Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhạc lý căn bản 1
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nhạc lý căn bản 1
CHƯƠNG I
KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN CAO ĐỘ
1. Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA,
SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó
là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp
hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi
là bát độ).
2. Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên : đô : C, rê :
D, mi : E, fa : F, xon : G, la : A, xi : B (hiện nay B chỉ Xi giáng, còn H chỉ Xi thường). [1]
3. Ở một số nước như Trung Hoa, Nhật Bản ... người ta còn dùng số thay cho tên gọi bằng
chữ. Thí dụ : 1 : đô, 2 : rê, 3 : mi ... (1 chỉ dấu bậc I, 2 chỉ dấu bậc II, 3 chỉ dấu bậc III ..., 7
chỉ dấu bậc VII, muốn lên cao một bát độ, ta thêm dấu chấm trên con số, muốn xuống thấp
một bát độ, ta thêm dấu chấm dưới con số 1, 1 ...). Số có 1 gạch là dấu móc, dấu có một
gạch ngang là dấu trắng. Dấu không có gì là dấu đen...
Thang thất âm Đô luôn được trình bày dưới dạng 7 âm cơ bản đi liền nhau cộng thêm với
âm đầu của thang âm được lặp lại ở bát độ : Đô Rê Mi Fa Xon La Xi (Đô).
4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau.
· Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô.
· Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với
Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi.
Ta có sơ đồ :
Đô--Rê--Mi-Fa--Xon--La--Xi-Đô (mỗi gạch ngang chỉ nữa cung, nguyên cung gồm 2 nửa
cung).
Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6
nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa
cung một (ở đây chỉ mới nói đến hệ âm điều hoà do nhạc sĩ Jean-Sebastien Bach (1685-