nước diễn ra trên đất nước ta, thì sự biến đổi của ảnh hưởng
nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam càng diễn ra
khá rõ nét và có những biểu hiện mới. Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng
không nằm ngoài quy luật đó.
Trong lịch sử - địa lí của dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một
thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam, mà còn là một địa danh gắn liền với
công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước. Thành phố Đà Nẵng phía
bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của cả
nước. Phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, một tỉnh có những địa danh du lịch
2
nỗi tiếng, nơi đây cũng có Trường trung học Phật giáo (Tam Kỳ). Phía đông giáp
biển Đông. Trung tâm thành phố Đà Nẵng cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc,
cách thành phố Hồ Chí Minh 967km về phía Nam, cách thành phố Huế 108 km về
hướng Tây Bắc. Với những thuận lợi về vị trí địa lí, Phật giáo đã được du nhập vào
Đà Nẵng khá sớm, khoảng thế kỉ thứ XV. Phật giáo là tổ chức tôn giáo lớn nhất,
gồm 03 hệ phái: Bắc Tông, Nam Tông và hệ phái Khất sĩ, với 102 cơ sở thờ tự (100
chùa và 02 tịnh xá), chiếm 55,4 % trong tổng số cơ sở thờ tự; 120.680 tín đồ, chiếm
67% trong tổng số tín đồ; và có 613 chức sắc, chiếm 61,3 % tổng số chức sắc các
tôn giáo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [11]. Hiện nay nhiều chùa
được trùng tu, sữa chữa và xây mới khang trang, phù hợp với việc chỉnh trang đô thị
của thành phố.
Nhận thấy được tầm quan trọng về sự hiện diện của nhân sinh quan Phật giáo
không chỉ trong lối sống mà cả trên lĩnh vực chính trị, xã hội, và thực tiễn đa dạng,
phức tạp của hoạt động tôn giáo trên địa bàn Đà Nẵng, nên em chọn đề tài ‘‘Nhân
sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến con người Đà Nẵng hiện nay’’làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phật giáo, về triết lý
nhân sinh quan trong Phật giáo và đạt những kết quả đáng trân trọng như :
Trong ‘‘Văn hóa Phật giáo và lối sống người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc
Bộ’’ của Nguyễn Thị Bảy đã chỉ rõ : Phật giáo tuy có suy vi nhưng không bao giờ
phai tàn trong đời sống văn hóa người Việt.
Trong ‘‘Việt Nam Phật giáo sử luận’’ gồm 3 tập của Nguyễn Lang, tác giả đã
giới thiệu khá chi tiết về lịch sử Phật giáo Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dân
tộc, cũng khái quát được một số đóng góp của Phật giáo từng thời kì lịch sử dân tộc
với văn học, nghệ thuật, giáo dục, chính trị, quân sự, văn hóa... Trong đó đã ít nhiều
đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa tinh thần người Việt Nam
trong lịch sử dân tộc Việt Nam một cách tự nhiên như ‘’nước thấm lòng đất ’’.
Trong‘‘Lịch sử Phật giáo Việt Nam’’ của Minh Chi, cho rằng người Việt đã
3
tự nguyện đến với đạo Phật, lấy cái từ bi, luân hồi, quả báo... của phật làm nguyên
tắc trong cuộc sống, trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Trong ‘‘Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo’’ của Thích Tâm Thiện. Tác phẩm
này tác giả đã lấy duyên sinh – vô ngã là điểm trung tâm để nghiên cứu nhân sinh
quan Phật giáo. Từ bản thể luận, nhận thức luận tác giả dẫn độc giả đi qua khung
cảnh lịch sử xã hội và triết học Ấn Độ, bốn thời kì kết tập kinh điển Phật giáo rồi
lần lượt giới hiệu những hình thức trình bày về duyên sinh vô ngã qua các thời kì
trong các bộ kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Già... để cuối cùng giúp độc giả
nhận diện trong sự đối chiếu với các học thuyết triết học, thấy được vị trí và giá trị
của Phật giáo với những nguyên lý và nền tảng của Phật giáo. Tác giả đã trình bày
vấn đề trên cả hai phương diện lịch sử và tư tưởng. Nội dung tác phẩm gồm 16
chương, cung cấp khối lượng kiến thức khá đầy đủ về nhân sinh quan Phật giáo.
Trong ‘‘Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam’’ của Đặng Thị
Lan đã phản ánh một cách sâu sắc những ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đời
sống đạo đức của người Việt. Công trình này trên cơ sở khái quát một số vấn đề lý
luận khi nghiên cứu đạo đức đặt trong mối quan hệ với đạo đức tôn giáo, các phạm
trù, các giá trị của đạo đức phật giáo, đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống và
hiện đại của người Việt Nam. Công trình đã nêu bật được những giá trị ảnh hưởng
tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo. Nhìn chung dưới góc độ
tiếp cận đạo đức Phật giáo đối với đạo đức xã hội, tác giả đã rất thành công trong
việc khắc họa được một cách toàn diện nhất những ảnh hưởng của Phật giáo đến đời
sống văn hóa tinh thần người Việt Nam trên phương diện đạo đức xã hội.
Vấn đề lối sống người Huế, các tác giả : Lê Văn Hảo, Phan Ngọc, Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Tôn Thất Bình, Trịnh Cao Tưởng... đã bàn đến ở các khía cạnh cụ thể
như : ‘‘Tính cách Huế ’’, ‘‘phong cách sống người Huế ’’...
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết liên quan đến rất nhiều vấn đề nghiên cứu
được đăng tải trên các báo, Tạp chí trong nước và nước ngoài như : Tạp chí triết
học, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, Tạp chí công tác Tôn giáo, Tạp chí thông tin khoa
học xã hội,... được các học giả đánh giá cao, phần nào phản ánh những khía cạnh
4
ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam hiện nay.
Qua những công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Huế, hiện nay
chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách về nhân sinh quan Phật giáo đối với con
người Đà Nẵng. Dựa trên cơ sở kế thừa những thành quả của những tác giả đi trước
đồng thời với sự nổ lực tìm tòi, khảo sát thực tế của bản thân, luận văn đi vào tìm
hiểu nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến con nguời Đà Nẵng hiện
nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích:
Đề tài nghiên cứu của khoá luận nhằm mục đích nêu bật được ảnh hưởng của
nhân sinh quan Phật giáo đối với người Đà Nẵng trong quá khứ và hiện nay, cả mặt
tích cực và mặt tiêu cực, để qua đó, phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực
có thể có, nhằm phát huy nhân tố con người trong thời kỳ xây dựng Đà Nẵng thành
một thành phố 5 không, 3 có, thành phố đáng sống hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Trình bày một tương đối có hệ thống về nhân sinh quan Phật giáo.
Nêu khái quát ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến con người Đà
Nẵng trong quá khứ và cả hiện nay cả mặt tích cực và mặt tiêu cực có thể có.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát huy mặt tích cực trong
ảnh hướng của nhân sinh quan Phật giáo ở con người Đà Nẵng trong công cuộc xây
dựng thành phố mới hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu tập trung vào quan điểm nhân sinh của Phật giáo và ảnh
hưởng của nó đến con người Đà Nẵng thời kỳ trước năm 1975 và hiện nay.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của đề tài
a. Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa vào những cơ sở lý luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp luận của
bộ môn Tôn giáo học, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo.