Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đôi điều về ngoại giao kinh tế của ông cha ta
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
371.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1397

Đôi điều về ngoại giao kinh tế của ông cha ta

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu Quốc tế số 2 (93) Nghiên cứu - Trao đổi

6/2013 183 1 184 6/2013

ĐÔI ĐIỀU VỀ NGOẠI GIAO KINH TẾ

CỦA ÔNG CHA TA

PGS. TS. Vũ Dương Huân*

Tóm tắt

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết kết hợp việc đi sứ với công tác tình

báo khoa học công nghệ phục vụ phát triển đất nước. Qua những câu

chuyện về hoạt động ngoại giao kinh tế, khoa học công nghệ của cha

ông, tác giả bài viết nhấn mạnh ngoài công tác ngoại giao, các nhà

ngoại giao phải hết sức coi trọng công tác tình báo kinh tế, khoa học

công nghệ, đặc biệt là những thông tin cần thiết cho phát triển kinh tế,

khoa học - công nghệ của nước ta, đây chính là những bài học quý cho

các nhà ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Trong lịch sử, việc đi sứ kết hợp với công tác tình báo khoa học

công nghệ phục vụ phát triển đất nước đã được ông cha ta hết sức chú

trọng. Quan hệ bang giao của Đại Việt thời xưa chủ yếu là với Trung

Quốc, ngoài ra, sau này nước ta còn giao tiếp với phương Tây và các

nước khác. Do luật pháp của Trung Quốc lúc đó hết sức chặt chẽ, nghiêm

cấm việc mua và mang về mọi thông tin, sách, tài liệu liên quan đến tiểu

thủ công, quân sự, lịch sử, địa lý… nên các sứ thần của ta hầu như đều

* Nguyên Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan và

U-crai-na.

phải tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra, ghi vào trí nhớ là chính để mang về

truyền lại cho nhân dân trong nước.

Công nghệ và kỹ thuật dệt chiếu

Ở nước ta, công nghệ và kỹ thuật dệt chiếu gắn liền với tên tuổi sứ

thần Phạm Đôn Lễ. Ông là văn thần đời Lê Thánh Tông (1460-1497),

hiệu Lê Khanh, sinh năm 1455, không rõ năm mất, quê làng Hải Triều,

huyện Ngự Thiên, nay thuộc xã Phạm Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái

Bình, trú quán tại xã Thanh Nhàn, huyện Kim Hoa, nay thuộc huyện Sóc

Sơn, Hà Nội. Năm 1481, niên hiệu Hồng Đức 12, ông đỗ Trạng nguyên

khoa Tân Sửu lúc 27 tuổi. Từ thi Hương đến thi Đình, Phạm Đôn Lễ đều

đỗ đầu, là vị Tam Nguyên đầu tiên trong khoa cử ở nước ta. Ngày vinh

quy, ông được vua ban ngựa tốt và việc này sau thành lệ. Ông giỏi văn

thơ, hiểu biết sâu sắc về chính trị, kinh tế, làm đến Tả thị lang (Thứ

trưởng) và được truy tặng Thượng thư (Bộ trưởng) sau khi mất.

Tương truyền ông được cử đi sứ nhà Minh, trên đường đi đến vùng

Ngọc Hồ, châu Quế Lâm (nay thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), thấy

dân trong vùng chuyên sống bằng nghề dệt chiếu, ông đã chú ý khảo sát

kỹ lưỡng, học được kỹ thuật dệt chiếu mới của họ. Khi trở về nước,

Phạm Đôn Lễ đã truyền dạy nghề dệt chiếu cho dân làng Hải Triều và

vùng duyên hải.

Ở quê ông trước đó cũng có nghề dệt chiếu, khi dệt dùng bàn dệt

đứng, không có ngựa đỡ sợi. Ông đã cho áp dụng kỹ thuật dệt theo bàn

dệt nằm có ngựa đỡ sợi. Sợi dây đay giữ cói được căng, chiếu dệt ra được

đều sợi và đẹp hơn. Chiếu Hải Triều được nhiều người yêu thích, nổi

tiếng khắp nước ta, đặc biệt là ở Kinh đô. Chiếu Hải Triều có màu trắng

ngà, có nhiều loại: cải, đậu, đót, trơn kẻ sọc màu, in hoa, cạp điều, sợi

xe... Dùng lâu chiếu ngả màu vàng, trơn nhẵn, độ mềm vừa phải, thoát

, 3/62013: 1138-140.96

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!