Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ thuần Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ THU HƢƠNG
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
– NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ THUẦN VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2013
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Đ
Ỗ TH
Ị THU HƢƠNG LU
ẬN ÁN TI
ẾN SĨ NG
Ữ VĂN NĂM 2013
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ THU HƢƠNG
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
– NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ THUẦN VIỆT
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS NGUYỄN ĐỨC TỒN
HÀ NỘI – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, minh bạch và chưa được ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2013
Tác giả luận án
Đỗ Thị Thu Hương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Tổng quan vấn đề cần nghiên cứu .................................................................... 2
2.1 Giai đoạn trƣớc 1945 .................................................................................. 2
2.2 Giai đoạn sau 1945 .................................................................................... 3
2.2.1 Vấn đề 1: Về khái niệm thành ngữ ...................................................... 3
2.2.2 Vấn đề 2: Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ ................. 3
2.2.3 Vấn đề 3: Ranh giới giữa thành ngữ và các đơn vị lân cận ................ 5
2.2.4 Vấn đề 4: Biến thể của thành ngữ ........................................................ 9
2.2.5 Vấn đề 5: Nguồn gốc của thành ngữ ................................................... 11
2.2.6 Vấn đề 6: Mối quan hệ giữa thành ngữ và văn hoá ............................. 14
3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 15
4. Đối tƣợng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................. 16
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 16
4.2 Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 17
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 17
5. Ý nghĩa của luận án ............................................................................................
5.1 Ý nghĩa khoa học................................................................................................
5.2 Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................
6. Bố cục của luận án .............................................................................................
17
17
17
18
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT
1.1 Một số vấn đề lí thuyết về thành ngữ ............................................................ 19
1.1.1 Khái niệm thành ngữ ............................................................................ 19
1.1.2 Đặc điểm của thành ngữ ....................................................................... 19
1.1.2.1 Đặc điểm kết cấu ................................................................................ 19
1.1.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa ........................................................................... 20
1.1.3 Cấu tạo và phân loại thành ngữ ............................................................ 21
1.1.3.1 Đặc điểm cấu tạo ................................................................................. 21
1.1.3.2 Phân loại thành ngữ ............................................................................ 21
1.2 Khái niệm thành ngữ thuần Việt ................................................................... 22
1.2.1 Khái niệm từ thuần Việt ........................................................................ 22
1.2.1.1 Dẫn nhập .............................................................................................. 22
1.2.1.2 Các nguồn vay mƣợn .......................................................................... 23
1.2.1.3 Khái niệm từ thuần Việt ....................................................................... 26
1.2.1.4 Tiêu chí nhận diện ............................................................................... 29
1.2.2 Khái niệm thành ngữ thuần Việt .......................................................... 32
1.3 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................. 40
CHƢƠNG 2: NGUỒN GỐC THÀNH NGỮ THUẦN VIỆT
2.1 Những cơ sở cho sự hình thành và ra đời của thành ngữ ............................. 41
2.2 Nguồn gốc ra đời của thành ngữ thuần Việt................................................... 44
2.2.1 Thành ngữ ra đời từ đời sống toàn dân ................................................ 44
2.2.1.1 Thành ngữ phản ánh đời sống sinh hoạt hàng ngày của ngƣời Việt .. 44
2.2.1.2 Thành ngữ phản ánh đặc tính sinh học của các loài động thực vật ... 51
2.2.2 Thành ngữ có xuất xứ từ địa phương ................................................... 53
2.2.3 Thành ngữ phản ánh đặc điểm, quá trình sản xuất của các ngành 54
nghề thủ công...........................................................................................................
2.2.4 Thành ngữ có nguồn gốc từ sách vở .................................................... 56
2.3 Một số thành ngữ thuần Việt có nhiều cách giải thích nguồn gốc............... 58
2.3.1 Dẫn nhập .............................................................................................. 58
2.3.2 Những thành ngữ có nhiều cách giải thích do dựa vào những hiện
tượng văn hóa khác nhau .......................................................................................
58
2.3.2.1 Thành ngữ chạy như cờ lông công ................................................... 58
2.3.2.2 Thành ngữ nuôi ong tay áo.................................................................. 61
2.3.2.3 Thành ngữ bắt cá hai tay .................................................................... 62
2.3.2.4 Thành ngữ vắng như chùa Bà Đanh ................................................. 63
2.3.2.5 Thành ngữ công tử bột ........................................................................ 64
2.5.2.6 Thành ngữ đèo heo hút gió ................................................................. 67
2.5.2.7 Thành ngữ vụng chèo khéo chống ..................................................... 71
2.5.2.8 Thành ngữ già kén kẹn hom ................................................................ 73
2.3.3 Thành ngữ có nhiều cách giải thích nguồn gốc do có hiện tượng
biến thể của thành tố cấu tạo .................................................................................
74
2.3.3.1 Thành ngữ mũi dại lái phải chịu đòn/mũi vạy lái phải chịu đòn .. 75
2.3.3.2 Thành ngữ áo cứ tràng làng cứ xã / áo cứ chàng làng cứ xã ......... 76
2.3.3.3 Thành ngữ khôn sống mống chết / khôn sống bống chết ............... 78
2.3.4 Thành ngữ được giải thích có xuất xứ cả từ trong tiếng Việt cả
trong tiếngHán...................................................................................................
79
2.4 Một số nguyên nhân khiến một thành ngữ có nhiều cách giải thích
nguồn gốc khác nhau .............................................................................................
81
2.5 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 84
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CỦA
THÀNH NGỮ THUẦN VIỆT
3.1 Đặc điểm cấu trúc ............................................................................................ 86
3.1.1 Dẫn nhập............................................................................................. 86
3.1.2 Hiện tượng biến thể của các thành ngữ thuần Việt .......................... 86
3.1.2.1 Sơ lƣợc về hiện tƣợng biến thể của thành ngữ .................................. 86
3.1.2.2 Hiện tƣợng biến thể của các thành ngữ thuần Việt ........................... 89
3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ thuần Việt ............................................. 97
3.2.1 Hiện tượng đồng nghĩa thành ngữ..................................................... 97
3.2.1.1 Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu hiện tƣợng đồng nghĩa ....................... 97
3.2.1.2 Cơ sở xác định ................................................................................... 100
3.2.1.3 Tiêu chí xác định các đơn vị thành ngữ đồng nghĩa 102
3.2.1.4 Định nghĩa thành ngữ đồng nghĩa ................................................... 107
3.2.1.5 Các quan hệ đồng nghĩa trong thành ngữ ....................................... 107
3.2.1.6 Các tiêu chí phân biệt hiện tƣợng đồng nghĩa và biến thể của
thành ngữ thuần Việt ..............................................................................................
110
3.2.2 Hiện tượng trái nghĩa của thành ngữ thuần Việt ............................ 114
3.2.2.1 Sơ lƣợc về hiện tƣợng trái nghĩa ...................................................... 114
3.2.2.2 Hiện tƣợng trái nghĩa thành ngữ ...................................................... 117
3.3 Thành tố văn hóa - lịch sử trong ý nghĩa và cấu trúc của các thành ngữ
thuần Việt.....
119
3.3.1 Sơ lược về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ........................ 119
3.3.2 Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ý nghĩa biểu trưng ....................... 121
3.3.2.1 Khái niệm biểu trƣng ....................................................................... 121
3.3.2.2 Ý nghĩa biểu trƣng trong thành ngữ thuần Việt ................................ 122
3.3.3 Đặc trưng văn hóa - dân tộc trong cấu trúc của thành ngữ Việt .... 141
3.3.3.1 Các đặc trƣng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam.................. 141
3.3.3.2 Đặc trƣng văn hóa - dân tộc trong cấu trúc của thành ngữ.............. 142
3.4 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 146
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 So sánh thành ngữ thuần Việt và thành ngữ Hán - Việt 39
Bảng 2.2 Các cơ sở xác định nguồn gốc thành ngữ thuần Việt 43
Bảng 2.3 Một số thành ngữ có nhiều hình thức ngữ âm 75
Bảng 3.1 Thành ngữ biến thể 91
MỤC LỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cấu trúc của hệ thống văn hóa 42
Sơ đồ 3.1 Cấu trúc đối xứng của thành ngữ thuần Việt 143
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Kho tàng thành ngữ tiếng Việt gồm hai mảng lớn là thành ngữ thuần Việt và thành
ngữ gốc Hán.
Thành ngữ thuần Việt đóng vai trò quan trọng trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt.
Chúng chiếm số lượng lớn, đồng thời cũng là lớp thành ngữ điển hình cho ngôn ngữ dân
tộc. Không những vậy, các thành ngữ thuần Việt còn là những đơn vị chứa đựng những
yếu tố văn hóa, xã hội, lịch sử, phong tục tập quán… của dân tộc ta. Thành ngữ được ví
như là cuốn “bách khoa thư”, là tấm gương phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của
một xã hội. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về nguồn gốc hình thành của các thành ngữ để
hiểu rõ hơn bản chất của chúng là rất cần thiết.
Trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ, chúng ta thường sử dụng
thành ngữ để làm cho lời nói sinh động, tạo ấn tượng sâu sắc đối với người nghe, người
đọc. Chẳng hạn, để khẳng định một điều chắc chắn không thể xảy ra đối với khả năng của
một người, vì nếu xảy ra thì là ngược đời, chúng ta dùng thành ngữ chó có váy lĩnh; ví
trường hợp những kẻ không tài cán mà lại gặp may mắn, ta dùng thành ngữ mèo mù vớ cá
rán; trạng thái rách nát tả tơi được dân gian so sánh rách nhƣ tổ đỉa. Tính cách chỉ tính
chuyện tạm bợ trước mắt, không nghĩ đến chuyện lâu dài được phản ánh qua thành ngữ
ăn xổi ở thì…Chúng ta sử dụng thành ngữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, quen thuộc
đến mức không cần biết đến nguồn gốc của chúng. Các thành ngữ tiếng Việt được ra đời
từ khi nào? Chúng có xuất xứ từ đâu? Những thành ngữ nào thì được coi là thành ngữ có
nguồn gốc Việt? Những câu hỏi này ít nhiều đã được đặt ra trong các công trình nghiên
cứu thành ngữ, tuy nhiên chúng chưa được giải quyết một cách toàn diện, triệt để và hệ
thống, có cơ sở khoa học, nhiều khi mang tính chất "từ nguyên dân gian". Từ cách đặt vấn
đề nói trên, luận án tiến hành tìm hiểu nguồn gốc ra đời của thành ngữ thuần Việt. Có thể
nói, đây là một vấn đề hết sức phức tạp, bởi liên quan đến sự hình thành của thành ngữ có
rất nhiều nhân tố chi phối, đặc biệt là những nhân tố ngoài ngôn ngữ, như: văn hóa, lịch
sử, tôn giáo, phong tục tập quán, các hiện tượng riêng của địa phương…
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nằm trong hệ thống từ vựng, thành ngữ là một bộ phận khá độc đáo, bởi lẽ nó
không chỉ là đơn vị ngôn ngữ mà còn là đơn vị văn hoá. Thành ngữ mang trong mình đầy
đủ những đặc trưng văn hoá, tinh thần, phong tục tập quán, thói quen, nếp cảm nếp nghĩ
của một dân tộc. Chính vì những đặc tính đó cho nên thành ngữ tiếng Việt từ lâu đã trở
thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như ngôn ngữ học, văn
hóa học, folklore học, dân tộc học…
Xét trong ngành ngôn ngữ học, lịch sử nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt tính đến
nay có thể chia thành hai giai đoạn, trước 1945 và sau 1945.
2.1 Giai đoạn trước 1945
Ở giai đoạn trước 1945, xu hướng nghiên cứu chung là chưa phân biệt thành ngữ
và tục ngữ. Ở Việt Nam, người đầu tiên nghiên cứu về thành ngữ là Phạm Quỳnh với báo
cáo “Về tục ngữ và ca dao”. Trong bài viết này, ông quan niệm tất cả các cụm từ cố định
đều là tục ngữ. Tuy vậy, công trình nghiên cứu của ông đã đánh dấu điểm mốc quan trọng
trong tiến trình nghiên cứu thành ngữ ở nước ta.
Tiếp đến là cuốn Tục ngữ và phong dao của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc xuất bản
năm 1928. Cuốn sách đã tập hợp một khối lượng lớn các thành ngữ và tục ngữ. Tuy
nhiên, tác giả cuốn sách cũng chủ trương “không phân biệt thế nào là thành ngữ, tục ngữ,
lý ngữ, sấm ngữ, mê ngữ, phương ngôn, đồng dao, ca dao hay phong dao gì cả”. [70]
Tác giả Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã quan niệm thành
ngữ như sau: “Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập thành sẵn, ta có
thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói chuyện hoặc viết văn.”[31]. Bước đầu
ông cũng đã có sự phân biệt thành ngữ và tục ngữ . Theo ông, sự khác nhau giữa thành
ngữ và tục ngữ là ở chỗ: “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ hoặc khuyên
răn hoặc chỉ bảo ta điều gì; còn như thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà
diễn một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè” [31,15]. Như vậy, sự khác biệt
giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác biệt về ngữ nghĩa.
2.2 Giai đoạn sau năm 1945
Việc nghiên cứu thành ngữ có hệ thống và cơ sở khoa học chỉ thực sự bắt đầu từ
sau năm 1945. Ở giai đoạn này, thành ngữ trở thành tâm điểm nghiên cứu của nhiều nhà
Việt ngữ học. Nhận thấy rõ vai trò, vị trí đặc biệt của thành ngữ trong hệ thống từ vựng,
các nhà Việt ngữ học đã nghiên cứu thành ngữ ở nhiều phương diện như: xác định khái
niệm thành ngữ, đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa, đặc biệt là nhận diện thành
ngữ trong sự so sánh với tục ngữ. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày lịch sử nghiên cứu thành
ngữ từ sau năm 1945 đến nay theo từng vấn đề cụ thể.
2.2.1 Vấn đề 1: Về khái niệm thành ngữ
Hầu hết các nhà nghiên cứu (xem Nguyễn Văn Tu (1968, 1976), Hồ Lê (1976),
Nguyễn Thiện Giáp (1985), Nguyễn Văn Mệnh (1986), Nguyễn Đức Dân (1986),v.v... )
đều có tiếng nói chung khi cho rằng thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu vững
chắc, cố định, ổn định. Nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa của các yếu tố cấu thành
cộng lại mà thường mang tính hình tượng, tính bóng bẩy và gợi cảm. Các đặc tính này
khiến cho thành ngữ trở thành đơn vị tương đương với từ, có thể thay thế từ hoặc kết hợp
với từ để tạo câu.
Khác với quan điểm của các nhà nghiên cứu kể trên, tác giả Trương Đông San
(1974) cho rằng, tất cả những đơn vị mà lâu nay các nhà Việt ngữ học cho là từ ghép theo
quan hệ đẳng lập hay quan hệ chính phụ, như: quần áo, nhà ăn, máy bay, đƣờng sắt…thì
đó đều là cụm từ cố định. Từ quan niệm này, ông đã định nghĩa thành ngữ như sau:
“Thành ngữ là những cụm từ cố định có nghĩa hình tượng tổng quát không suy trực tiếp
từ ý nghĩa của các từ vị tạo ra nó. Thành ngữ gồm có những đơn vị mang nghĩa hình
tượng chung, trong đó tất cả các từ vị tạo ra nó đều mất nghĩa đen (tuần trăng mật, há
miệng mắc quai, đèn nhà ai nấy rạng…) và những đơn vị mang nghĩa hình tượng bộ
phận, trong đó có một phần mất nghĩa đen và một phần vẫn giữ được nghĩa đen (giết thời
gian, sách gối đầu giƣờng…). [80,2]
2.2.2 Vấn đề 2: Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ
Đi sâu vào tìm hiểu thành ngữ, các nhà ngôn ngữ học cũng tập trung làm sáng tỏ
đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của loại đơn vị đặc biệt này. Hầu hết các nhà
nghiên cứu đều cho rằng thành ngữ là những cụm từ cố định, có cấu trúc chặt chẽ, ổn định
và bền vững. Về ý nghĩa, nghĩa của thành ngữ mang tính biểu trưng, tức là nghĩa của
thành ngữ phải nói về một cái gì khác không phải là chính nó. Tuy vậy, đi sâu vào khai
thác đặc tính biểu trưng của thành ngữ, mỗi tác giả lại có những cách hiểu rất khác nhau.
Tác giả Bùi Khắc Việt (1978) quan niệm tính biểu trưng là kí hiệu mà quan hệ với
quy chiếu (referent) là có nguyên do. Cụ thể: hình ảnh hoặc sự vật, sự việc cụ thể miêu tả
trong thành ngữ là nhằm nói về những ý niệm khái quát hoá. Nghĩa của thành ngữ được
hình thành từ các phương thức tạo nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh. Tính biểu trưng ngữ
nghĩa của thành ngữ còn liên quan đến các hiện tượng trong đời sống xã hội, trong lịch
sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân.
Nguyễn Đức Dân (1986) cho rằng “Nghĩa của thành ngữ được hình thành qua sự
biểu trưng nghĩa của cụm từ” [15,5]. Sau khi phân tích một loạt các ví dụ, ông đã khái
quát được một số phương thức biểu trưng nghĩa của thành ngữ. Từ các phương thức biểu
trưng ngữ nghĩa đó có thể dễ dàng tìm được các biến thể của thành ngữ .
Phan Xuân Thành (1990) cũng nhấn mạnh tính biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ
khi ông cho rằng ý nghĩa của thành ngữ là sự hoà hợp, chung đúc nghĩa của từng yếu tố
tạo nên nó. Ở mỗi thành ngữ, các yếu tố có tính biểu trưng khác nhau. Có yếu tố mang
tính biểu trưng cao, như chìa khoá của thành ngữ. Cũng có những yếu tố có tính biểu
trưng đơn giản, những yếu tố này thường gặp ở thành ngữ so sánh. Đặc biệt, có những
yếu tố mang tính biểu trưng phức tạp mà ở đó thường tàng ẩn những tri thức dân gian sâu
sắc. [91]
Quan điểm của Phan Xuân Thành và Bùi Khắc Việt có nhiều điểm trùng hợp khi
cả hai ông cùng đặc biệt quan tâm đến tính biểu trưng của thành ngữ. Họ đều cho rằng,
các yếu tố trong thành ngữ có mức độ biểu trưng khác nhau và một yếu tố có thể mang
nhiều ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Tính biểu trưng của thành ngữ liên quan mật thiết
đến đời sống xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân.
Nguyễn Công Đức (1995) tập trung nghiên cứu thành ngữ ở hai bình diện cấu trúc
hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt. Về cấu trúc hình thái, ông cho rằng có
thể chia thành ngữ tiếng Việt thành ba loại: thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành
ngữ thường. Khi luận giải về tính biểu trưng, ông cho rằng, sự biểu trưng hoá trong thành
ngữ được vận dụng ở những mức độ khác nhau. Có những thành ngữ có yếu tố biểu trưng
hoá, có những thành ngữ không có yếu tố nào được biểu trưng hoá. Ngay cả những thành
ngữ có yếu tố biểu trưng hoá thì vẫn có yếu tố hiển minh. Các yếu tố hiển minh này góp
phần gợi mở ngữ nghĩa của thành ngữ.
Hoàng Văn Hành (2008) dựa vào cấu trúc đã chia thành ngữ tiếng Việt thành hai
loại lớn là thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hoá. Đến lượt mình, thành ngữ ẩn dụ hoá
đối xứng lại được chia thành hai kiểu là thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng và thành ngữ ẩn dụ
hoá phi đối xứng. Mỗi loại lại có đặc điểm ngữ nghĩa tương ứng.
Bên cạnh việc nghiên cứu thành ngữ nói chung, còn có những tác giả tách riêng
một loại thành ngữ cụ thể để xem xét, chẳng hạn như Trương Đông San [80]. Ông đặc
biệt chú ý đến thành ngữ so sánh ở hai phương diện cấu trúc hình thức và cấu trúc ngữ
nghĩa.
Cùng mối quan tâm như Trương Đông San, tác giả Chu Bích Thu [95] cũng phân
tích khá kĩ lưỡng về cơ sở logic - ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh. Theo tác giả, các yếu
tố trong thành ngữ so sánh có thể rút gọn hoặc mở rộng. Sở dĩ có thể như vậy là vì sự vật
được so sánh và cơ sở so sánh thường không cùng loại. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng,
việc lựa chọn yếu tố làm cơ sở so sánh bị quy định bởi đặc trưng tư duy dân tộc. Cùng
một nội dung khái niệm, mỗi ngôn ngữ chọn yếu tố so sánh khác nhau tùy thuộc vào thói
quen tư duy dân tộc.
Tóm lại, dù khác nhau trong cách hiểu khái niệm biểu trưng nhưng các quan niệm
trên đây đều có một cái nhìn khá thống nhất khi cho rằng tính biểu trưng ngữ nghĩa của
thành ngữ bị quy định bởi đặc trưng của từng dân tộc. Những yếu tố văn hóa, tín ngưỡng,
phong tục tập quán,… liên quan mật thiết đến việc hiểu nghĩa của thành ngữ.
2.2.3 Vấn đề 3: Ranh giới giữa thành ngữ và các đơn vị lân cận
Trong khi xác định khái niệm thành ngữ, các nhà ngôn ngữ học cũng cố gắng vạch
ra một đường ngăn cách giữa thành ngữ với các đơn vị khác như từ ghép, cụm từ tự do,
tục ngữ và quán ngữ.
Về mối quan hệ giữa thành ngữ và từ ghép, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho
rằng đó là mối quan hệ khá rạch ròi. Dù xếp từ ghép trong nội bộ cụm từ cố định (như
Trương Đông San, 1974) hay không thuộc cụm từ cố định (Đỗ Hữu Châu 1981, Nguyễn