Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình.
PREMIUM
Số trang
169
Kích thước
3.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1073

Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

------------------

Đề tài:

SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN

KÍCH THÍCH TRÍ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5-6

TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

Đà Nẵng, tháng 5/2015

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Phượng

Lớp : 11SMN2

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Mai Thị Cẩm Nhung

Lôøi caûm ôn

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục

Mầm non - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã nhiệt tình truyền đạt những

kiến thức cần thiết cho em trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin

gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo - ThS. Mai Thị Cẩm Nhung,

người đã hướng dẫn em chu đáo, tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và

hoàn thành khóa luận này.

Vì lần đầu tiên làm khóa luận tốt nghiệp, kinh nghiệm và năng lực của

bản thân có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính

mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài

được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Trần Thị Phượng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................7

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................................8

5. Giả thuyết khoa học.............................................................................................8

6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................................................8

7. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8

8. Những đóng góp của đề tài ..................................................................................9

9. Cấu trúc của đề tài ...............................................................................................9

NỘI DUNG ..........................................................................................................11

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU

THIÊN NHIÊN KÍCH THÍCH TRÍ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ

5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH......................................11

1.1. Lý luận chung về trí tưởng tượng sáng tạo .................................................11

1.1.1. Tưởng tượng................................................................................................11

1.1.2. Sáng tạo.......................................................................................................17

1.1.3. Tưởng tượng sáng tạo ..................................................................................20

1.2. Trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình.......32

1.2.1. Khái quát chung về hoạt động tạo hình của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non......32

1.2.2. Đặc điểm trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ 5-6 tuổi35

1.2.3. Ý nghĩa của việc kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong

hoạt động tạo hình .................................................................................................41

1.2.4. Mối quan hệ giữa trí tưởng tượng sáng tạo và các yếu tố tâm lý khác trong

hoạt động tạo hình của trẻ 5 – 6 tuổi......................................................................42

1.3. Lý luận về việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên kích thích trí tưởng

tượng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi.........................................................................43

1.3.1. Khái niệm nguyên vật liệu thiên nhiên.........................................................43

1.3.2. Mối quan hệ giữa việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên với việc kích thích

trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình ......................44

1.3.3. Các yêu cầu cần phải đảm bảo khi sử dụng vật liệu thiên vào hoạt động tạo

hình để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi.................................45

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1......................................................................................48

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN

NHIÊN KÍCH THÍCH TRÍ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 -6

TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON...49

2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng..................................................................49

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................49

2.3. Nội dung điều tra ..........................................................................................49

2.4. Phương pháp khảo sát..................................................................................50

2.4.1. Phương pháp quan sát..................................................................................50

2.4.2. Phương pháp điều tra bằng Anket ................................................................50

2.4.3. Phương pháp trò chuyện ..............................................................................51

2.4.4. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động tạo hình...................................51

2.4.5. Thu thập, nghiên cứu, phân tích kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình..........51

2.4.6. Xử lý số liệu bằng toán thống kê..................................................................52

2.5. Kết quả khảo sát...........................................................................................52

2.5.1. Một vài nét về đối tượng khảo sát ................................................................52

2.5.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc sử dụng các biện pháp nhằm kích

thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo

hình ở trường mầm non .........................................................................................53

2.5.3. Thực trạng các biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên nhằm kích

thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo

hình .......................................................................................................................58

2.5.3. Thực trạng mức độ trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong

hoạt động tạo hình ở trường Mầm non...................................................................63

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2......................................................................................72

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN

KÍCH THÍCH TRÍ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI

TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH ..................................................................73

3.1. Khái niệm biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên để kích thích trí

tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động tạo hình.....................73

3.2. Cơ sở để xây dựng một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên

kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình..............73

3.3. Các biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên để kích thích trí tưởng

tượng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động tạo hình...............................75

3.3.1. Tổ chức cho trẻ trực tiếp tham gia trải nghiệm ngoài trời với nguyên vật liệu

thiên nhiên nhằm giúp trẻ tự tìm kiế, thể hiện nội dung tạo hình............................75

3.3.2. Sử dụng các sản phẩm mẫu làm bằng nguyên vật liệu thiên nhiên kết hợp với

phương pháp dùng lời, quan sát giúp trẻ linh hoạt trong cách lự, tìm kiếm phương

thức tạo hình..........................................................................................................78

3.3.3. Thực hành luyện tập sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo hình theo

các chủ đề ở trường mầm non giúp trẻ cải biến các tư liệu cũ, các biểu tượng để tạo

nên hình tượng mới ...............................................................................................80

3.3.4. Sử dụng sản phẩm tạo hình từ nguyên vật liệu thiên nhiên hình thành thái độ

tích cực đối với việc ứng dụng các sản phẩm vào các hoạt động và đời sống sinh

hoạt .......................................................................................................................82

3.4. Thực nghiệm sư phạm..................................................................................85

3.3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................85

3.3.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................................85

3.3.3. Thời gian thực nghiệm.................................................................................86

3.3.4. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm ..........................................86

3.3.5. Tiến trình thực nghiệm.................................................................................86

3.3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm .....................................................................87

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3....................................................................................103

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ........................................................104

1. Kết luận...........................................................................................................104

2. Kiến nghị sư phạm...........................................................................................106

2.1. Đối với các cấp lãnh đạo...............................................................................106

2.2. Đối với giáo viên ..........................................................................................106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................107

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Đánh giá của giáo viên về mức độ biểu hiện tưởng tượng sáng tạo của trẻ

trong hoạt động tạo hình........................................................................54

Bảng 2.2: Đánh giá của giáo viên về tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động ...56

Bảng 2.3: Đánh giá của giáo viên về các yếu tố nhằm nâng cao tưởng tượng sáng

tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình.......................................................56

Bảng 2.4: Các biện pháp giáo viên sử dụng để nâng cao tưởng tượng sáng tạo của

trẻ trong hoạt động tạo hình...................................................................58

Bảng 2.5: Đánh giá của giáo viên về các biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên

nhiên kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ ...................................61

Bảng 2.6: Kết quả về mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ ...................................65

Bảng 2.7: Thực trạng mức độ trí tượng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi ở từng tiêu chí..66

Bảng 3.1: Mức độ trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động

tạo hình ở hai nhóm ĐC và TN trước khi TN.........................................87

Bảng 3.2: Mức độ trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của hai nhóm

ĐC và TN trước khi tiến hành TN qua từng tiêu chí ..............................89

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ ở nhóm ĐC và TN

sau khi TN.............................................................................................91

Bảng 3.4: Mức độ trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ ở nhóm ĐC và TN sau TN qua

từng tiêu chí ..........................................................................................92

Bảng 3.5: So sánh mức độ trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ ở nhóm ĐC lúc TTN và

STN.......................................................................................................95

Bảng 3.6: Mức độ trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của nhóm

ĐC TTN và STN ...................................................................................96

Bảng 3.7: So sánh mức độ trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ ở nhóm TN lúc TTN và

STN.......................................................................................................97

Bảng 3.8: Mức độ trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của nhóm

TN TTN và STN ...................................................................................99

Bảng 3.9: Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ trí tưởng tượng sáng tạo của

trẻ ở nhóm ĐC trước và sau TN tác động ............................................101

Bảng 3.10: Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ trí tưởng tượng sáng tạo của

trẻ ở nhóm TN trước và sau TN tác động.............................................102

Bảng 3.11: Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ trí tưởng tượng sáng tạo của

trẻ ở hai nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm tác động:...........................102

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi ...............65

Biểu đồ 2.2: Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở tiêu chí 1 .....66

Biểu đồ 2.3: Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở tiêu chí 2.......67

Biểu đồ 2.4: Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở tiêu chí 3.......68

Biểu đồ 2.5: Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở tiêu chí 4.......68

Biểu đồ 3.1: Mức độ trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm ĐC và TN

trước khi TN.....................................................................................88

Biểu đồ 3.2: Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ qua việc sử dụng nguyên vật liệu thiên

nhiên trong hoạt động tạo hình ở nhóm ĐC và nhóm TMN sau TN: .........92

Biểu đồ 3.3: Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ của hai nhóm ĐC và TN sau khi

TN ở tiêu chí 1 .................................................................................93

Biểu đồ 3.4: Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ của hai nhóm ĐC và TN sau khi

TN ở tiêu chí 2 .................................................................................94

Biểu đồ 3.5: Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ của hai nhóm ĐC và TN sau khi

TN ở tiêu chí 3 .................................................................................94

Biểu đồ 3.6: Mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ của hai nhóm ĐC và TN sau khi

TN ở tiêu chí 4 .................................................................................95

Biểu đồ 3.7: Mức độ trí tưởng tượng của trẻ ở nhóm ĐC TTN và STN .................96

Biểu đồ 3.8: Mức độ trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở nhóm

TN TTN và STN ..............................................................................98

Biểu đồ 3.9: So sánh mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ nhóm TN trước và sau

TN ở tiêu chí 1 ...............................................................................100

Biểu đồ 3.10: So sánh mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ nhóm TN trước và sau

TN ở tiêu chí 2 ...............................................................................100

Biểu đồ 3.11: So sánh mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ nhóm TN trước và sau

TN ở tiêu chí 3 ...............................................................................100

Biểu đồ 3.12: So sánh mức độ tưởng tượng sáng tạo của trẻ nhóm TN trước và sau

TN ở tiêu chí 4 ...............................................................................101

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ Viết tắt

Đối chứng : ĐC

Giáo viên : GV

Hoạt động tạo hình : HĐTH

Mầm non : MN

Sau thực nghiệm : STN

Thực nghiệm : TN

Trước thực nghiệm : TTN

Tưởng tượng sáng tạo : TTST

Tỷ lệ phần trăm : %

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thế giới đang bước vào thời kỳ văn minh của trí tuệ. Sự sáng tạo của con

người đã mang đến cho xã hội những giá trị vật chất và tinh thần rất phong phú.

Tính sáng tạo được coi là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu được của

người lao động mới. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong quá trình giáo

dục. “Mục tiêu phát triển của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể

chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,

chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1” [34; tr5]. Sự hình thành và phát triển các thuộc tính

tâm lý nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở,

nền móng cho sự phát triển tâm lý, khả năng sáng tạo của trẻ sau này.

Chúng ta đang sống trong “kỷ nguyên của thông tin”, ý tưởng là bánh xe của

tiến bộ. Ý tưởng là kết quả của nhiều yếu tố trong đó có hoạt động nhận thức. Mà

trong hoạt động nhận thức chúng ta không thể không kể đến vai trò của tưởng

tượng. Nó là một trong những chức năng quan trọng nhất và luôn có mặt trong mọi

hoạt động và giao tiếp của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật, trí

tưởng tượng và sáng tạo đóng vai trò chủ đạo, quyết định đến năng lực của người

nghệ sĩ.

Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài

người. Nó đòi hỏi con người phải không ngừng sáng tạo. Muốn đạt hiệu quả cao

trong sáng tạo đòi hỏi phải bồi dưỡng khả năng tưởng tượng sáng tạo cho con người

ngay từ khi còn rất nhỏ. Chúng ta có thể thấy ở trẻ sớm sở hữu một trí tưởng tượng

khá phong phú, nhu cầu tưởng tượng sáng tạo của trẻ thì ngày càng tăng lên, trẻ

liên tục tham gia vào trò chơi đóng vai, sử dụng những vật thay thế để làm “công cụ

mô phỏng” những công việc của người lớn. Chính vì vậy óc tưởng tượng sáng tạo

cần được hình thành và nuôi dưỡng từ nhỏ. Dựa vào những tiềm năng tưởng tượng

đã có, cô giáo cần biết khuyến khích và giáo dục ngay từ nhỏ trong môi trường cởi

mở, tiềm năng này mới trở thành năng lực thực sự trong cuộc sống. Hoạt động tạo

hình là một hoạt động không thể thiếu ở lứa tuổi mầm non nhằm giáo dục thẩm mỹ,

góp phần vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Đối với sự phát

triển nhận thức của trẻ em, hoạt động tạo hình có thể coi như một trong những hoạt

động tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng

2

tạo cho trẻ.

Ở trường Mầm non, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được tham gia vào rất nhiều các

dạng hoạt động phong phú. Trong đó hoạt động có khả năng rèn luyện óc tưởng

tượng sáng tạo tốt nhất là hoạt động tạo hình vì hoạt động này đòi hỏi trẻ phải huy

động một cách tích cực những biểu tượng và vốn hiểu biết của mình để tạo nên sản

phẩm tạo hình. Việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên sẽ góp phần kích thích trí

tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Những vật liệu ấy uyển chuyển, linh động, không có

một khuôn mẫu sẵn. Nó luôn kích thích trẻ phải độc lập tư duy, tích cực sáng tạo

của trẻ nhờ đó mà các sản phẩm tạo hình của trẻ được mở rộng và đa dạng hơn.

Những vật liệu ấy dễ dàng tìm ở bất cứ nơi nào, quen thuộc với cuộc sống xung

quanh trẻ, vừa an toàn lại vừa mang tính thẩm mỹ cao. Nó đồng thời góp phần tiết

kiệm kinh phí mua sắm nguyên vật liệu, đồng thời có hiệu quả trong việc giáo dục

bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả chăm sóc và giáo dục trẻ.

Trong những năm gần đây, giáo viên sử dụng những nguyên vật liệu để làm

đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng nó cho trẻ trực tiếp trải nghiệm để

kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ ở trường mầm non lại ít áp dụng và hầu

như không có.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Sử dụng

nguyên vật liệu thiên nhiên kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi

thông qua hoạt động tạo hình” nhằm nghiên cứu nhận thức của giáo viên cũng như

thực trạng khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi. Từ đó đề xuất những

biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo

của trẻ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Trên thế giới

Tưởng tượng được nghiên cứu từ khá lâu, đầu thế kỷ XX nhà Tâm lý học

người Pháp T.Ribot đã xem xét tưởng tượng như một quá trình xây dựng biểu tượng

mới từ những cái gì đã có từ trước (xây dựng cái mới trên cơ sở cái cũ). Ông cho

rằng nên nghiên cứu tưởng tượng trong một thể thống nhất của hai yếu tố cảm xúc

và trí tuệ. T.Ribot đánh giá rất cao vai trò của tưởng tượng trong cuộc sống, ông

khẳng định tuyệt đại đa số phát minh trước khi đi vào hiện thực đều đi qua các giai

đoạn tưởng tượng. Ông cũng đưa ra một biểu đồ miêu tả một cách tượng trưng đặc

điểm phát triển của biểu tượng ở các lứa tuổi khác nhau. Khi so sánh trí tưởng

tượng của trẻ em và người lớn, ông cho rằng trí tưởng tượng của trẻ em ngang hàng

3

với trí tưởng tượng của người lớn về tính chất thực tại của các yếu tố mà từ đó trí

tưởng tượng được xây dựng nên, và cơ sở cảm xúc thật sự của trí tưởng tượng của

trẻ em cũng biểu hiện mạnh mẽ như ở người lớn nhưng còn tính chất những kết hợp

gắn với tài liệu, chất lượng và sự đa dạng của những kết hợp ấy ở trẻ em không

bằng người lớn và phải phát triển dần cùng với năm tháng, đứa bé tin vào sản phẩm

của trí tưởng tượng của nó nhiều và rất ít kiểm tra nó. Với câu hỏi: “Hoạt động

tưởng tượng có phụ thuộc vào năng khiếu không?” Thì ông cho rằng nền sáng tạo

là quá trình xây dựng nên cái mới, thì sáng tạo là lĩnh vực của tất cả mọi người ở

mức độ này hay mức độ khác, nó chính là người bạn đồng hành bình thường và

thường xuyên của phát triển trẻ em. [33; tr 24]

Nhà Tâm lý học Thụy Sỹ, Jean Piaget khi nghiên cứu về các chức năng ký

hiệu, ông chỉ ra rằng những hình ảnh của tưởng tượng không chỉ là sự sao chép hiện

thực một cách đơn thuần mà đó là sự sao chép một cách tích cực những bức tranh tri

giác. [33; tr 25]

Một số tác giả người Đức như Vinhem Serer, Muyle Phraienphen đã đánh

đồng trí nhớ và tưởng tượng. Nhằm mục đích phản bác lại quan điểm xem tưởng

tượng là yếu tố không thể nhận biết được, là yếu tố độc quyền của thiên tài sáng tạo.

Các tác giả này chứng minh rằng tưởng tượng là một hiện tượng đơn giản và phổ

biến thông qua việc coi các hình ảnh của trí nhớ là sự thể hiện thực sự của tưởng

tượng. Serer từng tuyên bố: “Tôi thiên về phía từa nhận rằng, trí nhớ và tưởng

tượng chẳng qua là một mà thôi, đấy là khả năng gợi lại các biểu tượng cũ”.

Sigmund Freud (1856-1939) là nhà Tâm lý học nghiên cứu rất nhiều về giấc

mơ nên cũng quan tâm đến tưởng tượng. Tuy nhiên, ông lý giải cũng như các hiện

tượng tâm lý khác, tưởng tượng có nguồn gốc từ sự dồn nén các bản năng tính dục

khi chúng không được thỏa mãn. Tưởng tượng xuất hiện rất nhiều trong vô thức

giúp thỏa mãn dục vong. Ông cho rằng chức năng cơ bản của tưởng tượng là bảo vệ

“cái tôi”, điều hòa những cảm xúc bị dồn nén. [33; tr 25]

L.X.Vưgotxki với một số tác phẩm như: “Trí tưởng tượng sáng tạo của lứa

tuổi thiếu nhi”, “Tâm lý học nghệ thuật”, “Sự phát triển của chức năng tâm lý cấp

cao” đã xây dựng nên lý thuyết khá hoàn chỉnh về tưởng tượng. Theo Vưgotxki:

“Trí tưởng tượng là cơ sở của bất cứ hoạt động sáng tạo nào, biểu hiện hoàn toàn

như nhau trong mọi phương diện của đời sống văn hóa, nó làm cho mọi sáng tạo

nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật có khả năng thực hiện”. Khi nghiên cứu về tưởng

tượng sáng tạo ở trẻ ông đã chỉ ra vai trò của hứng thú đối với việc hình thành và

4

phát huy khả năng sáng tạo của trẻ em trong hoạt động tạo hình và ông đặc biệt

nhấn mạng đến nguyên tắt tự do trong hoạt động nghệ thuật. Vưgotxki: lý thuyết về

vùng phát triển gần: ông khẳng định về sự phát triển của trẻ em, phát triển khả năng

sáng tạo không thể tách rời mối quan hệ với thế giới xung quanh, xã hội. Trẻ có thể

tự kiến tạo nên hiểu biết của mình một cách rất chủ động, tích cực, sáng tạo ở trên

mức bình thường mang tinh đại trà. Mọi sự phát triển trong đó có phát triển trong

đó phát triển khả năng sáng tạo của trẻ em phải được thực hiện thông qua chính hoạt

động trong đó hoạt động vui chơi là hoạt động nền tảng để tạo nên điều đó. Sự sáng

tạo đó không thể tự mình tách ra mà cần có sự tương tác, phối hợp và cùng nhau

chia sẻ. Chính gợi ý của Vưgotxki đã gợi ý ra những hoạt động của các nhà sư

phạm hiện nay có các phương pháp giáo dục: học cộng tác, học theo dự án nhóm là

hình thức học có thể đẩy người học tới vùng phát triển gần nhất. Trong cuốn : “Trí

tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu niên” ông cũng đưa ra quan niệm: “Chúng

ta gọi hoạt động sáng tạo là bất cứ hoạt động nào của con người ta tạo ra được một

cái gì mới, kể rằng cái được tạo ra ấy là một vật của thế giới bên ngoài hay một cấu

tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình cảm chỉ sống và biểu lộ trong bản thân con người”.

[33; tr25-27]

Nhà Tâm lý học E.P.Torrance đã soạn thảo ra một số Test về tưởng tượng và

tưởng tượng sáng tạo rất có giá trị, được sử dụng đến ngày nay. Test tưởng tượng và

tưởng tượng sáng tạo của Torrance được dung cho nhiều độ tuổi khác nhau từ trẻ

mầm non đến người trưởng thành, đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: tính linh hoạt, tính

nhanh nhạy, tính độc đáo, tính tỉ mĩ.

Các nhà tâm lý học hành vi đánh giá cao vai trò của ảnh hưởng bên ngoài đối

với sự phát triển của trẻ song vẫn còn những hạn chế khi xem kết quả hoạt động

tưởng tượng sáng tạo là phản ứng thụ động của trẻ với những kích thích từ bên

ngoài môi trường.

Các nhà tâm lý học cấu trúc có những đánh giá đúng đắn về vài trò của tri

giác nhưng còn hạn chế khi lý giải hoạt động tưởng tượng sáng tạo bằng quy luật

“bừng sáng” của cấu trúc tiền định trong não. Tính tích cực hoạt động của con

người bị đưa vào hàng thứ yếu trong khi tính sinh vật lại được đưa lên giữ vai trò

quyết định.

Những nghiên cứu của N.P.Xaculina đã chỉ ra vai trò của quan sát trong tạo

hình và tìm ra phương pháp hướng dẫn quan sát trong mối liên hệ với hoạt động tạo

hình. Theo tác giả này, việc làm giàu kinh nghiệm cho trẻ là nguồn gốc quan trọng

5

đối với sự phát triển tưởng tượng của trẻ. Tập thể các tác giả N.P.Xaculina,

N.A.Vetlugina, N.X.Kapunxkaia, V.A.Ezkeeva, I.L.Bzergiexki, T.T.Kazakova đã

vạch ra chương trình, phương pháp, nội dung giáo dục nghệ thuật trong các giờ học.

Các tác giả như A.N.Leonchiev, A.V.Giaporozet, B.M.Chevlov…đã khẳng

định vai trò chủ đạo của chương trình giáo dục, dạy học và ý nghĩa của hoạt động sư

phạm trong sự phát triển khả năng tưởng tượng của trẻ nhỏ. Ngày nay không chỉ ở

Liên Xô mà nhiều tác giả ở nhiều nước khác có các công trình nghiên cứu đã quan

tâm đến sự phát triển khả năng tưởng tượng cũng như khả năng sáng tạo của trẻ như

S.teintanova (Bungari), R.Muller, G.Resel (Đức), Xuzuki Xezo và Xinxaku Tada

(Nhật), R.soka (Pháp), E.Kramer và B.Jefferson (Mỹ)… Các tác giả trên đều có

quan điểm chung là coi trọng vai trò hoạt động tích cực của bản thân trẻ trong quá

trình phát triển nói chung cũng như vai trò của tác động sư phạm trong hoạt động

tạo hình nói riêng. [33; tr28]

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nhà Tâm lý học cũng nói đến trí tưởng tượng

sáng tạo như Sigmund Freud, Jean Piaget,… Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều

khẳng và định rằng trong hoạt động tạo hình của trẻ mầm non đều có sự sáng tạo và

đó là một hiện tượng xã hội. Một số đông tác giả cho rằng: Khả năng sáng tạo trong

hoạt động tạo hình của trẻ không kém gì người lớn và thậm chí có nhiều tác giả còn

nói rằng sự sáng tạo này xuất hiện ở mỗi trẻ em.

Nhìn chung, nghiên cứu về tưởng tượng đã được nghiên cứu từ khá lâu, và

ngày nay tưởng tượng sáng tạo đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà Tâm

lý học và các nhà Giáo dục học trên Thế giới.

2.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về Tâm lý học trẻ em, vấn đề tưởng tượng, nhất

là tưởng tượng sáng tạo ở trẻ mầm non được quan tâm. Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết,

Ngô Công Hoàn, Mai Nguyệt Nga… đã đưa ra các đặc điểm tưởng tượng của trẻ

qua các độ tuổi ở trẻ mầm non và các biện pháp phát triển trí tưởng tượng sáng tạo

ở tạo ở trẻ em.

Năm 1990, tác giả Đỗ Thuật đã có đề tài nghiên cứu “Hình thành phương

pháp phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu vẽ cho học sinh phổ thông”. Trong đề tài

của mình, Đỗ Thuật chủ yếu đề cập đến phương pháp phát triển năng khiếu vẽ cho

học sinh lứa tuổi tiểu học. Tác giả không đi sâu nghiên cứu sự phát triển tưởng

tượng sáng tạo qua hoạt động vẽ của trẻ ở lứa tuổi này.[23; tr15]

Thực tế giáo viên ở một số trường MN thực hiện các chương trình giáo dục

6

thẩm mỹ, giáo dục nghệ thuật còn tồn tại những hạn chế, thậm chí có những kết quả

tiêu cực trong việc phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo, cụ thể là khả năng

sáng tạo nói chung và sáng tạo nghệ thuật nói riêng ở trẻ. Nắm bắt được tình hình

này, năm 1996 tác giả Nguyễn Thanh Thuỷ đã nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của

tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi” nhằm chứng

minh vai trò của tri giác đối với sự phát triển tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong

hoạt động vẽ. [24; tr26]

Nhà tâm lý Nguyễn Ánh Tuyết nhấn mạnh sự cần thiết của việc giáo dục,

hướng dẫn trẻ em trong lĩnh vực tạo hình sao cho trẻ thể hiện được tính hồn nhiên,

thơ ngây, ngộ nghĩnh trong sản phẩm của mình mà vẫn nâng cao hiểu biết về cách

nhìn, cách cảm và kỹ năng thể hiện của trẻ.

Năm 1998, tác giả Trương Thị Bích Hà đã có đề tài nghiên cứu “Tưởng

tượng sáng tạo hành động của sinh viên khoa diễn viên trường đại học Sân khấu -

điện ảnh Việt Nam”. Trong đề tài của mình, tác giả đã đi sâu nghiên cứu thực trạng

tưởng tượng sáng tạo của sinh viên khoa diễn viên trường đại học Sân khấu - điện

ảnh.

Một số công trình nghiên cứu về việc nâng cao khả năng sáng tạo, tưởng

tượng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ mầm non với các tác giả như:

Tác giả Lê Thanh Thủy với đề tài: “Sự phát triển trí tưởng tượng sáng tạo

của trẻ em trong hoạt động tạo hình” đã đưa ra kết luận rằng cách thức tổ chức hoạt

động tạo hình sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự xuất hiện và trí tưởng tượng sáng tạo

của trẻ em. Nếu biết cách phối hợp một cách hợp lý giữa các bài tập tạo hình theo

mẫu với các bài tập tạo hình tự do, khéo léo nâng dần yêu cầu sáng tạo từ hình thức

tạo hình theo đề tài bắt buộc đến hình thức theo đề tài tự do, các nhà sư phạm có thể

từng bước khơi dậy, phát triển tính tích cực của tư duy sáng tạo và tưởng tượng

sáng tạo. Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của tri giác đến khả năng

tạo hình của trẻ mẫu giáo, đã đưa ra một số biện pháp tổ chức quá trình tri giác cho

trẻ. [33; tr 33-34]

Tác giả Lê Thị Kim Thanh trong đề tài: “Nghiên cứu một số biểu hiện tưởng

tượng của trẻ mẫu giáo”, tác giả đưa ra một hệ thống các bài tập thực nghiệm về

xếp hình, vẽ tranh, kể chuyện để bộc lộ các đặc điểm tưởng tượng của mình. Kết

quả cho thấy khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ còn nhiều hạn chế, việc tăng

cường vốn sống, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết.

Tác giả Mai Thị Khánh Tú với đề tài: “Một số biện pháp phát triển trí tưởng

7

tượng sáng tạo của trẻ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vẽ” đã đưa ra một

hệ thống các biện pháp như cung cấp biểu tượng thế giới xung quanh, hình thành

long say mê, ham thích được tham gia hoạt động tạo hình.

Vấn đề giáo dục nghệ thuật – giáo dục thẩm mỹ cũng được các nhà giáo dục

quan tâm nghiên cứu như Đặng Thành Hưng, Nguyễn Quốc Toàn. Khi nghiên cứu

về hoạt động tạo hình của trẻ mầm non, với đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng

cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình”, tác giả Phan

Việt Hoa cũng chỉ ra con đường nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu

giáo thông qua hoạt động tạo hình. [33; tr35]

Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc qua đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú

cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động vẽ bằng thuốc màu” đã đưa ra một số biện pháp tạo

hứng thú cho trẻ như tận dụng môi trường tự nhiên – xã hội để gây cảm xúc, hứng

thú và làm giàu vốn biểu tượng phong phú về đối tượng tạo hình, tập cho trẻ biết sử

dụng màu sắc như là phương tiện truyền cảm của bức tranh, sử dụng đa dạng về

hình thức của giấy vẽ, sử dụng trò chơi và tạo mối quan hệ giữa cô và trẻ. [33; tr36]

Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, nhất là độ tuổi 5-6 tuổi, việc nâng cao mức độ

tưởng tượng sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động tạo hình là vấn đề mang ý nghĩa

thực tiễn cao. Trẻ phải được sống trong môi trường, được hướng dẫn, tổ chức các

hoạt động và được thể hiện những ước mơ, suy nghĩ của mình một cách sáng tạo.

Đó cũng là một góp phần nho nhỏ trong công cuộc góp phần xây dựng thế hệ tương

lai cho đất nước.

Tóm lại, tưởng tượng sáng tạo của con người được nghiên cứu từ rất lâu, và

ngày nay trí tưởng tượng sáng tạo đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà

Tâm lý học trong và ngoài nước. Các nhà nghiên cứu đều thấy được vai trò của hoạt

động tạo hình đối với sự phát triển của trẻ, đều quan tâm đến việc tìm kiếm những

con đường có hiệu quả nhất để nâng cao khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ, đề

cao vai trò hướng dẫn của người lớn trong việc giúp trẻ tiếp thu các kiến thức và kỹ

năng tạo hình. Bên cạnh đó, các tác giả đã và đang đi sâu nghiên cứu khả năng

tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ mẫu

giáo lớn 5 – 6 tuổi nói riêng. Từ đó có những biện pháp phù hợp kích thích trí tưởng

tượng sáng tạo của trẻ.

3. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu lý luận và thực tiễn về trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ

5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình. Từ đó đề xuất một số biện pháp sử dụng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!