Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện câph nhật chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHUYÊN ĐỀ
CẬP NHẬT NGUY CƠ VÀ CHẨN ĐOÁN NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng bệnh viện là tình trạng nhiễm khuẩn xuất hiện do các biến
chứng liên quan tới quá trình chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện, cơ sở y tế. Nhiễm
trùng có thể xảy ra ở bất kì cơ quan nào: đường niệu, đường tiêu hóa, hô hấp, tim
mạch, hay trên da,… Khi có nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh nhân gia tăng nguy cơ
tử vong, gia tăng thời gian nằm viện, chi phí nằm viện, tạo nên gánh nặng bệnh tật
lớn cho người bệnh, gia đình người bệnh và ngành y tế. Tình trạng nhiễm khuẩn
bệnh viện có thể xảy ra do tình trạng bệnh nặng, môi trường bệnh viện không đảm
bảo, nhiễm khuẩn từ bàn tay người nhân viên y tế,… Theo thống kê của Trung tâm
phòng chống bệnh tật thế giới, mỗi ngày cứ 31 bệnh nhân nhập viện thì có 1 bệnh
nhân bị nhiễm trùng bệnh viện khi đang điều trị [45]. Nhiều bệnh nhân nhiễm
trùng xảy ra bởi vi khuẩn kháng sinh nghiêm trọng, dẫn tới nhiễm trùng huyết hoặc
tử vong. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại Hoa Kỳ gây ra gánh nặng chi phí lên tới 28,4
tỷ đô la hằng năm và cũng tốn 12,4 tỷ đô la để điều trị và di chứng sau đó. [45]
Một đánh giá tài liệu có hệ thống và phân tích tổng hợp về gánh nặng của
các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe (HAIs) ở Đông Nam Á đã
được thực hiện trên 41 nghiên cứu trong số 14.089 hồ sơ được xác định ban đầu.
Tỷ lệ mắc chung của HAI (nhiễm khuẩn bệnh viện) tổng thể là 9,0%, trong khi mật
độ mắc chung của HAI là 20 trường hợp trên 1000 đơn vị chăm sóc đặc biệt/ngày
[33]. Các khảo sát về tỷ lệ nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe (HAI) và
sử dụng kháng sinh tại Liên minh Châu Âu và Khu vực Kinh tế Châu Âu
(EU/EEA) từ năm 2016 đến 2017 bao gồm 310.755 bệnh nhân từ 1.209 bệnh viện
chăm sóc cấp tính ở 28 quốc gia cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 6,5%
[29]. Tại Việt Nam, tỷ lệ này là từ 3,5 dến 10% trong tổng số các ca nhập viện làm
tăng nặng bệnh và tử vong [57]. Do đó, việc đề ra các phương pháp, chiến lược
mang tính hệ thống trên khắp các cơ sở y tế quốc gia là thực sự cần thiết. Mỗi một
quốc gia, mỗi một vùng, mỗi một bệnh viện, mỗi một khoa có những nguy cơ gây
nên nhiễm khuẩn bệnh viện khác nhau, căn nguyên gây bệnh khác nhau. Kết quả
khảo sát tự đánh giá thực trạng hoạt động liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn của
Bộ Y tế tại gần 560 BV cho thấy, chỉ hơn 46% khoa gây mê hồi sức có dụng cụ
được khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung; còn hơn 11% khoa không giám sát tuân thủ
vệ sinh tay và tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn... Đây là điều đáng ngại
và thường là nguyên nhân chính gây nên nhiễm khuẩn bệnh viện. Việc phát hiện
nguy cơ kịp thời, chẩn đoán chính xác giúp điều trị bệnh nhân đạt kết quả cao và
đề ra các phương pháp phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Trong phạm vi
chuyên đề:” Cập nhật nguy cơ và chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện ” em xin trình
bày 2 mục tiêu:
1. Trình bày cập nhật nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện
2. Cập nhật chẩn đoán các tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện.
NỘI DUNG
I. Đại cương nhiễm khuẩn bệnh viện
1.1. Định nghĩa
Nhiễm khuẩn bệnh viện còn được gọi là nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc
sức khỏe (HAI: Healthcare-associated infections), là bệnh nhiễm trùng mắc phải
bệnh viện thường không biểu hiện hoặc có thể đang ủ bệnh tại thời điểm nhập viện.
Những nhiễm trùng này thường mắc phải sau khi nhập viện và biểu hiện 48 giờ sau
khi nhập viện [36]. Các bệnh nhiễm trùng được theo dõi chặt chẽ bởi các cơ quan
như Mạng lưới An toàn Y tế Quốc gia (NHSN) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng
ngừa Dịch bệnh (CDC).
Nhiễm trùng HAI bao gồm nhiễm trùng máu liên quan đến đường truyền
trung tâm (CLABSI), nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến ống thông
(CAUTI), nhiễm trùng vết mổ (SSI), Viêm phổi bệnh viện (HAP), Viêm phổi liên
quan đến thở máy (VAP) và Nhiễm trùng Clostridium difficile (CDI).[10]. Trong
vài thập kỷ qua, các bệnh viện đã coi nhiễm trùng bệnh viện là nghiêm trọng. Một
số bệnh viện đã thiết lập hệ thống theo dõi và giám sát nhiễm trùng, cùng với các
chiến lược phòng ngừa mạnh mẽ để giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện. Tác động
của nhiễm trùng bệnh viện không chỉ ở cấp độ bệnh nhân mà còn ở cấp độ cộng
đồng vì chúng có liên quan đến nhiễm trùng đa kháng thuốc. Việc xác định những
bệnh nhân có yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và nhiễm trùng đa kháng
thuốc là rất quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm thiểu các nhiễm trùng này.
Dựa trên các hướng dẫn của cả Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA)
và Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS), các định nghĩa về Viêm phổi đã được thay
đổi để xác định rõ hơn những bệnh nhân có nguy cơ mắc mầm bệnh đa kháng
thuốc (MDR). Điều này nhằm mục đích tránh lạm dụng kháng sinh. Viêm phổi do