Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngiên Cứu Thực Trạng Và Phân Bố Của Loài Voi Elephas Maximus Linnaeus 1758 Tại Vườn Quốc Gia Pù Mát Tỉnh Nghệ An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Voi châu á (Elephas maximus Linnaeus, 1758) là một thành phần trong
hệ sinh thái, là những mắt xích quan trọng trong chu trình dinh dưỡng và tuần
hoàn vật chất trên trái đất. Bên cạnh đó, loài voi mang lại nhiều giá trị cho
con người như: giá trị biểu tượng, văn hóa, giải trí, nghiên cứu khoa học và
bảo tồn.
Trước đây, Voi châu á có phân bố rộng khắp các vùng rừng núi từ Tây
Bắc xuống đến các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước. Nhưng hiện nay, số lượng voi
đang bị suy giảm nhanh chóng ngoài tự nhiên, một số nơi đã bị tiệt chủng cục
bộ. Theo thống kê của các nhà khoa học hiện chỉ còn khoảng 100 – 150 cá
thể, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Nghệ An, Đắc Lắc và Đồng Nai (Nguyễn
Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009).
Với mức độ suy giảm nghiêm trọng về số lượng voi ở ngoài tự nhiên và
sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp nên loài voi châu á hiện đang đứng bên bờ
tuyệt chủng với các mức đe dọa tuyệt chủng cao: cấp Rất nguy cấp (CR) trong
Sách đỏ Việt Nam (2007), cấp Nguy cấp (EN) trong Danh sách đỏ thế giới
(IUCN, 2016), nhóm IB trong Nghị định quản lý thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm (NĐ32, 2006) và phụ lục I của Công ước quốc tế về quản
lý buôn bán động thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm (CITES, 2015). Vì
vậy, việc nghiên cứu về hiện trạng quần thể và đề xuất các giải pháp bảo tồn
loài Voi châu á là rất cần thiết.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Mát được thành lập vào ngày 21 tháng 5
năm 1997 theo Quyết định số 2150/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An và
thuộc sự quản lý của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An. Để bảo tồn và phát
triển khu rừng quý này, ngày 8/11/2001 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định
số 174/QĐ-TTg chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Mát thành Vườn
Quốc gia (VQG) Pù Mát. Vườn Quốc gia Pù Mát nằm cách trung tâm thành
phố Vinh 130 km về phía Tây Nam, trên địa bàn 03 huyện Anh Sơn, Con
Cuông và Tương Dương. Vườn Quốc gia Pù Mát được đánh giá là một trong
2
những vườn quốc gia có diện tích lớn nhất Việt Nam với diện tích vùng lõi
94.275ha và vùng đệm khoảng 100.000ha nằm trên địa phận của 16 xã.
Là một trong rất ít khu vực ở Việt Nam hiện có loài voi sinh sống
nhưng trong nhiều năm qua, xung đột giữa cộng đồng địa phương và quần thể
voi tại VQG Pù Mát không ngừng tăng lên. Các hoạt động của cộng đồng địa
phương như lấn chiếm đất rừng để mở rộng diện tích đất canh tác, khai thác
gỗ và lâm sản phụ trái phép.v.v..đang làm thu hẹp vùng sống của loài voi.
Ngoài ra, tại Vườn Quốc gia Pù Mát vẫn có hiện tượng săn bắn voi trái phép
và gần đây nhất là năm 2010 có 01 cá thể voi đực bị bắn chết để lấy ngà. Các
sinh cảnh sống của voi trong khu vực trước đây như các rừng tre nứa, rừng
chuối bị người dân chuyển đổi sang trồng cây Cao su, trồng Keo. Vì vậy, vào
mùa đông đến mùa xuân khi trên rừng tự nhiên khan hiếm thức ăn, voi thường
về bản tàn phá hoa màu của người dân gây thiệt hại kinh tế và đe dọa tính
mạng của con người. Tính đến nay, quần thể voi tại Pù Mát đã làm chết 3
người và gần đây nhất là vào năm 2012.
Mặc dù Ban quản lý VQG Pù Mát, chính quyền địa phương và các tổ
chức bảo tồn voi có nhiều biện pháp bảo vệ quần thể voi và giảm thiểu tình
trạng voi xuống bản như: đào hào chắn, tập trung đông người xua đuổi voi
vào rừng khi voi xuống khu dân cư ..v.v..nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết
được những mâu thuẫn giữa quần thể voi và cộng đồng địa phương. Vì vậy,
nghiên cứu nghiên cứu hiện trạng quần thể loài voi, xác định được vùng sống,
vùng di chuyển, giảm thiểu các tác động tiêu cực qua lại giữa quần thể voi và
cộng đồng địa phương là công việc cần thiết và sớm được thực hiện.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã thực hiện đề tài: "Ngiên cứu thực
trạng và phân bố của loài voi (Elephas maximus Linnaeus, 1758) tại
Vƣờn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”. Đề tài được thực hiện nhằm bổ
sung dữ liệu vào chiến lược bảo tồn voi toàn quốc hiện nay.
3
PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm nhận biết, sinh thái và tập tính của loài voi châu á
Theo tài liệu của Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998), Nguyễn Xuân
Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), các đặc điểm của loài Voi châu á được mô tả
như sau:
1.1.1. Đặc điểm nhận biết
Bộ Voi (Proboscidea) hiện nay chỉ có 1 họ Voi (Elephantidae) với 2
giống: giống Loxodonta ở châu Phi có 2 loài (L. africana và L.cyclotis) và
giống Elephas ở châu Á có 1 loài (Elephas maximus).
Loài Voi châu á là loài thú rất to lớn, nặng từ 3 – 6 tấn, dài thân 4 - 6m,
dài đuôi 1 - 1,5m, cao vai 2,5 – 3m. Mũi và môi trên kéo dài thành vòi. Vòi
dài chấm đất. Chân trước năm ngón, chân sau bốn ngón. Da dày, lông thưa,
màu xám hoặc nâu xám. Ngà của voi đực dài thò ra khỏi môi, ngà của voi cái
rất ngắn (khoảng 30cm) nằm lấp trong môi. Ngà của voi đực già có thể dài tới
2m, một nửa thò ra khỏi môi và một nửa lấp trong môi (hình 1.1). Ngà voi
phát triển liên tục suốt đời nên trong trong điều kiện nuôi ngà voi thường rất
dài. Răng hàm mọc thành khối. Bộ răng có 12 răng hàm mọc sít nhau gần như
một khối (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009).
Hình 1.1: Voi châu á (Elephas maximus Linnaeus, 1758)
4
Voi châu á có kích thước nhỏ hơn Voi châu phi. Ngoài ra, một số đặc
điểm của voi châu á phân biệt với voi châu phi đó là: tai của loài voi châu á
nhỏ hơn, đầu gồ cao ở hai bên, chỉ con đực mới có ngà dài thò ra khỏi môi.
Trong khi đó, voi châu phi có tai rất lớn, đầu thuôn, cả con đực và con cái đều
có ngà thò ra khỏi môi (hình 1.2).
Voi châu á (Elephas maximus) Voi châu phi (Loxodonta africana)
Hình 1.2: Đặc điểm hình thái phân biệt voi châu á và voi châu phi
1.1.2. Đặc điểm sinh thái, tập tính, tình trạng của loài Voi châu á
Voi châu á sống ở nhiều kiểu rừng khác nhau: rừng nhiệt đới thường
xanh, rừng nhiệt đới bán thường xanh và rừng khộp ở các trạng thái khác
nhau. Voi cũng có thể sống ở các sinh cảnh gần người và xâm nhập vào các
nương rẫy gần rừng để ăn cây trồng. Voi sống theo đàn từ 5 – 20 cá thể. Một
đàn thường là một gia đình mở rộng, trong đó chỉ có một voi đực được giao
phối với voi cái động dục. Tuy nhiên, voi đực không liên kết bền vững với
5
đàn và có thể rời đàn sau một thời gian chung sống để tìm voi cái khác. Các
voi đực sinh sản thường đánh nhau dữ dội để tranh giành voi cái động dục.
Voi đực thua phải rời đàn ra sống độc lập. Những voi đực độc thân này có thể
tụ tập thành đàn 02 – 03 cá thể và chúng rất hung dữ.
Voi có nhu cầu uống nước cao, mỗi ngày chúng uống khoảng 200 lít
nước. Vùng hoạt động của voi rộng 40 – 50km2
. Voi ăn măng tre nứa, cỏ và
nhiều loài cây bụi. Đặc biệt, voi thích ăn lá các loài có hàm lượng tanine cao
như Trám, Cẩm liên, Dầu đồng, Chiêu liêu. Voi rất thích ăn lá và thân cây
chuối, do chuối có nhiều nước. Voi vừa đi vừa kiếm ăn và dùng vòi vơ lá cho
vào miệng. Các vùng suối khoáng hoặc đất khoáng có vai trò quan trọng đối
với đời sống của voi. Voi thích đầm mình trong nước, bơi lội tốt. Voi châu á
mang thai 19 – 22 tháng. Mỗi lứa chỉ đẻ 01 con, rất hiếm khi 02 con. Voi sơ
sinh dài gần 01m và nặng khoảng 90kg. Trưởng thành sinh dục sau 12 – 15
năm. Một đời voi mẹ chỉ đẻ 7 hoặc 8 con.
Về tình trạng của loài Voi châu á: Sách đỏ Việt Nam (2007) xếp mức
Cực kỳ nguy cấp (CR), Sách đỏ thể giới xếp voi ở mức đe dọa Nguy cấp
(EN). Loài voi châu á được xếp ở nhóm IB trong Nghị định 32 (2006) và phụ
lục I của Công ước CITES (2015).
1.2. Tình trạng và phân bố của loài Voi châu á tại Việt Nam
Voi châu á phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc (Vân Nam), Thái
Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Indonesia.
Ở Việt Nam, trước những năm 1990, voi ở Việt Nam có vùng phân bố
khá rộng từ vùng biên giới Tây Bắc tới các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông
Nam Bộ.
Từ năm 1990 đến nay, số lượng voi giảm nhanh chóng, trong vòng 20
năm số lượng bị giết hại do nhiều nguyên nhân khác nhau đã giảm khoảng
trên 90% số lượng voi trên cả nước. Nguyên nhân chủ yếu là do săn bắn lấy
ngà và các bộ phận khác của voi. Ví dụ quẩn thể voi ở Mường Tè (tỉnh Lai
Châu) năm 1990 có khoảng 130 cá thể, riêng năm 1991 số lượng voi bị bắn
6
lấy ngà lớn. Hạt Kiểm lâm Lai Châu đã tịch thu được 250 - 300kg ngà voi.
Tới năm 1995, số lượng còn lại tại Lai Châu còn khoảng 10 - 15 cá thể.
Hiện nay, vùng sống của voi bị thu hẹp nhiều, chúng chỉ còn phân bố tập
trung chủ yếu ở 3 tỉnh là: Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai với số lượng rất hạn
chế và thường xuyên bị tác động. Đàn voi ở Vũ Quang – Hà Tĩnh theo thống
kê toàn bộ là voi cái vì thế không thể sinh sản, do vậy sẽ tự mất trong thời gian
tới nếu không được bổ sung voi đực hoặc di dời đi nơi khác (Nguyễn Hải Hà,
2011).
Tỉnh Đắk Lắk là địa phương có số lượng cá thể voi phân bố lớn nhất
tại Việt Nam. Đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về quần thể voi tại
khu vực này:
Năm 1996, Lê Văn Thành và các cộng sự đã thực hiện chương trình
điều tra, giám sát nghiên cứu về một số đặc tính sinh học, sinh thái học của
voi tại Vườn Quốc gia Yokdon. Tuy nhiên, chương trình điều tra giám sát
mới chỉ dừng ở múc độ phỏng vấn một số người có kinh nghiệm trong săn bắt
thuần dưỡng và cán bộ lâm nghiệp và chủ yếu xác định thành phần loài làm
thức ăn cho voi.
Năm 2009, Bảo Huy và các cộng sự đã khảo sát, đánh giá và thống kê
ở khu vực Đắk Lắk hiện có khoảng 83 - 110 cá thể voi hoang dã đang sinh
sống. Trong đó, quần thể voi tập trung chủ yếu tại Vườn Quốc gia Yok Đôn
với 7 đàn khoảng 55 - 63 cá thể; khu rừng quản lý của Công ty Lâm nghiệp
Ea H’Mơ và Ya Lốp có 02 đàn với số lượng 24 - 42 cá thể và ở Công ty Lâm
nghiệp Chư Pă có 01 đàn với 4 - 5 cá thể. Tác giả đã xác định được số lượng
cá thể theo cấp tuổi của voi, khu vực phân bố, số cá thể theo tuổi và sinh cảnh
phân bố voi tự nhiên. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã thiết lập được bản đồ
phân bố của voi tại Đăk Lăk. Theo số liệu của IUCN năm 2004, số cá thể voi
hoang dã của Việt Nam biến động từ 76 - 94 con. Như vậy với dự báo qua
khảo sát năm 2009, cho thấy ngay ở tỉnh Đăk Lăk số cá thể voi hoang dã đã
lớn hơn số voi trong cả nước năm 2004. Điều này có hai khả năng: