Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Người chứng kiến trong tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MINH TUẤN
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MINH TUẤN
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Thuân
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Tuấn
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chương 1. Những vấn đề lý luận về người chứng kiến trong tố tụng
hình sự Việt Nam
1.1 Khái niệm, tư cách tố tụng, vai trò của người chứng kiến trong tố
tụng hình sự Việt Nam
1.1.1 Khái niệm người chứng kiến trong tố tụng hình sự 4
1.1.2 Tư cách tố tụng của người chứng kiến 13
1.1.3 Vai trò của người chứng kiến trong tố tụng hình sự 16
1.2 Các mối quan hệ pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến người
chứng kiến
1.2.1 Mối quan hệ giữa người chứng kiến với người tiến hành tố tụng 18
1.2.2 Mối quan hệ giữa người chứng kiến với những người tham gia tố
tụng
20
1.3 Sơ lược lịch sử lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam và quy định của
pháp luật một số nước về người chứng kiến
1.3.1 Sơ lược lịch sử lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam về người chứng
kiến
22
1.3.2 Quy định của pháp luật một số nước về người chứng kiến 26
Chương 2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện
hành và thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về người
chứng kiến
2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về
người chứng kiến
2.1.1 Những trường hợp phải có sự tham dự của người chứng kiến 32
2.1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thành phần
người chứng kiến
34
2.1.3 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về quyền và
nghĩa vụ của người chứng kiến
39
2.1.4 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thủ tục chứng
kiến
42
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về
người chứng kiến
2.2.1 Vấn đề xác định và mời người chứng kiến 45
2.2.2 Thực trạng tham gia tố tụng hình sự của người chứng kiến 51
2.2.3 Vấn đề xác định quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến 54
Chương 3. Yêu cầu cải cách tư pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về người chứng kiến
3.1 Quán triệt yêu cầu cải cách tư pháp trong áp dụng pháp luật tố
tụng hình sự về người chứng kiến
57
3.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng
hình sự về người chứng kiến
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về người chứng kiến 59
3.2.2 Đề cao trách nhiệm trong áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về
người chứng kiến
67
Kết luận 73
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua vào ngày 26/11/2003,
có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, thay thế Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 đã góp phần to lớn, quan trọng vào sự nghiệp
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới.
Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; yêu cầu cải cách tư pháp của Đảng và
Nhà nước; yêu cầu đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trong tình hình mới, Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, gây
khó khăn cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Một
trong những hạn chế đó có quy định về người chứng kiến tại các Điều 80,
Điều 81, Điều 123, Điều 124, Điều 125, Điều 139, Điều 143, Điều 146, Điều
150, Điều 151. Sự chưa hoàn thiện, chưa hợp lý của Luật như chưa quy định
người chứng kiến là một trong những người tham gia tố tụng hình sự và cũng
chưa quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến trong tố tụng
hình sự gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan tư pháp, làm giảm tính
khách quan của các hoạt động tố tụng có người chứng kiến tham dự. Điều này
đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện vấn đề lý
luận, quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, cũng như thực trạng
áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về người chứng kiến, để đề xuất các giải
pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về
người chứng kiến, tạo cơ sở pháp lý cho công tác điều tra, truy tố, xét xử các
vụ án hình sự; bảo đảm quyền cơ bản của công dân; bảo vệ quyền con người
của người chứng kiến; bảo vệ người tiến hành tố tụng trong trường hợp bị vu
cáo, đồng thời ngăn ngừa việc lạm quyền, bừa ẩu của người tiến hành tố tụng
khi thi hành nhiệm vụ.
2
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề:“Người chứng
kiến trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đề tài “Người chứng kiến trong tố tụng hình sự Việt Nam” chưa được
nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu nên việc nghiên cứu đề tài này
là một vấn đề mới, có ý nghĩa làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về người
chứng kiến trong tố tụng hình sự và đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về người chứng kiến.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ quy định pháp luật tố tụng hình sự về người chứng
kiến; thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về người chứng kiến, luận
văn đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
tố tụng hình sự về người chứng kiến.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ
chủ yếu sau:
- Hệ thống, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về người chứng kiến
trong tố tụng hình sự Việt Nam.
- Phân tích làm rõ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về
người chứng kiến.
- Khảo sát làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về người
chứng kiến.
- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật tố tụng hình sự về người chứng kiến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là người chứng kiến trong tố tụng
hình sự Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung, luận văn nghiên cứu về người chứng kiến trong tố tụng
hình sự Việt Nam.
3
- Về không gian, luận văn khảo sát thực trạng áp dụng pháp luật về
người chứng kiến trên phạm vi cả nước, tuy vậy tập trung ở các địa phương
điển hình như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai.
- Về thời gian, luận văn khảo sát thực trạng áp dụng pháp luật về người
chứng kiến từ năm 2004 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp biện chứng của chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh và
phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của luận văn
Luận văn có ý nghĩa khoa học phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về
người chứng kiến trong tố tụng hình sự Việt Nam như: Khái niệm người
chứng kiến, đặc điểm của người chứng kiến, địa vị pháp lý của người chứng
kiến; đồng thời chỉ ra những điểm bất cập, chưa hợp lý của Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003 về người chứng kiến; một số vi phạm trong áp dụng pháp
luật tố tụng hình sự về người chứng kiến. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải
pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về
người chứng kiến. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, luận văn sẽ cung cấp
cho các nhà lập pháp cơ sở lý luận và thực tiễn để sửa đổi, bổ sung một số
quy định về người chứng kiến trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 03 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về người chứng kiến trong tố tụng hình
sự Việt Nam.
Chương 2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành
và thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về người chứng kiến.
Chương 3. Yêu cầu cải cách tư pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật tố tụng hình sự về người chứng kiến.