Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngoại giao kinh tế trong thực tiễn quan hệ quốc tế và việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Ngoại giao kinh tế trong thực tiễn quan hệ
quốc tế và Việt Nam
Nguyễn Thị Huyền Trang
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Quốc tế học
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 60 31 40
Người hướng dẫn khoa học: T.S Bùi Thành Nam
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Làm sáng tỏ nội hàm khái niệm ngoại giao kinh tế (NGKT). Phân tích trọng tâm
của công tác ngoại giao kinh tế tại các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển. Tìm
hiểu vai trò của hoạt động NGKT đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và đưa ra một
số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của NGKT phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp CNHHĐH đất nước.
Keywords. Quan hệ quốc tế; Quan hệ ngoại giao; Việt Nam; Kinh tế
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI cùng với việc chiến tranh lạnh chấm dứt, quan hệ
quốc tế đã chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, từ đó làm nảy sinh xu hướng đa dạng hoá,
đa phương hoá trong tiến trình hội nhập toàn cầu. Hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển
ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các quốc gia. Cùng với đó, quá trình toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển sâu rộng với tốc độ chưa từng có, khoa
học - công nghệ tiến bộ vượt bậc, làm thay đổi sâu sắc kinh tế thế giới nói riêng và đời
sống quốc tế nói chung. Kinh tế được ưu tiên phát triển và trở thành một trong những chủ
đề chính trong quan hệ quốc tế hiện nay.
Trước bối cảnh đó, hầu hết các quốc gia đều sớm điều chỉnh lại chính sách đối ngoại
của nước mình để thích ứng với tình hình mới, trên cơ sở đó thì ngoại giao kinh tế ngày
càng khẳng định vai trò nổi bật của mình. Ngoại giao kinh tế của các nước phát triển ngày
càng mạnh mẽ và rộng rãi, với nhiều nội dung và hình thức mới. Vai trò của nó cũng ngày
càng được xác định rõ ràng hơn, cùng với đó các hoạt động ngoại giao kinh tế cũng được
thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn. Nó không chỉ thể hiện ở chỗ tham gia kiến tạo
chính sách kinh tế đối ngoại, xây dựng và duy trì mối quan hệ quốc tế ổn định, thuận lợi cả
về chính trị, kinh tế, an ninh, mà còn ở chỗ tìm kiếm được nhiều đối tác, tiếp thị và mở
rộng thị trường, đầu tư, thu hút viện trợ nước ngoài và môi giới những hợp đồng kinh tế
lớn…
Ở Việt Nam, NGKT không phải vấn đề mới. Đặc biệt trong các năm gần đây, NGKT
luôn được coi là một bộ phận quan trọng của ngoại giao nói chung và ngoại giao Việt Nam
nói riêng. Ngành ngoại giao đã xem trọng tâm phát triển kinh tế là công tác hàng đầu của
hoạt động đối ngoại.