Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Người kể chuyện trong tiểu thuyết thất lạc cõi người của dazai osamu.
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
814.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1246

Người kể chuyện trong tiểu thuyết thất lạc cõi người của dazai osamu.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT THẤT LẠC CÕI

NGƯỜI CỦA DAZAI OSAMU

Người hướng dẫn:

Th.s. Nguyễn Phương Khánh

Người thực hiện:

Thái Thị Thu Hoài

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả khóa luận này là sự nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi của

bản thân dưới sự hướng dẫn của Th.s. Nguyễn Phương Khánh.

Tôi xin bảo đảm về tính trung thực của lời cam đoan trên.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

Người thực hiện

Thái Thị Thu Hoài

3

TRANG GHI ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài Người kể chuyện trong tiểu thuyết Thất lạc

cõi người của Dazai Osamu, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, đóng

góp ý kiến và động viên của cô giáo Nguyễn Phương Khánh.

Xin cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn và các

bạn đã đóng góp ý kiến chân thành cho khóa luận của chúng tôi.

Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý, bổ

sung của quý thầy cô và tất cả các bạn.

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2013

Sinh viên

Thái Thị Thu Hoài

4

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

“Con người là ai? Ai là con người?”. Đó là câu hỏi mỗi con người băn

khoăn trong dòng chảy của cõi nhân sinh. Cuộc sống thay đổi, giá trị con người

như một phong thư bí ẩn được niêm phong bằng thứ keo không mở được. Mỗi

người cố gắng mở theo cách riêng của mình, để tìm xem bên trong phong thư đó là

gì. Dazai Osamu, tiểu thuyết gia hiện đại Nhật Bản cũng không nằm ngoài quy luật

đó.

Dazai viết về con người, nhưng đó là con người của cái cô đơn tột đỉnh, con

người của nỗi sợ hãi tận cùng, con người của sự “xa lạ” trống vắng, con người

không có tư cách làm người… Tất cả đó, được sống trong Thất lạc cõi người –

cuốn tiểu thuyết như những dòng tự thuật của chính Dazai về bản thân, về con

người, như một đáp án riêng của ông về hai chữ “con người”. Cái cô đơn luôn cựa

quậy, nó không chịu đứng yên trong cuộc đời của Oba Yozo – nhân vât trung tâm ̣

của tiểu thuyết.

Với lối viết tự thuật đầy ám ảnh, một thứ ngôn ngữ bình dị nhưng cuốn hút,

tác giả đã đưa người đọc “thất lạc” trong thung lũng của cô đơn. Có thể thấy, tác

phẩm mang đậm dấu tích của cuộc đời chính Dazai về khắc khoải nhân sinh, về

day dứt siêu hình của con người trên cõi thế- chính như tên gọi của nó- Thất lạc cõi

người.

Hình tượng người kể chuyện Oba Yozo cũng chính là nhân vật trung tâm

của tiểu thuyết là một thành công điển hình của Dazai trong tác phẩm. Để làm rõ

hình tượng người kể chuyện với những nét đặc sắc riêng, tôi quyết định chọn đề tài

“Người kể chuyện trong tiểu thuyết Thất lạc cõi người của Dazai Osamu” làm đề

tài nghiên cứu.

5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Dazai Osamu là một tác giả với số lượng tác phẩm không quá đồ sộ nhưng

lại được đông đảo độc giả thế giới biết đến. Tác phẩm của ông đã được dịch ra

nhiều thứ tiếng trên thế giới. Đặc biệt cuộc đời của ông cũng như tiểu thuyết Thất

lạc cõi người đã được dựng thành phim công chiếu rộng rãi ở Nhật Bản.

* Ở nước ngoài, tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và thu

hút khá nhiều nghiên cứu. Trong đó có thể kể đến một số công trình và bài viết

như: Akutagawa and Dazai: Instances of Literary Adaptation (Akutagawa và

Dazai: Những thí dụ của phóng tác văn học) của tác giả James A.O'Brien, Nhà

xuất bản Đại học Cornell, 1983. Đặc biệt là công trình nghiên cứu của Phyllis

I.Lyons với bài viết The Saga of Dazai Osamu: A Critical Study With Translations

(Tiểu thuyết của Dazai Osamu: Nghiên cứu phê bình với bản dịch), Nhà xuất bản

Đại học Stanford, California, 1985. Tác giả Allan Stephen Wolf với công trình

Suicidal Narrative in Modern Japan: The Case of Dazai Osamu (Truyện kể tự sát

ở Nhật Bản hiện đại: Trường hợp của Dazai Osamu), Nhà xuất bản Đại học

Princeton, 1990. Chúng tôi nhận thấy các tác giả đều khẳng định sự thành công của

Dazai trong thể loại tiểu thuyết tự thuật- tư tiểu thuyết.

* Ở Việt Nam việc dịch các tác phẩm của Dazai Osamu gần đây được giới

dịch thuật khá quan tâm, tuy nhiên khối lượng tác phẩm được xuất bản chưa nhiều.

Vây nên, việc tiếp cận với văn phong Daza ̣ i còn nhiều hạn chế. Măc ḍ ù vây, chỉ ̣

với những bài viết mở đầu cho chặng đường nghiên cứu, Dazai đã gây ra một làn

sóng mới trong lòng đọc giả Việt Nam.

Dịch giả Hoàng Long trong bản dịch Thất lạc cõi người có phần phụ lục viết

về cuộc đời và văn nghiệp của Dazai đồng thời nói về dòng văn học “vô lại phái”.

Dịch giả cũng đã dành một phần để điểm qua những nét chính về đặc điểm chính

trong sáng tác của Dazai. Trong phần viết về tiểu thuyết Thất lạc cõi người, dịch

giả đã đề cập đến văn phong của Dazai: Tuy Thất lạc cõi người là một tiểu thuyết

6

ngắn nhưng cách xây dựng nhân vật nội dung tác phẩm thật gây xúc động lòng

người. Giọng văn hài hước, đôi khi có chút khoa trương khiến ta nhiều lần phá ra

cười xong lại bùi ngùi cảm động[9,tr.255].

Khi hình thành ý tưởng thực hiện tủ sách Tinh hoa văn học (Phương Nam

Books) thì dịch giả trẻ Hoàng Long là một gương mặt được chọn để đảm trách

mảng văn chương Nhật Bản. Sau khi chuyển ngữ tiểu thuyết Thất lạc cõi người của

Dazai Osamu, Hoàng Long tiếp tục với hai tác phẩm Tà dương và Nữ sinh cũng

của Dazai Osamu... Phóng viên Trần Nhã Thụy của báo Tuổi trẻ cuối tuần trong

bài viết “Một lần dứt quyết với Dazai” đã trò chuyện với dịch giả Hoàng Long

nhân Tà dương được phát hành. Trong bài trả lời phỏng vấn, Hoàng Long nói: “Có

thể nói tác phẩm của Dazai mang tính "hậu hiện đại" đến mức ngạc nhiên. Cái bi

kịch của Yozo trong Thất lạc cõi người, cuộc vượt thoát của Kazuko trong Tà

dương có khác gì mỗi con người chúng ta trên đường tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống

đâu? Một điều nữa khiến tác phẩm của Dazai phổ cập là ngôn từ và văn phong.

Thứ tiếng Nhật trong sáng, hiện đại mà Dazai dùng trong những tác phẩm viết

cách đây 70 năm bây giờ vẫn còn gây kinh ngạc cho nhiều nhà văn khác.”

Nguyễn Nam Trân trong Tổng quan lịch sử Văn học Nhật Bản, Nhà xuất bản

Giáo dục năm 2012 trong phần “Burai- ha và tiểu thuyết thông tục mới” đã bàn về

lối viết của những nhà văn theo trường phái Burai- ha, trong đó có Dazai Osamu,

tác giả đã dành một mục riêng nói về Dazai. Theo đó, “Dazai là một nhà văn nhiều

người thích, nhất là lớp trẻ cho đến cả bây giờ… Tác giả Dazai Osamu đã gửi gắm

tâm sự của mình qua lời phát biểu của các nhân vật, trình bày tình cảm tuyệt vọng

trước xã hội mới cũng như đưa ra tín điều luân lý của ông.”[14,tr.571]

Đặc biệt, bài viết “Cuộc truy vấn về nhân sinh trong Bướm trắng của Nhất

Linh và Thất lạc cõi người của Dazai Osamu” của Nguyễn Ngọc Bảo Trâm đăng

trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 3 năm 2012, nhà xuất bản Viện văn học- Viện

7

khoa học xã hội Việt Nam đã có một cái nhìn khái lược về vấn đề nhân sinh của

tiểu thuyết thông qua việc so sánh với tiểu thuyết cuối cùng của nhà văn Nhất

Linh- tiểu thuyết Bướm trắng. Về lối văn tự thuật của Dazai, tác giả có đoạn viết:

“Dùng chính cuộc đời của mình để sáng tác… Thất lạc cõi người là nơi thể hiện và

tự trào lộng cho cái tôi xuyên thấm giữa cuộc đời và nghệ thuật ấy của Dazai.

Cũng từ đó, cuộc đời nhà văn trở thành như một huyền thoại thời hiện đại của văn

học Nhật Bản”[17, tr.27,28].

Tác giả Đoàn Lê Giang trong bài viết “Nghiên cứu văn học Việt Nam và

Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á” đăng trên Tạp chí Văn học số 2, năm 2012 cũng

đã đề cập đến tình hình dịch thuật tác phẩm của các tác giả Nhật Bản ở Việt Nam

sau 1975, trong đó có Dazai Osamu với tiểu thuyết Thất lạc cõi người.

Phạm Vũ Thịnh trong bài viết “Dazai Osamu, Tiểu thuyết gia hiện đại Nhật

Bản” (Sydney 12-2005), đăng tải trên trang mạng internet đã có một cái nhìn khái

lược cũng như đánh giá sơ bộ về đóng góp của Dazai Osamu đối với nền văn học

Nhật Bản hiện đại về phương diện tiểu thuyết. Bài viết đã nhắc đến những thành

công về mặt nghệ thuật và nội dung của Thất lạc cõi người. Đoạn viết về nghệ

thuật tiểu thuyết của Dazai: “Dazai dùng lối viết giản dị như câu nói thường ngày.

Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông đều dựa vào những sự kiện xảy ra trong

đời ông, nên được xếp vào loại "shi-shosetsu" (tư-tiểu-thuyết, tự truyện, tiểu thuyết

tự thuật)”. Về tiểu thuyết Thất lạc cõi người, tác giả Phạm Vũ Thịnh viết: “Ðược

viết với giọng thành thực đến tàn nhẫn, không có chỗ trống cho tình cảm, tiểu

thuyết nầy trở thành một trong những tác phẩm "cổ điển" (classic) của văn học

Nhật Bản”.

Qua nghiên cứu các bài viết, chúng tôi thấy rằng, nghệ thuật kể chuyện cũng

như tổ chức tác phẩm cũng được nhắc đến khá nhiều. Đó là lối kể chuyện đầy hấp

dẫn, thuyết phục với ngôi kể thứ nhất. Người kể chuyện mang đậm hình bóng của

8

nhân vật trung tâm và tác giả. Qua đó, các nhà nghiên cứu cũng đã đánh giá thành

công của Dazai trong nghệ thuật “tư tiểu thuyết”. Tuy nhiên, có thể khẳng định

rằng mức độ chuyên sâu của các bài viết còn ít, chưa khai thác triệt để nghệ thuật

cũng như nội dung của tác phẩm.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tương nghiên c ̣ ứu: vấn đề người kể chuyện trong tiểu thuyết Thất lạc

cõi người của Dazai Osamu thể hiện qua hình tượng người kể chuyện ngôi thứ

nhất: nhân vật Oba Yozo; vai trò của người kể chuyện trong cấu trúc tác phẩm.

 Phạm vi nghiên cứu: tác phẩm Thất lạc cõi người với bản dịch của Hoàng

Long, Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2011. Tham khảo đối chiếu một số tác phẩm

khác của tác giả như Tà dương và một số truyện ngắn khác.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp hệ thống: Từ việc tiếp xúc với tác phẩm, chúng tôi tiến hành hệ

thống hóa sựxuất hiên c̣ ủa ngườ

i kể chuyên trong t ̣ ác phẩm

- Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp áp dụng để phân tích đặc điểm

của hình tương ngư ̣ ờ

i kể chuyên, đặc điểm của thể loại ̣ “tư tiểu thuyết” để soi nó

vào tác phẩm, giải mã kí hiệu ngôn ngữ thể hiện trong tác phẩm.

- Phương pháp so sánh: Được áp dụng trong quá trình so sánh để rút ra những đặc

trưng trong phong cách nghệ thuật của tác giả.

- Phương pháp tổng hợp: Từ những phân tích, so sánh để tổng hợp vấn đề nhằm

rút ra những kết luận cơ bản về đóng góp của tác phẩm về nội dung cũng như nghệ

thuật.

5. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài được cấu trúc thành

ba chương

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!