Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngôn ngữ văn hóa trong Ngọa Long Cương Vãn và Tư Dung Vãn của Đào Duy Từ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
HOÀNG THỊ THANH THÚY
NGÔN NGỮ VĂN HÓA TRONG
NGỌA LONG CƢƠNG VÃN VÀ TƢ DUNG VÃN
CỦA ĐÀO DUY TỪ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. VÕ MINH HẢI
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan trên đây là toàn bộ công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi. Tất cả hệ thống số liệu đƣợc trình bày trong luận văn tốt nghiệp là hoàn
toàn trung thực. Các kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công
bố tại bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Võ Minh Hải - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn,
đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Khoa học xã hội và nhân văn,
Phòng Sau đại học Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã quan tâm, tạo mọi điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, cơ quan, đồng nghiệp, những ngƣời
luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 9
6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 10
Chƣơng 1. ĐÀO DUY TỪ VÀ THỂ LOẠI VÃN.......................................... 12
- TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN VĂN HOÁ VÀ LỊCH SỬ ................................... 12
1.1. Hƣớng tiếp cận văn hoá trong nghiên cứu văn học trung đại.................. 12
1.1.1. Tác phẩm văn học nhƣ là một sinh thể văn hoá............................. 12
1.1.2. Những ảnh hƣởng văn hoá và quan niệm sáng tác của các nhà văn
cổ điển Việt Nam...................................................................................... 14
1.1.3. Vãn Nôm – một thể loại văn học đặc biệt của Đàng Trong và Nam
Trung bộ ................................................................................................... 18
1.2. Đào Duy Từ - Tác gia tiên phong của văn học Hán Nôm khu vực Đàng
Trong và Nam Trung bộ.................................................................................. 21
1.2.1. Đào Duy Từ - con ngƣời và sự nghiệp........................................... 21
1.2.2. Những sáng tác văn chƣơng của Đào Duy Từ............................... 28
1.2.3. Đào Duy Từ - ngƣời khai mở nền văn học Hán Nôm ở Đàng Trong
và Nam Trung bộ...................................................................................... 36
Tiếu kết Chƣơng 1........................................................................................... 42
Chƣơng 2. HỆ THỐNG NGỮ LIỆU VĂN HOÁ........................................... 43
TRONG NGOẠ LONG CƢƠNG VÃN VÀ TƢ DUNG VÃN.......................... 43
2.1. Cơ sở và tiêu chí khảo sát hệ thống ngữ liệu văn hoá............................. 43
2.1.1. Cơ sở văn bản và phong cách sáng tác của Đào Duy Từ.............. 43
2.1.2. Tiêu chí khảo sát ngữ liệu văn hóa................................................ 45
2.2. Kết quả khảo sát hệ thống ngữ liệu.......................................................... 48
2.2.1. Kết quả khảo sát theo tiêu chí phong cách văn hóa ....................... 49
2.2.2. Kết quả khảo sát theo tiêu chí hình thức ngôn ngữ........................ 51
2.3. Nghệ thuật sử dụng ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ Ngoạ Long cƣơng
vãn và Tƣ Dung vãn ....................................................................................... 54
2.3.1. Hệ thống ngữ liệu đƣợc sử dụng chuẩn xác, hiệu quả, thích đáng 54
2.3.2. Hệ thống ngữ liệu đƣợc sử dụng nhuần nhuyễn, linh động, sáng tạo...57
Tiểu kết Chƣơng 2........................................................................................... 62
Chƣơng 3. GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA HỆ THỐNG NGỮ LIỆU .................. 63
VĂN HÓA TRONG NGỌA LONG CƢƠNG VÃN VÀ TƢ DUNG VÃN...... 63
3.1. Hệ thống ngữ liệu với sự thể hiện quan niệm, tƣ tƣởng của tác giả ........ 63
3.1.1. Tinh thần khai phóng và dân chủ ................................................... 63
3.1.2. Tinh thần trung quân gắn liền với phụng sự chân chúa ................. 66
3.2. Hệ thống ngữ liệu với sự thể hiện hình tƣợng con ngƣời ........................ 68
3.2.1. Hình tƣợng Nho sĩ dấn thân ........................................................... 68
3.2.2. Hình tƣợng ngƣời anh hùng thời loạn............................................ 72
3.3. Hệ thống ngữ liệu với sự thể hiện giọng điệu, không gian văn hoá thời
khai mở của khu vực Đàng Trong................................................................... 74
3.3.1. Giọng điệu chân chất, trữ tình........................................................ 74
3.3.2. Không gian văn hoá đa thanh sắc của Đàng Trong ....................... 77
Tiếu kết Chƣơng 3........................................................................................... 81
KẾT LUẬN..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH................................................................. 85
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Ngữ liệu văn hóa bác học và bình dân............................................ 49
Bảng 2.2. Ngữ liệu văn hóa bác học trong vãn Nôm của Đào Duy Từ .......... 50
Bảng 2.3. Ngữ liệu văn hóa bình dân trong ngôn ngữ vãn Nôm của
Đào Duy Từ............................................................................................. 51
Bảng 2.4. Ngữ liệu văn hoá trong vãn Nôm của Đào Duy Từ theo hình thức
ngôn ngữ…………………………………………… .......................…..52
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là khái niệm động, sự mở rộng ngoại diên của nó phụ thuộc vào
điểm nhìn và hệ quy chiếu của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, nội hàm, “cái
gốc” của nó luôn hƣớng về “cái đẹp”. Mỗi một cộng đồng đều có đặc trƣng
văn hóa riêng, chính vì vậy, văn hóa chính là “thẻ căn cƣớc” đại diện cho từng
quốc gia, dân tộc. Văn hóa bao hàm nhiều thành tố, trong đó có văn học.
Trong những thập niên gần đây, việc tiếp cận tác phẩm văn học trung đại từ
góc nhìn văn hóa là hƣớng nghiên cứu khá phổ biến và đạt đƣợc những thành
tựu đáng ghi nhận ở Việt Nam. Bởi vì, nếu tiếp cận tác phẩm văn học mà chỉ
dừng lại ở các cấp độ hình ảnh, hình tƣợng, thi pháp.... thì vẫn chƣa hiện lên
hết vẻ đẹp toàn diện cũng nhƣ những trầm tích văn hóa của nó. Ta cần phải lý
giải tên gọi của nó, đặt nó vào hoàn cảnh ra đời, vào thời điểm lịch sử và cả
những biến động xã hội xung quanh mới thấy đƣợc hết những thành công độc
đáo, thấy đƣợc vị trí của nó trong tiến trình phát triển của văn học. Do vậy
quá trình nghiên cứu tác phẩm văn học trong quan hệ với văn hóa sẽ giúp ta
thấy đƣợc những ảnh hƣởng cũng sự vận động của cấu trúc văn hóa trong ý
thức và quan niệm nghệ thuật của tác giả.
Xuất hiện trong giai đoạn hình thành của văn học Đàng Trong, Đào Duy
Từ đồng thời là tác giả văn học điển hình của vùng đất này trong suốt chặng
đƣờng phát triển đầu tiên từ lúc khởi thủy cho đến năm 1672. Ông có một sự
nghiệp văn chƣơng khiêm tốn nhƣng lại lƣu giữ những ấn tƣợng rõ nét về mỗi
liên hệ và sự giao thoa giữa văn học Đàng Trong với Đàng Ngoài. Sự nghiệp
sáng tác của Đào Duy Từ cũng thể hiện những biến chuyển có tính định hình
cho các đặc điểm riêng có của văn học Đàng Trong. Trong điều kiện lịch sử
cụ thể, những sáng tác của ông đã khẳng định vị trí và tầm ảnh hƣởng quan
trọng của cá nhân tới quá trình phát triển của vùng văn học Nam Trung bộ và
Nam bộ sau này.
2
Trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam, vãn là một thể loại có tính
trữ tình và tự sự, có nhiều đóng góp cho văn học dân tộc. Vãn là bài ca ai
điếu. Ở Trung Quốc, từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã có thể loại này, gồm
phần âm nhạc và ca từ hợp thành đƣợc dùng để hát lên trong tang lễ (chủ yếu
là phần lễ nghi của tầng lớp quý tộc). Vãn đã tồn tại và phát triển trở thành
một thể loại văn học. Vãn là một thể thơ dân tộc, có đặc trƣng gần giống
Ngâm khúc nhƣng không phải Ngâm khúc. Trong sự nghiệp sáng tác của Đào
Duy Từ nói riêng và văn học miền Nam Trung bộ nói chung, Ngoạ Long
cƣơng vãn và Tƣ Dung vãn là hai tác phẩm mở đầu cho việc phát triển thể
loại vãn trong văn học Nôm của Đàng Trong và Nam Trung bộ. Việc tìm hiểu
những giá trị văn hoá qua lớp ngôn ngữ đặc sắc của hai tác phẩm này sẽ giúp
chúng ta hình dung đƣợc những ảnh hƣởng và lan tỏa của cá nhân tác giả đến
văn học Đàng Trong và văn học Nam Trung bộ trong tiến trình vận động của
văn học cổ điển Việt Nam.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Ngôn ngữ văn hoá trong
Ngọa Long cƣơng vãn và Tƣ Dung vãn của Đào Duy Từ làm vấn đề nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ cá nhân.
2. L ch sử nghiên c u v n đề
2.1. Lƣợc sử nghiên cứu thể loại vãn trong văn học cổ điển Việt Nam
Trong tính hành chức của nó, vãn là một loại văn học trƣờng kí. Vãn 挽:
kéo lại. Lời vãn: lời viếng thƣơng kẻ chết gọi là vãn ca. Vãn ca: tiếng họa lại
của kẻ cầm phất đi theo xe tang, vì thế nên đời sau gọi viếng ngƣời chết là
vãn. Về mặt từ ngữ vãn, ngâm, khúc, oán, thán ca, từ, hành... đều là tên gọi
định danh cho những thể loại văn học và có nguồn gốc từ trong thƣ tịch cổ
Trung Hoa. Vãn là viếng ngƣời chết; vãn là bài ca điếu ngƣời chết. Vãn là bài
ca ai điếu. Trong Văn thể biện minh (1989), nhà nghiên cứu Trung Quốc Chử
Bân Kiệt cho rằng:
Ở Trung Quốc, từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã có thể loại này, gồm
3
phần âm nhạc và ca từ hợp thành đƣợc dùng để hát lên trong tang lễ (chủ yếu
là giai cấp trên). Đến thời Hán Ngụy (sau khi nhà Ngụy diệt xong Tây Thục
và Đông Ngô) Vãn ca đƣợc triều đình quy định nhƣ một lễ tục trong tang lễ
[dẫn lại 9; tr.102].
Nhƣ vậy, vãn hay vãn ca là những lời thƣơng tiếc đối với ngƣời đã chết.
Vãn đã tồn tại và phát triển trở thành một thể loại văn học. Theo các soạn giả của
Từ điển thuật ngữ văn học (1996), vãn đồng nghĩa với ngâm khúc, nó đƣợc xác
định là:
Một thể loại và là thể thơ trữ tình dài hơi thƣờng đƣợc làm theo thể
song thất lục bát để ngâm nga, than vãn nhằm bộc lộ những tâm trạng tình
cảm buồn phiền đau xót triền miên day dứt [10, tr.254].
Trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam (1999), Trần
Đình Sử xếp vãn và tán vào thể loại thơ ngợi ca. Khi bàn về nguyên tác
Chinh phụ ngâm, ông cho rằng:
Đặng Trần Côn sáng tạo ra thể ngâm để thƣơng tiếc tuổi trẻ, và cùng
nội dung này mà thể ngâm thông với thể vãn nhƣ Ai tƣ vãn của công chúa
Ngọc Hân - bài ca đƣa linh, đƣa tang (phân biệt với Phóng cuồng ngâm, Tƣ
Dung vãn, Ngọa long cƣơng vãn có tính chất ngợi ca, tiến cử, bằng thể lục
bát, do chữ vãn còn có nghĩa đề cao, cất nhắc) [28, tr.212].
Vãn đƣợc xem là một trong những thể loại của văn học dân tộc. Trần
Đình Sử cho rằng “thơ Tiếng Việt với các hình thức và thể loại đƣợc hình
thành và chín muồi: Lục bát, Song thất lục bát, Đƣờng luật, Diễn ca, truyện
Nôm, Ngâm khúc, Vãn, Hát nói” [28, tr.212]. Ông đánh giá “việc sáng tạo ra
các khúc ngâm, vãn là một sáng tạo thể loại độc đáo của thi ca Việt Nam. Sự
xuất hiện thể loại đánh dấu nhu cầu một nội dung biểu đạt mới” [28, tr.213].
Tác giả Đào Thị Thu Thủy trong bài viết “Về thể loại ngâm khúc” cũng
cho rằng vãn là tên gọi khác của Ngâm khúc, tác giả nhấn mạnh:
Các khái niệm thƣờng đƣợc dùng để gọi tên tác phẩm Ngâm khúc là: