Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngoại giao Việt Nam năm 2012: vượt qua thách thức, vững bước hội nhập quốc tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 1 (92) Đối ngoại Việt Nam
3/2013 5 1 6 3/2013
NGOẠI GIAO VIỆT NAM NĂM 2012:
VƯỢT QUA THÁCH THỨC, VỮNG BƯỚC
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Phạm Bình Minh*
Tóm tắt
Năm 2012 là năm thứ hai triển khai đường lối đối ngoại của Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Trong bối cảnh tình hình
thế giới và khu vực đan xen cả thách thức và cơ hội, công tác đối ngoại
của Đảng và Nhà nước đã được triển khai một cách đồng bộ, toàn diện,
tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Bài viết này đưa ra những đánh giá chung về tình hình thế giới,
công tác đối ngoại của Việt Nam năm 2012 và 10 định hướng công tác
đối ngoại của nước ta trong năm 2013.
Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương trong một thế giới đầy
biến động
Một trong những nét nổi bật nhất trong tình hình thế giới năm 2012
là quá trình phục hồi kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, trắc trở
hơn so với năm 2011. Khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu
(Eurozone) tiếp tục diễn biến phức tạp, đẩy 10/17 nền kinh tế thành viên
* Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.
rơi vào suy thoái. Việc tốc độ tăng trưởng giảm ở tất cả các khu vực và
nền kinh tế đầu tàu, kể cả Trung Quốc, khiến tăng trưởng kinh tế thế giới
năm 2012 chỉ đạt 3,3%, (thấp hơn mức 3,6% năm 2011 và 5,1% năm
2010). Trong bức tranh có nhiều gam màu trầm của kinh tế thế giới, khu
vực châu Á - Thái Bình Dương còn tiếp tục giữ được vai trò động lực của
tăng trưởng kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng năm 2012 đạt khoảng
5,5%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới, vẫn là điểm sáng
trong bức tranh tối màu đó. Những khó khăn nói trên và hệ lụy của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 đã đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc
kinh tế ở cả tầm toàn cầu, khu vực và quốc gia, theo hướng ưu tiên thúc
đẩy nội nhu và phát triển bền vững. Do Vòng Đô-ha bế tắc kéo dài nên
dù cho chủ nghĩa bảo hộ gia tăng ở một số nơi, xu hướng liên kết kinh tế
dưới hình thức các hiệp định mậu dịch tự do và khu vực (FTA/RTA) vẫn
tiếp tục được thúc đẩy, nhất là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một điểm đáng chú ý khác trong năm 2012 là nhiều nước lớn có
chuyển giao lãnh đạo và bầu cử (4/5 nước thành viên thường trực
HĐBA/LHQ là Trung Quốc, Mỹ, Nga, Pháp), trong đó nổi bật là việc
Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp,
ông Pu-tin quay lại cương vị Tổng thống Nga sau 8 năm và ông Ô-ba-ma
tái cử tại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có
thay đổi lãnh đạo với việc đảng Tự do Dân chủ trở lại cầm quyền và Hàn
Quốc lần đầu tiên có Tổng thống nữ.
Về cơ bản, tình hình chính trị-an ninh thế giới và khu vực trong
năm 2012 tiếp tục duy trì hòa bình, hợp tác và phát triển. Hầu hết các
nước đều mong muốn duy trì hòa bình, ổn định để tập trung phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, năm qua cũng chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp
trong môi trường an ninh quốc tế và khu vực. Trung Đông tiếp tục là khu
vực bất ổn, căng thẳng nhất trên thế giới với nội chiến Xi-ri, căng thẳng
, 3/2013: 5-16.