Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguồn gốc sự hình thái và phát triển hình thái chữ viết của các con số trong văn tự Hán
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tô Vũ Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 151 - 155
151
NGUỒN GỐC SỰ HÌNH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI CHỮ VIẾT
CỦA CÁC CON SỐ TRONG VĂN TỰ HÁN
Tô Vũ Thành*
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hình thái chữ viết của con số trong văn tự Hán hình thành từ rất sớm. Mặc dù đã trải qua mấy
nghìn năm lịch sử, nhưng một số hình thái chữ viết của con số vẫn còn được bảo lưu tương đối
hoàn chỉnh, những hình thái của các con số khác trong các giai đoạn phát triển đã có những biến
thể khác nhau nhưng vẫn có những liên quan và nét tương đồng nhất định. Vì vậy, tìm hiểu nguồn
gốc và sự hình thành hình thái chữ viết của các con số trong văn tự Hán cũng như sự biến đổi về
hình thể của chúng phần nào cũng giúp chúng ta có thêm một góc nhìn về hệ thống văn tự lâu đời
nhất thế giới này.
Từ khóa: Hình thái, chữ viết, con số, Văn tự Hán,ký hiệu
Khi bàn luận đến sự hình thành ký hiệu của
các con số, chúng ta cần phải quay ngược trở
lại quá trình hình thành chữ viết để tìm hiểu
nguồn gốc của chúng. Vì sự xuất hiện hình
thái chữ viết của con số là một phần quan
trọng trong quá trình hình thành và phát triển
của văn tự. Như chúng ta đều biết, văn tự là
ký tự dùng để ghi chép ngôn ngữ, mà trong số
những văn tự được phát hiện sớm nhất từ thời
nguyên thủy thì phần lớn đều là những ký
hiệu hoặc là hình vẽ. Những hình vẽ và ký
hiệu khi đó thực tế vẫn chưa phải là một hệ
thống văn tự hoàn chỉnh, nhưng chính trong
ký hiệu nguyên thủy mà các nhà khảo cổ và
văn tự học tìm thấy thì cũng đã xuất hiện các
kiểu ký hiệu dùng để ghi chép con số.
*
Con số trong tiếng Hán xuất hiện từ rất sớm.
Có thể nói, cho đến nay, đây là hệ thống con
số được lưu giữ hoàn chỉnh nhất. Về nguồn
gốc cách viết con số trong tiếng Hán, đã có
nhiều học giả nghiên cứu và mỗi người đều
có quan điểm riêng, song chung qui lại có 3
quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: chữ số là mô
phỏng từ hình các ngón tay. Quách Mạt
Nhược viết trong cuốn “Nghiên cứu Văn tự
giáp cốt” rằng: “Con số hình thành từ tay, cổ
văn dùng一二三一để miêu tả 1,2,3,4, đó chính
là hình dáng của các ngón tay. Một ngón tay
cái là 1, ngón cái thêm ngón trỏ là 2,cộng
với ngón giữa nữa là 3, cộng tiếp ngón đeo nhẫn
là 4, một nắm tay là 5, ngón cái thêm ngón út
biểu thị 6, cả bàn tay xòe ra nghĩa là 10”[1].
*
Tel: 0914 806123, Email: [email protected]
Nhà nghiên cứu Đường Lan cũng cho rằng,
con số được bắt nguồn từ ngón tay, nhưng
cách giải thích của ông thì không giống
Quách Mạt Nhược: “一二三 ”là 1,2,3,4, tức
ngón thứ nhất đến ngón thứ 4, số 5 thì là ,6
là ,7 có hình十,8 lại là八,đều là hình
các ngón tay giao nhau. 5 và 7 là một nhóm, 2
ngón tay giao nhau, 6 và 8 là 1 nhóm, 6 thì 2
đầu ngón tay chạm vào nhau, còn 8 thì tách ra, 9
thì có hình ‘ ’ giống như cánh tay, 10 chỉ là
‘丨’ như hình 1 ngón tay” [2].
Con số trong văn tự Hán được hình thành từ
những hoạt động ghi chép số ban đầu của dân
tộc Hán, trong đó dùng ngón tay là một cách
trực tiếp, đơn giản và thông dụng nhất. Do đó,
những suy luận của Quách Mạt Nhược và
Đường Lan là có lí, đồng thời cũng có ảnh
hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu về nguồn
gốc sự hình thành cách viết các con số. Rất
nhiều học giả đồng ý với quan điểm này và
lấy đây làm căn cứ giải thích. Điều này
cũng cho chúng ta liên tưởng đến cách biểu
đạt các con số bằng tay hiện nay của người
Trung Quốc:
Từ 1 đến 5 khá đơn giản, chỉ xòe lần lượt các
ngón tay ra theo số lượng là biểu thị được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn