Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguyen thuy hang tcnhk24b
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN
HÀNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
NGUYỄN THÚY HẰNG
Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM
Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng – Bảo Hiểm
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 83.40.201
Họ tên học viên: NGUYỄN THÚY HẰNG
Người hướng dẫn: PGS.TS Đào Ngọc Tiến
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
bất kỳ tài liệu nào. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và phát triển từ các tài liệu, các công trình
nghiên cứu đã được công bố, tham khảo các giáo trình, tạp chí chuyên ngành và các
trang thông tin điện tử.
Học viên
Nguyễn Thúy Hằng
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đào Ngọc Tiến, giáo viên
hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.Tôi cũng xin chân thành
cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại Học Ngoại Thương, những người đã cung cấp
cho tôi những kiến thức nền tảng quý báu trong suốt những năm học qua.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
động viên, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất để hoàn thành luận văn.
Do khuôn khổ thời gian nghiên cứu có hạn cũng như do trình độ người viết
còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong các thầy,
cô giáo thông cảm và góp ý chân thành để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0...5
1.1. Lịch sử hình thành và các xu thế chính.....................................................5
1.1.1. Khái niệm………………………………………………………………………… 5
1.1.2. Lịch sử hình thành……………………………………………………………… 6
1.1.3. Các xu thế chính………………………………………………………………… 9
1.2. Xu thế kỹ thuật số......................................................................................11
1.2.1. Dữ liệu lớn……………………………………………………………………… 11
1.2.2. Internet kết nối vạn vật……………………………………………………….. 13
1.2.3. Trí thông minh nhân tạo……………………………………………………… 15
1.3. Một số tác động của cách mạng công nghiệp 4.0....................................16
1.3.1. Tác động tới nền kinh tế……………………………………………………… 16
1.3.2. Tác động tới các doanh nghiệp……………………………………………… 24
1.3.3. Tác động tới người dân………………………………………………………. 33
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN
HÀNG TRÊN THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠ NGCÔNG
NGHIỆP 4.0............................................................................................................37
2.1. Xu hướng phát triển ngân hàng số..........................................................37
2.1.1. Tác động của ngân hàng số đến hoạt động của các ngân hàng……… 37
2.1.2. Kinh nghiệm triển khai ngân hàng số tại một số ngân hàng………….. 41
2.2. Xu hướng sử dụng dữ liệu lớn – Big data...............................................46
2.2.1. Một số ứng dụng tiêu biểu của Big Data trong xu hướng phát triển của
các ngân hàng…………………………………………………………………………. 46
2.2.2. Triển khai ứng dụng Big Data tại một số ngân hàng…………………….. 54
2.3. Xu hướng sử dụng Internet kết nối vạn vật............................................56
2.3.1. Một số ứng dụng tiêu biểu của IoT trong xu hướng phát triển của các
ngân hàng……………………………………………………………………………… 56
2.3.2. Triển khai ứng dụng Internet kết nối vạn vật tại một số ngân hàng……. 58
2.4. Xu hướng sử dụng trí thông minh nhân tạo...........................................60
2.4.1. Một số ứng dụng tiêu biểu của AI trong xu hướng phát triển của các ngân
hàng…………………………………………………………………………………….. 60
2.4.2. Triển khai ứng dụng AI tại một số ngân hàng…………………………….. 63
2.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.........................................................67
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI NGÀNH NGÂN HÀNGVIỆT
NAM.........................................................................................................................72
3.1. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngân hàng Việt Nam 72
3.1.1. Với Ngân hàng nhà nước…………………………………………………….. 72
3.1.2. Với các tổ chức tín dụng……………………………………………………… 72
3.2. Cơ hội và thách thức với ngành ngân hàng Việt Nam...........................80
3.2.1. Cơ hội…………………………………………………………………………… 80
3.2.2. Thách thức……………………………………………………………………… 82
3.3. Một số kiến nghị để hệ thống ngân hàng phát triển và hòa nhập hiệu
quả với CMCN 4.0..................................................................................................88
3.3.1. Với Chính Phủ…………………………………………………………………. 88
3.3.2. Với Ngân hàng nhà nước…………………………………………………….. 88
3.3.3. Với các tổ chức tín dụng……………………………………………………… 90
KẾT LUẬN.............................................................................................................97
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Hình ảnh về các cuộc cách mạng công nghiệp...........................................6
Hình 1.2. Hình ảnh các xu thế chính của cuộc cách mạng công nghiệp..................10
Hình 2.1. Hình minh họa mô hình ngân hàng số......................................................38
Hình 2.2. Chiến lược số của DBS.............................................................................43
Hình 2.3. Hình ảnh ứng dụng Groceries trên tủ lạnh Samsung................................59
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê tình hình triển khai ngân hàng số đến năm 2018........................76
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng của khách hàng châu Á.....39
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ khách hàng của Ngân hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng số.......40
Biểu đồ 2.3: Thị trường phân tích dữ liệu lớn 2016.................................................47
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ các dịch vụ tài chính ứng dụng dữ liệu lớn 2016........................48
Biểu đồ 2.5: Thiết bị được kết nối IoT trên toàn thế giới từ 2015 - 2025................56
Biểu đồ 2.6: Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo và tự động hóa theo ngành năm 2016 – 201961
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ các công ty ứng dụng AI năm 2017............................................62
Biểu đồ 3.1: Số lượng các giao dịch thanh toán qua các kênh điện tử.....................75
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AI Artificial Intelligence
CMCN Cách mạng công nghiệp
CSTT Chính sách tiền tệ
IOT Internet of Things
KH&CN Khoa học và công nghệ
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTW Ngân hàng trung ương
NHTM Ngân hàng thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
TCTC Tổ chức tín dụng
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu đề tài: “Một số xu hướng phát triển của ngành ngân hàng
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với Việt Nam”.
Trước tiên, bài viết đã nêu ra cái nhìn tổng quan về cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, những xu thế chính và các tác động của nó đến nền kinh tế, hoạt
động của các doanh nghiệp và người dân.
Tại chương II, người viết tìm hiểu được tình hình xu hướng phát triển của một
số ngân hàng trên thế giới trong bối cảnh CMCN 4.0 trên một số quốc gia đã phát
triển mạnh mẽ.Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm tiêu biểu cho
Việt Nam.
Cuối cùng, trên cơ sở nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đến xu hướng phát triển ngành ngân hàng, tác giả đã đề xuất những kiến
nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng để góp phần xây
dựng và phát triển ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0 đang bùng nổ trên toàn cầu.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho đến nay, thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN).
Cuộc CMCN đầu tiên xuất phát từ thế kỉ XVIII khi con người biết dùng hơi nước và
máy móc để thay cho sức người, sau đó đến lượt điện - dây chuyền sản xuất và các
mô hình sản xuất quy mô lớn ra đời tạo nên cuộc cách mạng thứ 2. Cuộc cách mạng
thứ 3 hình thành khi máy tính ra đời vào những năm 1970, bắt đầu cho một loạt thay
đổi về cách con người xử lí thông tin và tự động hóa bằng robot. Trong giai đoạn
hiện nay, cuộc CMCN 4.0 đang phát triển dựa trên các trụ cột chính là kỹ thuật số,
công nghệ sinh học, vật lý. Cuộc cách mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác
động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn
cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách sống, làm việc và sản xuất.
Ngân hàng cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng từ cuộc CMCN
này. Các ngân hàng đang chứng kiến sự dịch chuyển của thị trường tài chính với sự
xuất hiện của nhiều yếu tố mới, gồm cả chủ thể và sản phẩm, dịch vụ và những xu
thế mới được tạo ra, những kỳ vọng vào công nghệ như ứng dụng dữ liệu lớn,
internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D…Dù mới chỉ bắt đầu nhưng cuộc
CMCN 4.0 đã đặt tất cả các quốc gia, các lĩnh vực nói chung và Việt Nam nói riêng
trước rất nhiều cơ hội và thách thức lớn.
Nắm bắt được vấn đề này, với những kiến thức đã tích lũy được trong quá
trình học tập và nghiên cứu, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số xu hướng
phát triển của ngành ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và
những vấn đề đặt ra với Việt Nam”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, trong
đó tài chính - ngân hàng là một trong những khu vực chịu tác động rõ nét nhất với
việc hình thành nên những xu thế phát triển mới, nhiều nhà nghiên cứu trong nước
và trên thế giới đã dành sự quan tâm cho vấn đề này. Một số công trình có thể khái
quát như sau: