Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguyên nhân và hệ quả sự nghỉ việc của nhân viên tại công ty Shing Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------
LÊ THỊ MỸ KHÁNH
NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ SỰ NGHỈ VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY SHING VIỆT
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số chuyên ngành : 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. HOÀNG THỊ PHƢƠNG THẢO
Năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Nguyên nhân và hệ quả sự nghỉ việc của nhân
viên công ty Shing Việt” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn bộ nội dung hay một phần của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác cũng như ở bất kỳ trường
đại học nào khác.
Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của tác giả khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện
Lê Thị Mỹ Khánh
ii
LỜI TRI ÂN
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Mở và tiến hành nghiên cứu, tôi đã
hoàn thành đề tài “Nguyên nhân và hệ quả sự nghỉ việc của nhân viên công ty Shing
Việt”. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ, hướng dẫn và chia sẻ nhiệt tình từ quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người
thân. Tôi xin chân thành gởi lời tri ân sâu sắc đến:
- Quý thầy cô trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tâm truyền
trao kiến thức, cũng nhờ nền tảng kiến thức đó mà tôi đã hoàn thành luận văn này.
- Tôi xin gởi lời tri ân đến người Thầy – Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Hoàng Thị
Phương Thảo đã dành thời gian quý báu của mình để hướng dẫn tận tâm giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
- Sự trưởng thành hôm nay là công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành, Người
đã luôn khích lệ động viên để tôi vững bước trên con đường đi tìm tri thức, xin cám
ơn Người. Cũng như sự chia sẻ và thấu hiểu của người thân trong gia đình để tôi có
thời gian cho việc học tập và nghiên cứu.
- Thành quả ngày hôm nay là nhờ việc tạo điều kiện, sự giúp đỡ nhiệt tình
cũng như chia sẻ tư liệu rất nhiều từ các cấp quản lý và nhân viên công ty Shing
Việt. Tôi xin chân thành tri ân.
- Tập thể lớp MBA 14A đã cùng nhau khuyến khích vượt khó, chia sẻ tư liệu
để việc học tập và nghiên cứu thành tựu, tôi trân trọng ghi nhận tấm lòng của các
bạn.
Một lần nữa, với tấm lòng chân tình, tôi xin tri ân tất cả quý thầy cô, cha mẹ,
người thân, bạn bè và đồng nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2016
Lê Thị Mỹ Khánh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI TRI ÂN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. viii
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1. Lý do nghiên cứu ............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu..........................................................................................4
1.7. Cấu trúc của luận văn......................................................................................5
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................6
2.1. Lý thuyết về sự nghỉ việc.................................................................................6
2.1.1. Khái niệm sự nghỉ việc .................................................................................6
2.1.2. Chỉ số đo lường sự nghỉ việc ........................................................................7
2.1.3.Các nghiên cứu trước đó về nguyên nhân của sự nghỉ việc ..........................8
2.2. Các nghiên cứu trước đó về hệ quả của sự nghỉ việc ....................................13
2.3. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................14
iv
2.3.1. Nhân tố và thang đo đối với nguyên nhân của sự nghỉ việc.......................14
2.3.2. Định nghĩa các nhân tố ...............................................................................16
2.3.3. Nhân tố và thang đo của biến ý định và hệ quả ..........................................22
2.3.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất .................................................23
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................26
3.1. Nghiên cứu định tính .....................................................................................27
3.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính.....................................................................27
3.1.2. Chọn mẫu....................................................................................................27
3.1.3. Thu thập thông tin.......................................................................................27
3.1.4. Bảng câu hỏi ...............................................................................................28
3.1.5. Kết quả nghiên cứu định tính......................................................................28
3.2. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và thang đo.................................................29
3.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng.....................................................................33
3.3.1. Thang đo .....................................................................................................33
3.3.2. Đối tượng khảo sát......................................................................................34
3.3.3. Bảng câu hỏi ...............................................................................................34
3.3.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................................34
3.3.5. Xử lý và phân tích số liệu ...........................................................................35
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................38
4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu.............................................................................38
4.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu theo giới tính..........................................................38
4.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu theo độ tuổi............................................................38
4.1.3. Mô tả mẫu nghiên cứu theo quê quán.........................................................39
v
4.1.4. Mô tả mẫu nghiên cứu theo thời gian làm việc trong công ty....................40
4.1.5. Mô tả mẫu nghiên cứu theo tình trạng gia đình..........................................40
4.1.6. Mô tả mẫu nghiên cứu theo trình độ...........................................................41
4.1.7. Mô tả mẫu nghiên cứu theo bộ phận ..........................................................42
4.2. Thống kê mô tả các biến................................................................................43
4.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo ..................................................................46
4.3.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo yếu tố nguyên nhân...............................47
4.3.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo sự nghỉ việc...........................................50
4.3.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo hệ quả của nghỉ việc .............................50
4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thang đo.................................51
4.4.1. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo các yếu tố nguyên nhân..............51
4.4.2. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo biến kết quả ................................54
4.5. Phân tích tương quan hồi quy ........................................................................54
4.5.1. Phân tích tương quan ..................................................................................54
4.5.2. Phân tích độ hồi quy bội .............................................................................56
4.5.3. Phân tích tương quan hồi quy đơn..............................................................62
4.6. Kết quả kiểm định giả thuyết mô hình...........................................................62
4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................63
4.7.1. Biến không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu......................................63
4.7.2. Biến có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu.................................................64
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................66
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ...........................................................................66
5.2. Đóng góp của nghiên cứu ..............................................................................67
vi
5.3. Các kiến nghị .................................................................................................68
5.4.Hạn chế của đề tài...........................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75
PHỤ LỤC A. Bảng câu hỏi phỏng vấn ( nghiên cứu định tính)...............................78
PHỤ LỤC B. Phiếu khảo sát.....................................................................................85
PHỤ LỤC C. Thống kê số lượng công nhân và tỉ lệ phỏng vấn, khảo sát ...............88
PHỤ LỤC D. Thống kê mô tả...................................................................................89
PHỤ LỤC E. Phân tích độ tin cậy của thang đo.......................................................94
PHỤ LỤC F. Phân tích nhân tố EFA các thang đo...................................................98
PHỤ LỤC G. Phân tích tương quan, hồi quy .........................................................106
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình sự tự nguyện nghỉ việc (March và Simon,1958) rút gọn............10
Hình 2.2. Mô hình nguyên nhân của sự nghỉ việc (Price, 2001) ..............................11
Hình 2.3. Mô hình diễn biến tâm lý đến sự nghỉ việc (Mobley,1977)......................12
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................23
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................26
Hình 3.2 . Mô hình nghiên cứu chính thức ...............................................................30
Hình 4.1. Cơ cấu theo giới tính.................................................................................38
Hình 4.2. Cơ cấu theo độ tuổi ...................................................................................39
Hình 4.3. Cơ cấu theo quê quán ................................................................................39
Hình 4.4. Cơ cấu theo thời gian làm việc..................................................................40
Hình 4.5. Cơ cấu theo tình trạng gia đình .................................................................41
Hình 4.6. Cơ cấu theo trình độ..................................................................................41
Hình 4.7. Cơ cấu theo bộ phận làm việc ...................................................................42
Hình 4.8. Biểu đồ phân tán phần dư..........................................................................59
Hình 4.9. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa......................................................59
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố sự nghỉ việc của các nghiên cứu trước..................14
Bảng 2.2. Tổng hợp các nhân tố và thang đo sự nghỉ việc .......................................20
Bảng 2.3. Nhân tố và thang đo của ý định và hệ quả nghỉ việc ................................22
Bảng 3.1. Thang đo nhân tố thu nhập .......................................................................31
Bảng 3.2. Thang đo điều kiện làm việc.....................................................................32
Bảng 4.1. Kết quả thống kê giá trị trung bình các biến quan sát ..............................43
Bảng 4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo nguyên nhân....................47
Bảng 4.3 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo sự nghỉ việc ............................50
Bảng 4.4. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo hệ quả của nghỉ việc..............50
Bảng 4.5. Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo các biến nguyên nhân lần 2.....53
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo biến kết quả .............................54
Bảng 4.7. Kết quả phân tích tương quan Pearson .....................................................55
Bảng 4.8. Hệ số hồi quy của mô hình .......................................................................56
Bảng 4.9. Hệ số phương sai Anova của hồi quy tuyến tính......................................57
Bảng 4.10. Hệ số hồi quy bội....................................................................................58
Bảng 4.11. Hệ số hồi quy đơn...................................................................................62
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết mô hình....................................62
1
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do nghiên cứu
Với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của chính phủ Việt Nam, thời
gian qua dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng nhưng
phân bổ không đều giữa các khu vực tỉnh thành, thường tập trung vào một số địa
phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Vũng Tàu.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2014 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam là 252.7 tỷ USD, tập trung vào các ngành chế biến, chế tạo, sản xuất. Đối
tác đầu tư tập trung là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Trong các ngành sản xuất
cần nhiều lao động thì ngành may mặc là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng
lao động, là ngành đòi hỏi lao động có tay nghề để đáp ứng yêu cầu kỷ thuật cũng
như chất lượng hàng hóa của khách hàng.
Sự cạnh tranh giữa các công ty may mặc về lao động có tay nghề khá gay gắt,
dẫn đến tình trạng lao động có tay nghề luôn có sự dịch chuyển giữa các công ty,
đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh lao động có tay nghề ngành may mặc luôn
trong tình trạng thiếu hụt bằng chứng là các công ty thông báo tuyển dụng quanh
năm.
Làm thế nào để xây dựng lực lượng lao động ổn định cho tổ chức mình?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mất ổn định trong
tổ chức mà cụ thể đó là sự nghỉ việc của nhân viên, khi sự nghỉ việc diễn ra thì tác
động của nó là khá lớn đến hiệu quả hoạt động của tổ chức mà bắt nguồn từ sự ảnh
hưởng đến những nhân viên đang làm việc trong tổ chức đó. Trước khi nghỉ việc thì
người lao động có một quá trình chuẩn bị từ tìm kiếm công việc mới, so sánh môi
trường mới dẫn đến quyết định nghỉ việc, quá trình này tác động đến hành vi thái độ
làm việc của chính bản thân họ và những người xung quanh.
Công ty Shing Việt là công ty có vốn đầu tư nước ngoài 100% của Đài Loan,
công ty được thành lập từ năm 1995 với số lượng lao động có thời điểm lên đến
2
1200 người. Công ty chuyên sản xuất hàng may mặc theo đơn đặt hàng của khách
hàng Abercrombie & Fitch (A&F), sản phẩm của A&F phải thực hiện theo tiêu
chuẩn Hoa Kỳ. Chất lượng với quy trình sản xuất phải tuân thủ theo yêu cầu khách
hàng nên đòi hỏi lao động có kỹ năng tay nghề, tuy nhiên trong những năm gần đây
tỷ lệ lao động có tay nghề nghỉ việc gia tăng gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất.
Nhất là 2 năm gần đây, năm 2014-2015 tỷ lệ nghỉ việc đã tăng và lên đến 33%, làm
ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu khách
hàng, dẫn đến công ty phải bồi thường đơn hàng do trễ hạn, giảm sự tin tưởng của
khách hàng, một số đơn hàng bị rơi vào tay các đối thủ.
Bản thân người lao động mong muốn điều gì? Theo học thuyết hai nhân tố
của Frederick Herzberg (1992): điều gì làm người lao động thỏa mãn, khi họ không
thỏa mãn thì sẽ dẫn đến việc không hài lòng. Còn điều gì làm họ bất mãn, chính là
sự giải quyết không tốt các yếu tố duy trì như chế độ chính sách của công ty, sự
giám sát trong công việc không thích hợp, điều kiện làm việc không đáp ứng, lương
bổng và các khoản thù lao không phù hợp, mối quan hệ trong công việc..., sự bất
mãn sẽ gây ra tác hại gì, có phải công nhân không còn muốn gắn bó với công ty, họ
muốn nghỉ việc hay không? Việc tìm hiểu nguyên nhân tác động đến khả năng nghỉ
việc và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả làm việc của công nhân viên đang làm việc
tại công ty Shing Việt là hết sức cần thiết nhằm giúp công ty có các giải pháp ổn
định lao động, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh với các đối thủ,
làm hài lòng khách hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân và hệ quả của sự nghỉ việc
của nhân viên công ty Shing Việt với mục tiêu cơ bản sau:
- Phân tích các nguyên nhân của sự nghỉ việc tại công ty Shing Việt.
- Đánh giá hệ quả của sự nghỉ việc
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến sự nghỉ việc và hệ
quả của nó.
3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thì nghiên cứu cần giải quyết các câu hỏi
sau:
- Tình trạng nghỉ việc tại công ty Shing Việt như thế nào?
- Nguyên nhân nào tác động đến sự nghỉ việc của nhân viên công ty?
- Ảnh hưởng của sự nghỉ việc đến hiệu quả làm việc của nhân viên đang làm
việc như thế nào?
- Các giải pháp nào để hạn chế sự nghỉ việc và giảm thiểu ảnh hưởng của nó?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là nguyên nhân và hệ quả của ý định nghỉ việc. Thông
qua việc thu thập thông tin từ các phòng ban công ty và quá trình khảo sát bằng
bảng câu hỏi để xác định nguyên nhân tác động đến khả năng nghỉ việc và ảnh
hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên đang làm việc.
- Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong công ty Shing Việt. Dữ liệu thứ cấp
thu thập được trong năm 2014-2016, thời gian thực hiện khảo sát là giữa năm 2016.
- Đối tượng khảo sát là nhân viên và cấp quản lý khối sản xuất đang làm việc
trong công ty Shing Việt, do nhóm đối tượng này có tỉ lệ nghỉ việc cao hơn khối
gián tiếp là những người có trình độ làm công việc văn phòng. Sự nghỉ việc là một
quá trình mà sẽ tác động đến những nhân viên đang làm việc, vì vậy muốn hạn chế
tình trạng nghỉ việc thì phải tìm hiểu các nguyên nhân để có chính sách phù hợp,
công ty cần phải hành động trước khi nhân viên nghỉ việc.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đánh giá các nhân tố tác
động đến sự nghỉ việc và biến quan sát của từng nhân tố để lựa chọn nhân tố phù
hợp trong bối cảnh của tổ chức, đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng để tìm hiểu, xác định yếu tố tác động cũng như ảnh hưởng của sự nghỉ việc