Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguyễn Trãi – Bậc vĩ nhân hoàn chỉnh
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
97.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1257

Nguyễn Trãi – Bậc vĩ nhân hoàn chỉnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phạm Thị Phương Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 195 - 198

195

NGUYỄN TRÃI – BẬC VĨ NHÂN HOÀN CHỈNH

Phạm Thị Phương Thái*

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bấy lâu nay trong cảm nhận của hậu thế, Nguyễn Trãi là bậc vĩ nhân. Nét thường nhân trong con

người ông, dường như ít được chú ý. Thực tế thì, sự vĩ đại của vĩ nhân Nguyễn Trãi không chỉ toát

lên từ phẩm chất, nhân cách, tài năng, trí tuệ của người anh hùng cứu quốc, của nhà văn hóa Đại

Việt mà còn được tỏa sáng từ lẽ sống, cách sống, những rung động, xúc cảm, khao khát rất đỗi

bình dị. Ức Trai tiên sinh là “ông tiên sống trong nhà ngọc”, nhưng đồng thời cũng là “người sống

trần thế nhất trần gian”. Đó là sự “thực hiện trọn vẹn của Nguyễn Trãi” mà hậu thế có thể nhận ra

qua Quốc âm thi tập.

Từ khóa: Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập, bậc vĩ nhân, khát vọng, con người trần thế.

Xưa nay Nguyễn Trãi mới chỉ được nhìn nhận

là một vĩ nhân với tư cách “một danh nhân

hiếm có của nước Hoàng Việt” (Nguyễn

Năng Tĩnh), “viết thư thảo hịch, giỏi hơn hết

một thời” (Lê Quý Đôn), “kinh bang hoa quốc

cổ vô tiền” (Nguyễn Mộng Tuân). Bấy lâu,

khía cạnh “thường nhân” trong con người Ức

Trai tiên sinh dường như bị khuất lấp trong

cảm quan của hậu thế. Đó là đời sống của một

con người bình thường với nét sinh hoạt giản

dị, là những rung cảm, là khát vọng tự nhiên,

chính đáng... Góc khuất rất CON NGƯỜI

trong cảm nhận của hậu thế về Nguyễn Trãi

được hiện lên chân thật, tinh tế, thẳm sâu

qua Quốc âm thi tập – tập nhật ký bằng thơ

của Người.*

Thơ Nôm của Nguyễn Trãi, phần lớn được

sáng tác vào những năm cuối đời, khi “Tuổi

đã năm mươi đầu đã bạc”. Đó là khi nhà thơ

đã trải qua chặng đường nhân sinh hơn 50

năm với bao thăng trầm, vinh quang và cay

đắng, tự hào và tiếc nuối. Chuỗi bi kịch của

bề tôi trung không được tin dùng; bi kịch của

con người khát khao cống hiến mà buộc phải

sống nhàn; bi kịch của con người cô đơn,

thiếu vắng tri âm...cùng một lúc dồn dập đến

với Nguyễn Trãi trong những năm tháng “khó

ngặt” này. Cảnh ngộ bấy giờ khiến ông chỉ có

thể trải lòng mình trên những trang thơ. Có lẽ,

chưa bao giờ con người cá nhân của Nguyễn

Trãi lại được hiện lên trọn vẹn, đầy đủ, sâu

sắc với mọi góc cạnh như ở Quốc âm thi tập.

*

Tel:0913 354944, Email: [email protected]

Từ anh hùng dân tộc bản lĩnh cứng cỏi, có

phần ngang tàng đến con người nghệ sĩ đa

sầu, đa cảm. Từ tiên ông cốt cách thanh cao

đến đến “thôn nhân” giản dị. Từ những hoài

bão lớn lao vì dân vì nước của bậc vĩ nhân

đến những rung động, khao khát tự nhiên,

chính đáng của thường nhân...

“Xênh xang làm mỗ đứa thôn nhân”

Nguyễn Trãi có hơn 10 năm làm quan dưới

triều Lê sơ. Không phải đợi đến năm 1439

“lui về đất nho thần” mà ngay những năm

tháng còn “đương quyền tướng phủ”, ông đã

chọn lối sống giản dị, thanh bần:

Quê cũ nhà ta thiếu của nào,

Rau trong nội, cá trong ao.

(Bài 35)

Chốn ở chái căn lều lá,

Mùa qua chằm bức áo sen

(Bài 143)

Ngoài mong ước làm bạn với mây ngàn, hạc

nội, thú vui của Ức Trai tiên sinh là được kết

bạn với “mấy đứa ngư tiều”, với “chúng

thằng chài”. Nhà thơ mãn nguyện với cuộc

sống của một thôn nhân “Xênh xang làm mỗ

đứa thôn nhân” (Bài 33), chẳng hề vướng bận

tục trần “Ngủ thì nằm, đói lại ăn/ Việc vàn ai

hỏi áo bô cằn” (Bài 110). Ông nhận ra niềm

vui trong công việc cuốc cày: Cuốc cày là thú

những thồn chân. Đôi khi, còn có sự hòa kết

giữa thú vui của lão nông với nhã hứng của

nghệ sĩ trong lời tâm sự của Nguyễn Trãi:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!