Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhạc lý căn bản
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
289.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1557

Nhạc lý căn bản

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nhạc lý căn bản

1.NHẠC LÝ CĂN BẢN:(Biên soạn bởi UngThuNao -VietTabs.Net)

Các khái niệm âm nhạc:

-Cao độ : Độ cao thấp của âm thanh.

-Cường độ : Độ mạnh nhẹ của âm thanh.

-Trường độ: Độ dài ngắn của âm thanh.

a.Khuôn nhạc:

- Khuông nhạc dùng để biểu diễn các thông tin về bản nhạc.( Nhịp, Tông , nốt nhạc ...).

- Khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ song song (Đừng nhằm lẫn với dây đàn nhé các

bạn)dùng để thể hiện độ cao thấp của nốt nhạc. Giữa các dòng kẻ người ta gọi là khe nhạc.

Ngoài 5 dòng kẻ chính còn có các dòng kẻ phụ và khe nhạc phụ dùng để ghi các nốt có âm

thanh quá cao hoạc quá thấp.

- Đầu khuông nhạc có hình của khóa nhạc.

- Đầu khuông nhạc còn có hình các nốt thăng hoặc giáng gọi là dấu hóa.Dấu hóa cho ta

biết tông của bài nhạc.

- Đầu khuông nhạc còn có ký hiệu của nhịp bài hát. Ký hiệu này cho ta biết số phách và giá

trị của phách trong 1 ô nhạc.

- Ngoài ra còn có một số ký hiệu khác mà ta sẽ xem xét sau.

b.Nốt nhạc:

- Có 7 nốt nhạc cơ bản, đó là : Do , Re , Mi , Fa, Sol , La, Si. Người ta thường dùng chữ cái

để ký hiệu các nốt nhạc : C=Do, D=Re, E=Mi, F=Fa, G=Sol, A=La, B= Si.

- Các nốt này cơ bản vì chúng là 1 tập hợp có quy luật, những tập hợp nốt cao hơn hoặc

thấp hơn cũng từ quy luật đó mà ra.

- Bên cạnh các nốt cơ bản này còn có các nốt cao hơn thấp hơn nốt cơ bản một chút. Các

nốt cao hơn 1 chút được gọi là nốt thăng (#), các nốt thấp hơn 1 chút được gọi là nốt giáng

(b).

- Vị trí các nốt trên khuôn nhạc:

Vị trí nốt nhạc trên khuôn nhạc cho ta biết cao độ của nốt nhạc đó, nốt ở vị trí phía trên có

âm cao hơn nốt ở vị trí phía dưới.

- Vị trí các nốt nhạc trên cần đàn:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!