Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguồn gốc phương đông của khoa học, nghệ thuật hy lạp cổ đại.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------
NGUYỄN QUỐC LUẬT
Nguồn gốc phương Đông của khoa học, nghệ
thuật Hy Lạp cổ đại
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Loài người có lịch sử hàng triệu năm, còn nền văn minh sớm nhất lại xuất
hiện cách đây trên 5000 năm. Trong dòng chảy lịch sử đó, nhiều nền văn minh đã
lần lượt ra đời ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới: ở Châu Phi có văn minh
Ai Cập, ở Tây Á có văn minh Lưỡng Hà, ở Đông Á có văn minh Trung Hoa, ở
Nam Á có văn minh Ấn Độ. Muộn hơn, văn minh Hy Lạp và La Mã hình thành
ven Địa Trung Hải, sau đó là văn minh Arab ở Tây Á và Trung Đông. Mặc dù
hoàn cảnh phát sinh, phát triển, niên đại và thời gian tồn tại khác nhau nhưng tựu
chung, đó là thành tựu sáng tạo lớn lao của loài người trong lịch sử.
Phương Đông và phương Tây là những khái niệm do người Hy Lạp đưa ra
đầu tiên, chỉ hai khu vực văn hóa rộng lớn với những đặc trưng văn hóa riêng.
Các khái niệm trên có lẽ chưa hoàn toàn đúng về mặt địa lý nhưng về mặt văn
hóa thì nó phản ánh tương đối chính xác. Sự khác nhau về điều kiện hình thành
đã quy định đặc trưng của các nền văn minh trên thế giới. Mỗi nền văn minh đều
có những nét riêng biệt về các mặt, không có một nền văn minh nào giống nền
văn minh nào. Tuy vậy, nhiều khi chúng ta bắt gặp nét đặc trưng của nền văn
minh này lại thể hiện ở một nền văn minh khác; đó chính là kết quả của quá trình
giao lưu văn hóa.
Ngay từ rất sớm, sự giao lưu giữa các nền văn hóa đã diễn ra. Ở Ai Cập,
thời Cổ vương quốc (khoảng 3000 - 2400 năm tr.CN): “Trong một lần khai quật
ở Biblos (Syria), người ta đã phát hiện được những mảnh gốm có khắc tên
Pharaon Khufu và Menkaure và một bình kim loại có khắc tên vua Unis. Bức phù
điêu trên tường thờ vua Sahura miêu tả một đoàn thuyền buôn Ai Cập sang Châu
Á mua bán nô lệ” hoặc “Ở Ai Cập đã tìm thấy những mảnh gốm vỡ được chế tạo
từ đảo Crete; và ngược lại những hạt chuỗi Ai Cập thuộc các vương triều XI -
XII đã được phát hiện ở Crete” [25;tr.46]. Như vậy, các nền văn minh cổ đại đã
có sự giao lưu với nhau từ rất sớm. Hay nói cách khác, ở mức độ cao hơn, văn
hóa phương Đông và văn hóa phương Tây đã đến với nhau như một điều tất yếu.
Trong quá trình giao lưu văn hóa đó, những thành tựu của các nền văn
minh phương Đông đã được người Hy Lạp tiếp thu một cách hoàn hảo. Văn minh
Hy Lạp, nền văn minh được xem là cội nguồn của văn minh phương Tây, do ra
đời muộn hơn các nền văn minh phương Đông nên đã có điều kiện tiếp thu
3
những thành tựu của các nền văn minh trên, đặc biệt là trên lĩnh vực khoa học -
nghệ thuật. Nói cách khác, văn minh phương Đông là một trong những nguồn
gốc hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp.
Trong thời đại ngày nay, quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây này vẫn
đang diễn ra; tuy nhiên, khác với trước đây, giao lưu văn hóa Đông - Tây ngày
nay diễn ra khắp nơi trên thế giới với quy mô mang tính toàn cầu. Nó không bị
bó hẹp trong khuôn khổ một vài quốc gia hay vùng lãnh thổ với nhau nữa mà với
sự phát triển của công nghệ thông tin, giao thông, liên lạc, con người khắp nơi
trên thế giới đều có thể đến với nhau; khoảng cách về địa lý và ngôn ngữ bây giờ
chỉ còn mang tính tượng trưng. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu
giao lưu văn hóa càng có ý nghĩa.
Với mong muốn góp phần tìm hiểu về ảnh hưởng của văn minh phương
Đông đến khoa học - nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên
cứu sự giao lưu văn hóa trong thời đại ngày nay, tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Nguồn gốc phương Đông của khoa học, nghệ thuật Hy Lạp cổ đại” làm khóa
luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua những tài liệu sưu tầm được, tôi thấy rằng: hiện nay ở nước ta chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện nguồn gốc phương
Đông của nền văn minh Hy Lạp cổ đại trên lĩnh vực khoa học - nghệ thuật. Các
nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa thế giới của nước ta mới chỉ dừng lại ở việc
khôi phục lại bức tranh quá khứ về nền văn minh Hy Lạp cổ đại mà chưa đi sâu
vào nghiên cứu nguồn gốc phương Đông của nền văn minh này ở trên các lĩnh
vực.
Trong cuốn Lịch sử thế giới Cổ đại (2 tập) của Chiêm Tế, ông dành tập 1
để nói về lịch sử phát triển cũng như thành tựu của các nền văn minh phương
Đông và tập 2 để nói về văn minh Hy Lạp, La Mã. So với các công trình nghiên
cứu về lịch sử thế giới cổ đại sau này, Chiêm Tế trình bày sâu hơn, nhất là ở phần
các nền văn minh phương Đông, ngoài bốn nền văn minh lớn là Lưỡng Hà, Ấn
Độ, Ai Cập, Trung Hoa, Chiêm Tế còn đề cập đến các nền văn minh khác ở Tây
Á như: Hittietes, Phenici, Assyria… vốn được xem là chiếc cầu nối giữa văn hóa
Đông - Tây. Trong những nghiên cứu của mình, Chiêm Tế đã chỉ ra được ảnh
4
hưởng của các nền văn minh phương Đông đối với văn minh Hy Lạp trên một số
lĩnh vực, đặc biệt là khoa học.
Trong cuốn Lịch sử thế giới cổ đại do Lương Ninh chủ biên đã hệ thống
lại lịch sử Hy Lạp từ khi hình thành đến năm 30 tr.CN. Cuốn sách cũng nêu được
điều kiện địa lý, dân cư để hình thành văn minh, những thành tựu của văn minh
Hy Lạp trên các lĩnh vực… Tuy nhiên, nó chưa đề cập đến ảnh hưởng của các
nền văn minh phương Đông đối với văn minh Hy Lạp.
Cuốn Lịch sử văn minh thế giới của Vũ Dương Ninh không chú trọng vào
trình bày nhiều về lịch sử mà chú trọng vào thành tựu của nền văn minh Hy Lạp.
Tác giả cũng đã đề cập đến con đường giao lưu giữa các nền văn minh Đông -
Tây cổ đại. Tuy vậy, sự giao lưu đó thể hiện thế nào tác giả chưa đề cập đến.
Một số cuốn sách viết về lịch sử của các khoa học như: Cuốn Lịch sử toán
học của Nguyễn Cang, Danh nhân toán học thế giới của Lê Hải Châu cũng đã
nói tới ảnh hưởng của toán học Ai Cập, Lưỡng Hà đến các nhà toán học Hy Lạp
cổ đại…
Các học giả ở miền Nam trước năm 1975 như Nguyễn Đức Quỳnh, Phạm
Cao Dương… cũng đã đề cập khá nhiều về ảnh hưởng của văn hóa phương Đông
đến văn minh Hy Lạp. Điển hình là cuốn Thượng cổ sử Tây phương xuất bản
năm 1944 của Nguyễn Đức Quỳnh hay Thượng cổ sử Tây phương xuất bản năm
1967 của Phạm Cao Dương. Trong cuốn sách này, Phạm Cao Dương cũng đã đề
cập đến ảnh hưởng của các nền văn minh ở Tây Á đến Hy Lạp, đặc biệt là Ai
Cập và Lưỡng Hà trên khá nhiều lĩnh vực.
Trong các tài liệu nghiên cứu, sách báo ở nước ngoài, vấn đề nguồn gốc
phương Đông của văn minh Hy Lạp cũng được chú ý tới. Cuốn Lịch sử văn minh
phương Tây nhóm tác giả: Motimer Chambers, Barbara Hanawalt, David Herlily
cuốn Lịch sử phát triển của văn minh nhân loại của Rane Brinton Jonh.B.
Christopher, Robert Lee Wolf, ảnh hưởng của văn minh phương Đông đặc biệt là
của Ai Cập và Lưỡng Hà được nhắc đến nhiều lần. Tuy nhiên, do đây không phải
là những công trình chuyên khảo nên vấn đề trên được nêu một cách sơ lược,
chưa có hệ thống.
Như vậy, vấn đề nguồn gốc phương Đông của văn minh Hy Lạp không
phải là vấn đề quá xa lạ đối với các học giả nghiên cứu lịch sử, văn hóa thế giới.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu chỉ xem đây là một phần nhỏ trong diễn trình lịch
5
sử thế giới nói chung và lịch sử Hy Lạp nói riêng mà chưa thực sự xem đây là
một mảng đề tài để tập trung nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của văn minh phương Đông đến văn minh Hy Lạp cổ đại thể
hiện trên nhiều lĩnh vực, nhưng thực hiện đài này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu
của chúng tôi là thành tựu về khoa học tự nhiên, nghệ thuật của các nền văn minh
Tây Á chủ yếu là Lưỡng Hà, Ai Cập và ảnh hưởng của nó đến văn minh Hy Lạp
cổ đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài khóa luận tốt nghiệp, tôi chỉ tập trung nghiên
cứu về nguồn gốc phương Đông của khoa học tự nhiên và nghệ thuật Hy Lạp cổ
đại trong giới hạn thời gian từ khởi thủy đến thế kỷ IV tr.CN.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Khi chọn đề tài này, tôi đặt mục đích cho việc nghiên cứu là:
- Làm sáng tỏ nguồn gốc phương Đông của khoa học - nghệ thuật Hy Lạp
trong suốt thời kỳ từ khởi thủy đến thế kỷ IV tr.CN. Qua đó nhìn nhận, đánh giá
vai trò của các quốc gia Phương Đông trong việc hình thành văn minh Hy Lạp.
- Cung cấp thêm những hiểu biết về văn minh Hy Lạp, văn minh của các
quốc gia cổ đại phương Đông và quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây thời cổ
đại, làm cơ sở thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia,
khu vực trong bối cảnh hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra tôi thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Sưu tầm, lựa chọn, xử lý, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến văn
minh Hy Lạp, văn minh phương Đông, chú trọng văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
- Vạch ra những biểu hiện ảnh hưởng của khoa học, nghệ thuật phương
Đông đối với Hy Lạp cổ đại.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về vai trò của các quốc gia phương
Đông đối với Hy Lạp và sự kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa tiếp thu được
lên một tầm cao mới.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
6
5.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành khóa luận này, tôi chủ yếu dựa vào các nguồn tư liệu thành
văn. Nguồn tư liệu thành văn được chia làm 2 loại chủ yếu:
- Các công trình nghiên cứu của các học giả liên quan đến vấn đề đã được
công bố bao gồm các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước
trước và sau năm 1975.
- Các bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí: Nghiên cứu Châu Âu hay
trên mạng internet.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch
sử và phép biện chứng của sử học mácxít để xem xét, đánh giá các sự kiện, hiện
tượng lịch sử.
- Phương pháp cụ thể: kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và phương
pháp logic; đi sâu vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu,
đánh giá, hệ thống hóa các nguồn tư liệu thành văn.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đạt được mục đích nghiên cứu đề ra sẽ có những đóng góp sau đây:
- Nêu bật được những thành tựu về khoa học - nghệ thuật của các nền văn
minh phương Đông; chỉ ra quá trình, con đường giao lưu văn hóa giữa các nền
văn minh phương Đông với văn minh Hy Lạp.
- Làm rõ nguồn gốc hình thành, phát triển của các ngành khoa học, nghệ
thuật Hy Lạp.
- Làm sáng tỏ sự tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông của văn minh Hy
Lạp không phải là một quá trình tiếp thu thụ động mà là sự tiếp biến và phát triển
lên một tầm cao mới. Văn minh Hy Lạp cũng chính là nơi lưu giữ những giá trị
của văn hóa phương Đông, những giá trị mà chúng từng bị đánh mất ngay chính
quê hương của mình.
- Cung cấp nguồn tư liệu có hệ thống cho những ai quan tâm đến vấn đề,
nhất là các nhà nghiên cứu về văn hóa Hy Lạp hay giao lưu văn hóa Đông - Tây.
7. Bố cục của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về sự giao lưu văn hóa giữa Hy Lạp và các quốc
gia phương Đông thời cổ đại
Chương 2: Ảnh hưởng của khoa học, nghệ thuật phương Đông đối với Hy
Lạp cổ đại