Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn nam cao dưới góc độ ngữ pháp chức năng hệ thống
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THÙY TUYẾT TÂM
NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG TRUYỆN NGẮN
NAM CAO DƢỚI GÓC ĐỘ NGỮ PHÁP
CHỨC NĂNG HỆ THỐNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
ĐÀ NẴNG – 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THÙY TUYẾT TÂM
NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG TRUYỆN NGẮN
NAM CAO DƢỚI GÓC ĐỘ NGỮ PHÁP
CHỨC NĂNG HỆ THỐNG
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 8 22 90 22
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN SÁNG
ĐÀ NẴNG – 2022
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... ii
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ ....................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...................................................................................................... x
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 5
5. Quan điểm tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu......................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ........................ 7
1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................................... 7
1.1.1. Khái quát lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống.......................................... 7
1.1.2. Lý thuyết ngôn ngữ đánh giá.................................................................................. 8
1.1.3. Về nguồn lực ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt ............................................... 16
1.2. Nam Cao và truyện ngắn Nam Cao .................................................................................. 18
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương...................................................................... 18
1.2.2. Truyện ngắn Nam Cao ......................................................................................... 19
1.3. Tiểu kết............................................................................................................................. 20
CHƢƠNG 2. NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ “THÁI ĐỘ” TRONG TRUYỆN NGẮN NAM
CAO ........................................................................................................................................ 22
2.1. Thống kê, phân loại nguồn lực ngôn ngữ đánh giá “Thái độ” trong truyện ngắn Nam Cao..... 22
2.1.1. Các nguồn lực ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nam Cao xét theo cấp độ
cấu tạo ..................................................................................................................................... 23
2.1.2. Các nguồn lực ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nam Cao xét theo các lớp từ
vựng ......................................................................................................................................... 26
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thái độ” hiển ngôn trong truyện ngắn Nam Cao29
2.2.1. Ngôn ngữ hiện thực hóa “Tác động” trong truyện ngắn Nam Cao .................... 31
vi
2.2.2. Ngôn ngữ hiện thực hóa “Phán xét hành vi” trong truyện ngắn Nam Cao................ 34
2.2.3. Ngôn ngữ hiện thực hóa “Đánh giá sự vật hiện tượng” trong truyện ngắn Nam
Cao .......................................................................................................................................... 36
2.3. Ngôn ngữ đánh giá “Thái độ” hàm ngôn trong truyện ngắn Nam Cao ............................ 37
2.3.1. Biện pháp “Gợi mở”............................................................................................ 38
2.3.2. Biện pháp “Ra hiệu”............................................................................................ 44
2.3.3. Biện pháp “Cung cấp” ........................................................................................ 48
2.4. Tiểu kết............................................................................................................................. 52
CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ “THANG ĐỘ” TRONG TRUYỆN NGẮN NAM
CAO ........................................................................................................................................ 54
3.1. Thống kê, phân loại nguồn lực ngôn ngữ đánh giá “thang độ” theo cấp độ và đặc điểm
ngôn ngữ.................................................................................................................................. 54
3.1.1. Nguồn lực ngôn ngữ đánh giá ở cấp độ từ........................................................... 54
3.1.2. Nguồn lực ngôn ngữ đánh giá ở cấp độ ngữ........................................................ 54
3.1.3. Nguồn lực đánh ở cấp độ câu/cú ......................................................................... 55
3.2. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thang độ” trong truyện ngắn Nam Cao ............................ 56
3.2.1. Biện pháp thể hiện “Thang độ” hiển ngôn trong truyện ngắn Nam Cao............ 57
3.2.2. Biện pháp thể hiện “Thang độ” hàm ngôn trong truyện ngắn Nam Cao............ 63
3.2.3. Hiện thực hóa “Tiêu điểm”.................................................................................. 72
3.3. Tiểu kết............................................................................................................................. 73
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 78
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ PL1
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trong luận văn có một số từ ngữ được lặp lại nhiều lần, chúng tôi viết tắt theo
quy ước sau:
- NNHCNHT : Ngôn ngữ học chức năng hệ thống
- NNĐG : Ngôn ngữ đánh giá
- PXHV : Phán xét hành vi
- SVHT : Sự vật hiện tượng
- NLĐG : Nguồn lực đánh giá
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng Tên bảng Trang
1.1 Ví dụ về nguồn từ vựng hiện thực hóa phán xét hành vi 12
2.1 Bảng thống kê và phân loại theo cấp độ và đặc điểm ngôn ngữ hiện thực
hóa thái độ trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”
24
2.2 Thể hiện số lượng và tỉ lệ các lớp từ ngữ có vai trò như nguồn lực đánh
giá trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc” và “Đời thừa”
28
2.3 Tỉ lệ các loại “Thái độ” trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc” và
“Đời thừa”
30
2.4 Tỉ lệ các nhóm thuộc giá trị “Tác động” trong truyện ngắn của Nam Cao 32
2.5 Tỉ lệ các nhóm thuộc giá trị “PXHV” trong các truyện ngắn: “Chí
Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”
34
2.6 Tỉ lệ các nhóm giá trị “Đánh giá SVHT” trong truyện ngắn 36
2.7 Tỉ lệ các biện pháp hiện thực hóa “Thái độ” hàm ngôn trong các truyện
ngắn: “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”
38
2.8 Các hình thức hiện thực hóa của biện pháp “Gợi mở” thể hiện thái độ
hàm ngôn trong các truyện ngắn: “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”
38
2.9 Tỉ lệ các biện pháp hiện thực hóa “Thái độ” hàm ngôn trong các truyện
ngắn: “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”
42
2.10 Tổng hợp các cặp từ xưng hô trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc”,
“Đời thừa” của Nam Cao
44
2.11 Các hình thức của biện pháp “Cung cấp” trong các truyện ngắn “Chí
Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”
48
3.1 Phân loại nguồn lực NNĐG thể hiện “Thang độ” trong truyện ngắn
“Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao
55
3.2 Mức độ nghĩa đánh giá 56
3.3 Tỉ lệ các loại “Thang độ” đánh giá trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão
Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao
56
3.4 Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Thang độ” trong truyện ngắn “Chí Phèo”,
“Lão Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao
57
3.5 Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Cường độ” trong truyện ngắn “Chí Phèo”,
“Lão Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao
58
3.6 Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Lượng hóa” trong các truyện ngắn “Chí
Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”
63
3.7 Sự phân bổ thời gian trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” 68
3.8 Hiện thực hóa độ gần/ xa không gian trong truyện ngắn 69
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ Biểu đồ Trang
2.1.
Thống kê và phân loại theo cấp độ và đặc điểm ngôn ngữ hiện thực
hóa thái độ trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”
25
2.2.
Thể hiện số lượng và tỉ lệ các lớp từ ngữ có vai trò như nguồn lực
đánh giá trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc” và “Đời thừa” 28
2.3.
Tỉ lệ các loại “Thái độ” trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc”
và “Đời thừa”
31
2.4.
Tỉ lệ các nhóm thuộc giá trị “Tác động” trong truyện ngắn của
Nam Cao
33
2.5.
Tỉ lệ các nhóm thuộc giá trị “PXHV” trong các truyện ngắn: “Chí
Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”
35
2.6. Tỉ lệ các nhóm giá trị “Đánh giá SVHT” trong truyện ngắn 37
3.1.
Tỉ lệ các loại “Thang độ” đánh giá trong truyện ngắn “Chí Phèo”,
“Lão Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao
57
3.2.
Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Thang độ” trong truyện ngắn “Chí
Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao
58
3.3.
Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Cường độ” trong truyện ngắn “Chí
Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” của Nam Cao
59
3.4.
Tỉ lệ các biện pháp thể hiện “Lượng hóa” trong các truyện ngắn
“Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”
64
x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ Tên sơ đồ Trang
1.1 Các tầng ngôn ngữ và các siêu chức năng của ngôn ngữ 9
1.2 Phán xét hành vi và đánh giá sự vật hiện tượng- tác động thể
chế hóa
10
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Gần đây ngôn ngữ chức năng hệ thống đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
ngôn ngữ học ứng dụng vào Việt Nam. Ngữ pháp chức năng được xây dựng trên quan
niệm triết học coi ngôn ngữ là một hệ thống giao tiếp của con người. John Rupert Firth
(1890 – 1960) là người đặt nền móng cho lý thuyết ngữ pháp chức năng – hệ thống và
M.A.K. Halliday [41] là người phát triển lý thuyết này. Firth cho rằng ngôn ngữ, văn
hóa và xã hội phụ thuộc lẫn nhau và ngôn ngữ trước hết là công cụ con người sử dụng
hành chức trong xã hội. Cũng theo Halliday [41], ngôn ngữ được giải thích như là một
hệ thống các ý nghĩa, được kèm theo bởi các hình thức mà qua đó các ý nghĩa được
hiện thực hóa, một mạng lưới của những sự lựa chọn được móc nối với nhau mà sự lựa
chọn này có sẵn trong ngữ pháp của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ học chức năng hệ thống quan tâm đến ba bình diện nghĩa: nghĩa kinh
nghiệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản. Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi
chỉ tập trung vào bình diện nghĩa liên nhân. Với bình diện nghĩa này, chúng tôi sử
dụng bộ công cụ đánh giá (Appraisal framework) được phát triển bởi Martin & White
(2005) [42] để phân tích ngôn ngữ đánh giá (NNĐG).
Là một trong số những nhà văn viết về hiện thực xã hội Việt Nam giai đoạn 1930
– 1945. Nam Cao đã gặt hái được khá nhiều thành công trong việc tái hiện hiện thực
của đời sống. Tuy không phải là người có công đầu trong khai phá trên mảnh đất hiện
thực và được biết đến khá muộn sau những cây bút tên tuổi như Thạch Lam, Vũ Trọng
Phụng, Ngô Tất Tố,… nhưng Nam Cao đã nhanh chóng tìm được cho mình một chỗ
đứng trên văn đàn. Ông đã góp ngòi bút của mình như thế nào vào tiến trình hoàn thiện
nền văn học hiện thực phê phán.
Hiện nay, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn
của Nam Cao từ nhiều cách tiếp cận văn học và ngôn ngữ học nhưng chưa có công
trình nào nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá truyện ngắn của Nam Cao từ góc nhìn
NNHCNHT. Từ góc nhìn lí thuyết đánh giá, dựa trên khung lí thuyết NNHCNHT, việc
nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thể hiện chức năng liên nhân trong truyện ngắn của
Nam Cao có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện luận văn. Đó là lý do chúng
tôi chọn đề tài “Ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn Nam Cao dưới góc độ Ngữ
pháp chức năng hệ thống” như là một hướng đi mới, có tính thời sự.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá và ngữ pháp chức năng
Ngữ pháp chức năng hệ thống được xây dựng dựa trên quan niệm coi ngôn ngữ
là một hệ thống giao tiếp của con người. John Ruper Firth (1890 – 1960) là người đặt
nền móng cho lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống (Systemic Functional
Grammar/FSL) và M.A.K Halliday [41] là người phát triển lý thuyết này từ thập niên
70 của thế kỉ trước. Halliday có ảnh hưởng sâu rộng đến các chủ đề và vấn đề trong
nghiên cứu ngôn ngữ học. Điều này thể hiện qua chuyên khảo Dẫn luận ngữ pháp
chức năng [10], [41].
Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà ngôn ngữ đã nghiên cứu về ngữ pháp chức năng
như Cao Xuân Hạo [11], Hoàng Văn Vân [36], [37], [38], Diệp Quang Ban [1],
Nguyễn Văn Hiệp[13], [14]. Trong đó, công trình Tiếng Việt: sơ khảo ngữ pháp chức
năng (1991), Cao Xuân Hạo [11] được xem là cái mốc quan trọng, đã đi sâu vào việc
nghiên cứu tiếng Việt từ bình diện chức năng. Đường hướng nghiên cứu theo cách tiếp
cận chức năng này đã được nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm áp dụng trong
nghiên cứu của mình.
Tại Việt Nam, cho đến nay, nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt vẫn
còn rất hạn chế. Gần đây nhất công trình nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá là của
Nguyễn Thị Hương Lan (2018), Phân tích ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa
bậc Tiểu học, so sánh sách Tiếng Anh Tiểu học của Singapore và sách Tiếng Việt Tiểu
học của Việt Nam [23]. Tác giả tập trung vào hai phạm trù “Thái độ” và “Thang độ”
trong các bài đọc hiểu của hai bộ sách giáo khoa bậc Tiểu học nhằm tìm những tương
đồng và khác biệt về cấu trúc thể loại và đặc điểm Ngôn ngữ đánh giá thể hiện chức
năng liên nhân. Luận án đã giúp xác định đầy đủ hơn về nguồn lực ngôn ngữ thể hiện
ý nghĩa đánh giá. Tác giả luận án đã khảo sát, phân tích định lượng cho ra kết quả về tỉ
lệ các loại ngôn ngữ đánh giá thể hiện thái độ và thang độ trong hai bộ sách tiếng Anh
và tiếng Việt bậc tiểu học ở Singapore và Việt Nam; khảo sát, phân tích định tính một
số thể loại văn bản được xem là cốt lõi trong chương trình tiểu học để tìm hiểu cấu trúc
thể loại và đặc điểm ngôn ngữ đánh giá thực hiện chức năng liên nhân, cụ thể là ngôn
ngữ thể hiện thái độ và thang độ trong từng thể loại văn bản đó. Luận án đã khẳng định
tính khả thi khi áp dụng lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống và bộ công cụ
đánh giá trong việc miêu tả, phân tích cấu trúc thể loại và ngôn ngữ đánh giá trong
tiếng Việt; đồng thời tìm ra những đặc trưng riêng biệt về ngôn ngữ đánh giá trong
tiếng Việt. Những đặc trưng đó là: Nguồn lực ngôn ngữ thể hiện thái độ: từ xưng hô