Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguyên vật liệu tổng hợp và nghiệp vụ hạch tóan tổng hợp pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời mở đầu
Nhằm để củng cố và bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn sau 2 năm học tại trường.
Nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em tiếp xúc với thực tế trogn thời gian hai
tháng thực tập có thể nói là ngắn ngủi để tìm hiểu một chuyên đề báo cáo tốt nghiệp
với đề tài:
"HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU"
Có thể nói rằng nền kinh tế nước ta qua những thăng trầm từ nền kinh tế tập trung
chuyển sang nền kinh tế thị trường. Sự tăng trưởng mỗi ngành đều quan trọng góp
phần tăng trưởng nền kinh tế nước nhà. Trong sự thăng trầm và phát triển đó nguyên
vật liệu sẽ đóng vai trò quan trọng để góp phần tăng trưởng nền kinh tế nước nhà dựa
trên sự phát triển đó có sự quản lý của Nhà nước. Điều này chứng tỏ sự phát triển của
các công ty, doanh nghiệp phải hoà mình vào dòng thay đổi cơ chế kinh tế của đất
nước và cả thế giới. Cũng có nghĩa là giành cho mình một chỗ đứng vững chắc trước
sự cạnh tranh khắc nghiệt mà đầy hấp dẫn của một cơ chế được coi là tất yếu qua
nhiều thời đại. Thật ra đây không phải là một điều đơn giản đối với các công ty, doanh
nghiệp dù lớn hay nhỏ nhưng các công ty, doanh nghiệp thậm chí cũng như các nhà
đầu tư kinh doanh cần phải nắm bắt mọi nhu cầu cần thiết một cách kịp thời nhằm đáp
ứng đầy đủ mọi thông tin trong việc kinh doanh của công ty, doanh nghiệp mình.
Đối với công ty Cổ phần Vật tư tổng hợp thành phố Đà Nẵng chi nhánh tại tỉnh Quảng
Nam việc hạch toán Nguyên vật liệu cũng không kém phần quan trọng như các bộ
phận khác. Hạch toán nguyên vật liệu trong công trình để biết là bao nhiêu để nhà đầu
tư hay nhà cung cấp cần bao nhiêu nguyên vật liệu hay thiếu giúp cho các nhà kinh
doanh hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu trong khi xây dựng.
Với những nhận thức như vậy trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Vật tư
Tổng hợp với mong muốn được học hỏi thêm. Cho nên với năng lực của bản thân em
chọn đề tài "Hạch toán Nguyên vật liệu" làm đề tài nghiên cứu. Nội dung đề tài chia
làm 3 phần:
Phần I. Cơ sở lý luận của chuyên đề Hạch toán nguyên vật liệu.
Phần II. Thực trạng công tác hoạt động kinh doanh và công tác hạch toán nguyên vật
liệu tại Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp Đà Nẵng tại Quảng Nam.
Phần III. Những đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty Cổ
phần Vật tư Tổng hợp Đà Nẵng tại Quảng Nam.
Phần I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mọi sản phẩm vật chất đều được caúa thành từ
vật liệu, nó là yếu tố cơ bản đầu tiên không thể thiếu của quá trình sản xuất. Đất nước
bước sang giai đoạn mở cửa của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất nói
chung đều phải ra sức cạnh tranh bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp có cơ sở tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong
các doanh nghiệp xây lắp vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành được
đặc biệt quan tâm và đặc ra hàng đầu. Vì vậy hiện nay trong xây dựng cơ bản Nhà
nước quy định các công trình phải thực hiện cơ chế đấu thầu để bình chọn các nhà thầu
có đủ tư cách năng lực về mọi mặt trong quản lý và thi công để thực hiện công trình
một cách tốt nhất. Năm 2005 này cơ chế quản lý của Nhà nước sẽ đặt ra một bộ luật
riêng cho bộ xây dựng sẽ áp dụng vào tháng 7 này, có công tác quản lý trong xây dựng
sẽ tốt hơn và thất thoát trong ngành này sẽ giảm đi đáng kể so với những năm trước
đây.
Muốn đạt được điều này một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là tập trung quản lý
chặt chẽ đối với nguyên vật liệu ở tất cả các phương diện như chất lượng, giá cả... bảo
quản và sử dụng có hiệu quả hợp lý và tối ưu, tổ chức hoàn toàn tốt phù hợp với điều
kiện của công ty việc kiểm tra quản lý và hạch toán giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu
vô ích, lãng phí trong thu mua và dự trữ nâng cao được hiệu quả sản xuất.
Có thể nói rằng quản lý chặt chẽ trong quản lý nguyên vật liệu là một công cụ quan
trọng để quản lý tình hình nhập - xuất - tồn bảo quản, dự trữ, thúc đẩy kịp thời và đồng
bộ NVL cần thiết cho sản xuất và nâng cao hiệu quả sdk. Luôn tận dụng hết năng suất
máy móc thiết bị và năng lực quản lý. Người lao động tạo ra nhiều sản phẩm cho xã
hội.
Xuất phát từ nhận thức trên em đã chọn đề tài thực tập "Hạch toán nguyên vật liệu"
làm báo cáo tốt nghiệp từ đó có thể nâng cao trình độ thực tế qua kiến thức ở trường
giúp cho công việc sau khi rời khỏi ghế nhà trường.
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN NVl"
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ CỦA NVL:
1. Khái niệm: Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá
là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tư liệu lao động.
- Đối tượng lao động.
- Lao động.
2. Đặc điểm:
Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định. Trong
quá trình sản xuất kinh doanh nguyên liệu, vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị biến đổi
hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên hình thể của sản phẩm. Còn xét về mặt giá
trị nguyên vật liệu kết chuyển hết một lần vào giá thành sản phẩm.
Yêu cầu của nguyên vật liệu: trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng
cao trong tổng số tài sản lưu động, mặt khác trong tổgn chi phí và giá thành sản phẩm
tỉ trọng nguyên vật liệu chiếm đáng kể do đó việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
nguyên liệu, vật liệu trong kinh doanh là một biện pháp quan trọng để hạ giá thành sản
phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ:
Tổ chức ghi chép tính toán và phản ánh một cách trung thực chính xác và kịp thời về
số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của từng loại từng thứ vật liệu nhập kho và
xuất kho. Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản dự trữ sử dụng vật liệu, nguyên
liệu, kiểm tra tình hình xuất nhập vật liệu phát hiện ngăn ngừa và đề xuất biện pháp xử
lý vật liệu thừa thiếu ứ đọng hay kém phẩm chất. Tính toán xác định đúng giá trị vật
liệu tiêu hao cho các đối tượng sử dụng. Tham gia kiểm kê đánh giá vật liệu theo chế
độ quy định, lập báo cáo các vật tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu trong sản xuất
kinh doanh.
II. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU:
1. Phân loại nguyên vật liệu:
Để sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp phải sử dụng một khối lượng vật liệu lớn bao
gồm nhiều thứ, nhiều loại mỗi loại có tác dụng khác nhau trong quá trình sản xuất.
Trong điều kiện đó đòi hỏi doanh nghiệp phải phân loại vật liệu một cách hợp lý thì
mới tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán vật liệu.