Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngoại thương Việt nam với việc đào tạo nhân tài cho kinh tế đối ngoại thời hội nhập pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
49
Kích thước
285.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1987

Ngoại thương Việt nam với việc đào tạo nhân tài cho kinh tế đối ngoại thời hội nhập pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lời mở đầu

Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại

hóa đất nước, đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới,

việc đẩy mạnh xuất khẩu được Nhà nước đặc biệt coi trọng. Xuất khẩu phát triển đã

đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng

triệu lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển.

Ngành dệt may nước ta là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong quá trình công

nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Công ty dệt Minh Khai là một trong những doanh

nghiệp dệt của Nhà nước đứng đầu trong ngành công nghiệp nhẹ Hà nội, đã có những

thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới. Trong thời gian qua Công ty dệt Minh

Khai luôn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế do Nhà nước giao và

ngày càng chiếm lĩnh các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ…đồng thời tạo

được uy tín của công ty trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh tự do hoá

thương mại ngày nay, công ty đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ

cạnh tranh lớn mạnh trong ngành dệt may là Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia…đặc

biệt là Trung Quốc. Đây là thách thức to lớn đòi hỏi công ty phải có biện pháp giải

quyết, nhằm tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín của công ty trên

trường quốc tế.

Sau một thời gian thực tập tìm hiểu tại công ty và những kiến thức tích luỹ được ở nhà

trường đã giúp em viết thu hoạch thực tập tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp thúc

đẩy xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai”. Em mong muốn những giải pháp mà em

đề xuất dưới đây sẽ giúp công đạt được những kết quả cao hơn trong hoạt động xuất

khẩu.

Thu hoạch thực tập tốt nghiệp này gồm các nội dung sau :

Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và vai trò của nó đối với nền kinh tế

quốc dân.

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai.

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai.

Có được nội dung và sự thành công của bản Thu hoạch thực tập tốt nghiệp này, em xin

chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn PGS.TS

Nguyễn Thị Quy và các cô chú trong phòng Kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh

Khai trong quá trình em thực tập và hoàn thành đề tài này.

Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bản Thu

hoạch thực tập tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong

được sự giúp góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên để em có điều kiện hoàn thiện

hơn nữa kiến thức của mình.

Hà nội, tháng 10- 2003.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Ly.

Lớp: Nhật 2- K38F- Kinh tế ngoại thương.

Chương I Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và vai trò của nó đối với nền kinh tế

quốc dân

I. Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu

1. Khái niệm

Xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá của quốc gia này cho một quốc gia khác trên

cơ sở thanh toán bằng tiền tệ. Hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia, tiền

tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai quốc gia. Hoạt động xuất khẩu là

hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát

triển.

Hoạt động xuất khẩu khác với hoạt động buôn bán trong nước. Nếu như trong buôn

bán nội địa, hàng hóa chỉ được vận chuyển trong phạm vi một quốc gia, đồng tiền

thanh toán là đồng nội tệ của quốc gia đó và các bên chủ thể có chung quốc tịch thì

trong hoạt động xuất khẩu, hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia, đồng

tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên và các bên chủ thể phải có quốc

tịch ở hai nước khác nhau.

Hoạt động xuất khẩu, diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất

khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến dịch vụ, tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và kỹ

thuật công nghệ cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho

các quốc gia tham gia.

2. Bản chất

Hoạt động xuất khẩu là một trong những hình thức biểu hiện của hoạt động kinh doanh

thương mại quốc tế. Nó được biểu hiện thông qua trao đổi hàng hoá dịch vụ của một

nước này cho nước khác và dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi. Đằng sau việc trao

đổi này là mối quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những

người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Với ý nghĩa đó, hoạt động xuất

khẩu đóng vai trò trong việc khai thác tiềm năng của đất nước.

Hoạt động xuất khẩu rất cần thiết vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của nước nhập

khẩu và khai thác được lợi thế so sánh của nước xuất khẩu. Thực tế cho thấy, một quốc

gia cũng như một cá nhân không thể sống riêng rẽ, biệt lập với bên ngoài mà vẫn tồn

tại và phát triển được. Thương mại quốc tế cho phép đa dạng hoá các mặt hàng tiêu

dùng với chất lượng và số lượng cao hơn so với ranh giới của khả năng sản xuất trong

nước, khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán với nước ngoài. Vì vậy, sự

phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Tuy nhiên, xét một cách cụ thể

hơn thì nguyên nhân cơ bản và sâu xa của việc trao đổi mua bán đó là xuất phát từ sự

đa dạng về điều kiện tự nhiên nên một nước có thể chuyên môn sản xuất một số mặt

hàng có lợi thế hơn và xuất khẩu để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác nhằm mục

đích lợi nhuận. Nhưng sự khác nhau về điều kiện sản xuất chỉ là một trong những lý

do để thúc đẩy các nước mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán với nhau. Quan trọng hơn

cả là hai bên cùng có lợi do có sự khác nhau về sở thích và lượng cầu đối với hàng

hoá. Chính vì vậy, nước ta mặc dù với xuất phát điểm thấp và chi phí sản xuất hầu như

lớn hơn tất cả các mặt hàng của các cường quốc kinh tế, chúng ta vẫn có thể duy trì

quan hệ thương mại với các nước đó. Trong những năm qua, vấn đề phát triển ngoại

thương nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng luôn là mục tiêu chiến lược để phát

triển kinh tế được Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và đặt lên hàng đầu.

II. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân

1. Sơ lược tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua

Từ khi Nhà nước ta bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã

bước đầu đi vào phát triển ổn định. Tốc độ phát triển kinh tế bình quân trong giai đoạn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!