Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nguyên nhân chính của vấn đề này là ở đâu và giải quyết như thế nào
PREMIUM
Số trang
74
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1177

nguyên nhân chính của vấn đề này là ở đâu và giải quyết như thế nào

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

LỜI MỞ ĐẦU

Vấn đề lội ngập đô thị không chỉ có ở những đô thị của Việt Nam nói chung

và TPHCM nói riêng mà đây là “vấn nạn” của nhiều đô thị trên thế giới, nhất là đô

thị ở các nước đang phát triển- nơi đang có quá trình đô thị hóa quá nhanh nhưng

thiếu những giải pháp quy hoạch quản lý và công trình hạ tầng thích ứng. Ngập lụt

đô thị đã gây nên những tác động không nhỏ đến sinh hoạt của người dân: ảnh hưởng

đến sự phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trường sống…

Vấn đề lội ngập tại đô thị Hồ Chí Minh đã là vấn đề bức xúc trong nhiều năm

qua đối với các cấp lãnh đạo và nhân dân thành phố. Mặc dù đã được sự quan tâm và

nói đến nhiều của các cơ quan quản lý, nhà lãnh đạo, báo chí, truyền thông nhưng

vấn đề ngập lụt của thành phố vẫn là bài ca muôn thuở chưa có hồi kết. Mỗi mùa

mưa về, người ta lại nghe nhiều hơn điệp khúc “ Mưa – ngập- kẹt xe” hay “ Đường

ngập, nâng đường – nhà ngập, nâng nhà”, để rồi nhà lại ngập, mãi trong vòng luẩn

quẩn.

Hàng loạt giải pháp cho vấn đề ngập lụt đô thị đã được đưa ra và thực hiện

như: cải tiến hệ thống thoát nước, nâng đường... nhưng đều tỏ ra không đạt hiệu quả,

vì những giải pháp đó chỉ là những giải pháp mang tính “chống đỡ, tình thế, bị

động”. Và đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều giải pháp đã được áp dụng vào

thực tế nhưng do tính chất phức tạp của vấn đề nên tình trạng ngập lụt tại thành phố

Hồ Chí Minh không những không được giải quyết mà còn có chiều hướng ngày càng

gia tăng.

Nguyên nhân chính của vấn đề này là ở đâu và giải quyết như

thế nào?

SVTH: Vũ Thị Loan - 1 - MSSV: 08B1080041

Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

1.1. VỊ TRÍ, ĐỊA HÌNH

1.1.1. Vị trí

- Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10' – 10 0

38 vĩ

độ bắc và 106 0 22' – 106 0

54 ' kinh độ đông, điểm cực bắc ở xã Phú Mỹ (huyện Cần

Giờ), điểm cực tây ở xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực đông ở xã Tân An (huyện

Cần Giờ). Chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc - đông nam là 150 km, còn

chiều tây - đông là 75km. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 59km đường

chim bay. Thành phố có 12km bờ biển cách thủ đô Hà Nội 1730 km (đường bộ) về

phía Nam (nguồn http://www.hochiminhcity.gov.vn/)

- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương,

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,

- Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai,

- Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,

- Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

SVTH: Vũ Thị Loan - 2 - MSSV: 08B1080041

Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

Hình 1: BẢN ĐỒ RANH GIỚI HÀNH CHÍNH TP.HCM

1.1.2. Điạ hình

- Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam

bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống

Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình

- Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc

huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ

cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi

Long Bình (quận 9).

SVTH: Vũ Thị Loan - 3 - MSSV: 08B1080041

Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

- Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các

quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung

bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.

- Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội

thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng

này có độ cao trung bình 5-10m.

- Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá

đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.

- Khu vực bờ hữu sông Sài gòn- Nhà bè có thể được chia ra 4 vùng với các điều

kiện địa hình khác nhau:

+ Vùng phía tây hầu hết là khu vưc diện tích đất thấp có cao độ từ +0,7 đến

+1,0m của huyện bình chánh.

+ Khu vực trung tâm cao hơn bao gồm diện tích đất của các huyện Hóc môn,

Gò vấp và khu trung tâm thành phố.

+ Vùng phía bắc ven sông Sài gòn có cao độ đất tự nhiên vào khoảng +0,6 đến

+0,8m .

+ Vùng phía nam ven sông Nhà bè bao gồm cả diện tích của huyện Cần Giuộc

và Cần Đước của huyện Long An hầu hết là vùng đất thấp với độ cao khoảng +0,6

đến +1,2m

- Bờ tả sông Sài Gòn bao gồm 2 tiểu vùng: Đông – Bắc và Đông – Nam. Phía

nam của khu vực này là đất thuộc các quận 2, quận 9 có cao độ từ +0,.6

đến +1,5m đang phát triển rất mạnh.

1.2. ÐỊA CHẤT – ĐẤT ĐAI

Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai trầm tích-trầm tích

Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen:

- Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây

Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình

Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ.

Ðiểm chung của trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20-

SVTH: Vũ Thị Loan - 4 - MSSV: 08B1080041

Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác động tổng hợp

của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con

người, qua quá trình xói mòn và rửa trôi..., trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành

nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn 45.000 ha,

tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố. Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực

phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu;

đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần

lớn diện tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt

nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-

2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0- 5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng,

nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông

lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện

pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công

trình xây dựng cơ bản.

- Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích

này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, lòng sông và bãi bồi... nên

đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha

(7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài

ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất

feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò:

+ Nhóm đất phù sa không hoặc bị nhiễm phèn, phân bố ở những nơi địa hình

hơi cao khoảng 1,5-2,0m. Nó tập trung tại vùng giữa của phía Nam huyện Bình

Chánh, Ðông Quận 7, Bắc huyện Nhà Bè và một ít nơi ở Củ Chi, Hóc Môn.

Nhóm đất phù sa hai loại: đất phù sa không được bồi, có tầng loang lổ. Trong đó hai

loại đầu chiếm diện tích lớn hơn; loại sau, là đất phù sa ngọt, đất rất tốt, chỉ có

khoảng 5.200 ha (2,7%). Ðất phù sa nói chung có thành phần cơ giới từ sét trung

bình tới sét nặng. Ðất có phản ứng chua, độ pH khoảng 4,2-4,5 ở tầng đất mặt và

xuống sâu 0,5- 1,2m độ chua giảm nhiều, pH nâng lên tới 5,5-6,0. Hàm lượng mùn

trung bình, các chất dinh dưỡng khá. Là loại đất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển

trồng lúa cao sản, chất lượng tốt.

SVTH: Vũ Thị Loan - 5 - MSSV: 08B1080041

Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

+ Nhóm đất phèn có hai loại: đất phèn nhiều và đất phèn trung bình. Chúng

phân bố tập trung chủ yếu ở hai vùng. Vùng đất phèn Tây Nam Thành phố, kéo dài

từ Tam Tân-Thái Mỹ huyện Củ Chi xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh -các

xã Tân Tạo, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân... Vùng này hầu hết thuộc loại đất phèn

nhiều (phèn nặng); đất rất chua, độ pH khoảng 2,3-3,0. Nó cùng điều kiện thành tạo

và tính chất giống như đất phèn vùng Ðồng Tháp Mười. Vùng đất phèn ven sông Sài

Gòn-Rạch Tra và bưng Sáu xã quận 9. ở đây hầu hết diện tích thuộc loại đất phèn

trung bình và ít, phản ứng của đất chua nhẹ ở tầng đất mặt, độ pH khoảng 4,5-5,0;

song giảm mạnh ở tầng đất dưới, đất rất chua, độ pH xuống tới 3,0-3,5. Ðất phèn có

thành phần cơ giới từ sét đến sét nặng, đất chặt và bí. Dưới độ sâu khoảng từ 1m trở

xuống, có nhiều xác hữu cơ nên đất xốp hơn. Ðất khá giàu mùn, chất dinh dưỡng

trung bình; song hàm lượng các ion độc tố cao, nên trên đất phèn không thích hợp

với trồng lúa. Tuy nhiên, tăng cường biện pháp thủy lợi tưới tiêu tự chảy để rửa

phèn, có thể chuyển đất canh tác từ một vụ sang hai vụ lúa .

+ Nhóm đất phèn mặn: Ở thành phố Hồ Chí Minh, nhóm đất phèn mặn là

nhóm có diện tích lớn nhất. Nó phân bố tập trung ở đại bộ phận lãnh thổ huyện Nhà

Bè và hầu như toàn bộ huyện Cần Giờ. Theo độ mặn và thời gian ngập mặn, nhóm

đất mặn được chia làm hai loại: đất phèn mặn theo mùa và đất phèn mặn thường

xuyên (còn gọi là đất mặn dưới rừng ngập mặn). Ðất phèn mặn theo mùa có diện tích

10.500 ha, phân bố ở Nhà Bè và bắc huyện Cần Giờ. Thời gian bị mặn kéo dài từ

tháng 12 đến tháng 6 hoặc tháng 7 năm sau. Ðất thịt, giàu mùn, chứa nhiều xác hữu

cơ dưới môi trường yếm khí, chất dinh dưỡng khá; phản ứng của đất từ chua đến rất

chua, pH ở độ sâu tầng sinh phèn xuống tới 2,4-2,7. Tuy nhiên, về mùa lũ, mặn bị

đẩy ra xa và nước được pha loãng trong thời gian dài 4-5 tháng; đồng thời đất có lớp

phủ phù sa dày tới 20-30 cm, nên vẫn cấy được một vụ lúa với năng suất khoảng 2,0-

2,0 tấn/ha. Ðể đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, vùng này đã và đang chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, vật nuôi và phương thức canh tác-các loài cây ăn quả, cây rừng, nuôi

tôm... theo các mô hình nông-lâm ngư kết hợp.

+Ðất mặn dưới rừng ngập mặn: Loại đất này rộng 35.000 ha, chiếm phần lớn

diện tích huyện Cần Giờ. Ðất thịt trung bình, màu xám đen, nhiều mùn nhão lẫn xác

hữu cơ bán phân giải, bị ngập triều thường ngày, nói chung đất còn ở dạng bùn lỏng

SVTH: Vũ Thị Loan - 6 - MSSV: 08B1080041

Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng

chưa cố định, giàu chất dinh dưỡng, độ pH tầng đất trên 5,8-6,5. Ðất ngập mặn, phù

hợp với duy trì và phát triển các loại cây rừng ngập mặn, nhằm giữ bờ lấn biển, bảo

vệ môi trường cảnh quan, phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nuôi dưỡng hệ sinh

thái giàu tiềm năng ở vùng ven biển phía nam của thành phố.

Nhược điểm chung của hai loại đất phèn, mặn là nền đất yếu, nhất là đất phèn

mặn thường xuyên; do đó có mặt hạn chế trong xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ

tầng kỹ thuật.

1.3. NGUỒN NƯỚC VÀ THUỶ VĂN

1.3.1. Nguồn nước

Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh

có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất phát triển:

- Sông ngòi: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có sông Sài Gòn đi qua

Thành phố dài 106km. Ngoài ra, còn có sông Đồng Nai. Có mạng lưới sông rạch

chằng chịt gồm 7.880km kênh rạch chính, khoảng 33.500ha diện tích mặt nước, diện

tích vùng đất thấp có cao độ dưới 2m bao gồm cả diện tích mặt nước chiếm 61%

diện tích tự nhiên, nằm ở vùng cửa sông với nhiều công trình điều tiết lớn ở thượng

nguồn như hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, hồ Trị An trên sông Đồng Nai

- Kênh rạch: Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới

kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông,

rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé,

Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn

các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp

3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp

cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện

các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan

sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn.

- Nước ngầm: ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung

ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam

SVTH: Vũ Thị Loan - 7 - MSSV: 08B1080041

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!