Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dồn điền đổi thửa tại huyện phú
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
........................
NGUYỄN DANH CÔNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI
HUYỆN PHÚ XUYÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyªn ngµnh : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
M sè : 60.85.01.03
NG¦êI H¦íNG DÉN KHOA HäC:
PGS.Ts. Hoµng th¸i ®¹i
Hµ Néi - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là hoàn
toàn trung thực, cũng như chưa được sử dụng để bảo vệ trong bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc cụ
thể./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Danh Công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ tận tình, động viên, chỉ bảo của các thày cô, bạn bè, đồng nghiệp
và người thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Thái Đại giảng viên
Khoa Môi trường - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, người đã luôn theo sát, tận
tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Đất
đai - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã luôn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cám ơn Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
huyện Phú Xuyên – TP. Hà Nội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Xuyên, cùng toàn thể cán bộ và nhân dân
3 xã: Khai Thái, Vân Từ, Nam Triều huyện Phú Xuyên – TP. Hà Nội, gia đình, bạn
bè và người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cám ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Danh Công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................ i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
Danh mục viết tắt ................................................................................................... vi
Danh bảng ............................................................................................................. vii
Danh mục biểu đồ................................................................................................... ix
Danh mục ảnh ........................................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1
1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................................... 3
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4
1.1. Tổng quan về chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam ............................. 4
1.1.1. Giai đoạn 1945 - 1954 ........................................................................................................... 4
1.1.2 Giai đoạn 1995 – 1975 .......................................................................................................... 4
1.1.3. Giai đoạn 1976 – 1985 .......................................................................................................... 6
1.1.4. Sự phát triển của quản lý ruộng đất sau thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay) ......................... 8
1.2. Tổng quan về dồn đổi ruộng đất ở một số nước trên Thế Giới và Việt Nam ........................ 9
1.2.1. Vấn đề manh mún đất đai ...................................................................................................... 9
1.2.2. Dồn đổi ruộng đất ở nước ngoài.......................................................................................... 10
1.2.3. Dồn điền đổi thửa ở Việt Nam ............................................................................................ 13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .......................................... 27
1.3.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên ............................................................................... 27
1.3.2. Nhóm các yếu tố kĩ thuật - kinh tế - xã hội ......................................................................... 28
1.4. Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam ........................... 30
Chương 2 PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 33
2.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 33
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................... 33
2.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên ............................................... 33
2.2.2. Tình hình quản lí và sử dụng đất đai của huyện Phú Xuyên ............................................... 33
2.2.3. Tình hình thực hiện chính sách DĐĐT của huyện Phú Xuyên .......................................... 33
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv
2.2.4. Những tác động của chính sách DĐĐT đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Phú Xuyên ........................................................................................................................... 33
2.2.5. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau DĐĐT ................................................................... 33
2.2.6. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau DĐĐT
trên địa bàn huyện Phú Xuyên ............................................................................................ 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 33
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................................... 33
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu bằng phần mềm EXCEL ............................................. 34
2.3.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 34
2.3.4. Chọn hộ nghiên cứu đại diện .............................................................................................. 34
2.3.5. Phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp .................................................................................................................................. 34
2.3.6. Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ, hình ảnh ................................................................... 37
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................................... 38
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên ................................................. 38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ......................................................................... 38
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện .................................................................. 44
3.1.3. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn ........................................................ 51
3.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ....................................................................... 52
3.1.5. Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ........................................ 55
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện ................................................................. 58
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai .................................................................................................... 58
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................................ 67
3.2.3. Tình hình biến động đất đai năm 2012 - 2013 .................................................................... 69
3.3. Tình hình thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Phú Xuyên ........................... 71
3.3.1. Cơ sở pháp lý của việc dồn điền đổi thửa ........................................................................... 71
3.3.2. Tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa ................................................................... 72
3.3.3. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Phú Xuyên ................................................... 76
3.3.4. Kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu đại diện ............................ 78
3.3.5. Kết quả phỏng vấn nông hộ tại 3 xã nghiên cứu đại diện ................................................... 80
3.4. Những tác động của chính sách dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Phú Xuyên ......................................................................................................... 83
3.4.1. Chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp làm tăng hiệu lực trong công tác quản
lý Nhà nước về đất đai ........................................................................................................ 83
3.4.2. Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất .......................................... 87
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v
3.5. Hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa ....................................................................... 91
3.5.1. Đánh giá chung hiệu quả kinh tế trên một hécta đất sản xuất nông nghiệp của các xã
trước và sau dồn điền đổi thửa ............................................................................................ 92
3.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi
thửa tại các xã nghiên cứu đại diện ..................................................................................... 95
3.5.3. Mô hình trang trại ............................................................................................................. 101
3.5.4 . Tác động của dồn điền đổi thửa đến kinh tế - xã hội - môi trường ................................... 105
3.5.5. Những tồn tại trong công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Phú Xuyên ....................... 114
3.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điển đổi
thửa trên địa bàn huyện Phú Xuyên .................................................................................. 115
3.6.1. Quan điểm chủ yếu............................................................................................................ 115
3.6.2. Những giải pháp trọng tâm ............................................................................................... 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 120
Kết luận ........................................................................................................................................... 120
Kiến nghị ......................................................................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 123
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi
DANH MỤC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.1: Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước ......................... 15
Bảng 1.2: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phân theo quy mô diện tích của hộ
nông dân ở một số tỉnh thuộc vùng ĐBSH ............................................ 16
Bảng 1.3. Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH ....................... 17
Bảng 1.4. Đặc điểm manh mún ruộng đất của các loại hộ ...................................... 18
Bảng 1.5.Tình hình chuyển đổi ruộng đất ở một số địa phương ............................. 24
Bảng 3.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi ..................................................... 48
Bảng 3.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ............................................................... 50
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên năm 2013 ............................. 68
Bảng 3.4. Tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện Phú Xuyên ................... 70
Bảng 3.5. Kết quả thực hiện DĐĐT theo nhóm hộ ở huyện Phú Xuyên ................ 77
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện DĐĐT ở huyện Phú Xuyên ..................................... 78
Bảng 3.7. Thực trạng ruộng đất trước và sau thực hiện dồn điền đổi thửa tại các
xã nghiên cứu đại diện .......................................................................... 79
Bảng 3.8. Quan điểm của hộ nông dân đối với công tác dồn điền đổi thửa ............. 81
Bảng 3.9. Diện tích đất công ích trước và sau dồn điền đổi thửa tại các xã
nghiên cứu đại diện ............................................................................... 85
Bảng 3.10. Giá thầu đất công ích trước và sau dồn điền đổi thửa tại các xã
nghiên cứu đại diện ............................................................................... 86
Bảng 3.11. Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng trước và sau dồn điền đổi
thửa tại các xã nghiên cứu đại diện ........................................................ 88
Bảng 3.12. Sự thay đổi của cơ cấu thu nhập của hộ nông dân trước và sau dồn
điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu đại diện .......................................... 89
Bảng 3.13. Tổng hợp tình hình thực hiện chuyển đổi mô hình canh tác sau dồn
điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu đại diện .......................................... 91
Bảng 3.14. So sánh hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên một ha/năm
tại các xã nghiên cứu đại diện ............................................................... 94
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii
Bảng 3.15. So sánh hiệu quả kinh tế bình quân trên một ha đất 2 vụ trước và
sau dồn điền đổi thửa thửa tại các xã nghiên cứu đại diện ..................... 96
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế bình quân của mô hình cá - thuỷ cầm - cây ăn quả
tính trên một ha/năm tại các xã nghiên cứu đại diện .............................. 98
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên thả cá ........................................ 99
Bảng 3.18. So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất trước và sau
dồn điền đổi thửa ................................................................................ 100
Bảng 3.19. Số lượng trang trại tại các xã nghiên cứu đại diện .............................. 101
Bảng 3.20. Mức thu nhập bình quân của các nhóm hộ trước và sau dồn điền đổi
thửa ở các xã nghiên cứu đại diện........................................................ 107
Bảng 3.21. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn phân bón cân đối và
hợp lý .................................................................................................. 109
Bảng 3.22. Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật ............................ 112
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT TÊN BIỂU ĐỒ TRANG
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sử dụng các loại đất huyện Phú Xuyên năm 2013 .................. 69
Biểu đồ 3.2: So sánh giá thầu đất công ích bình quân trước và sau DĐĐT thửa
tại các xã nghiên cứu đại diện (đơn vị kg thóc/ha) ............................... 86
Biểu đồ 3.3: So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất ..................... 100
Biểu đồ 3.4: So sánh thu nhập giữa các nhóm hộ trước và sau DĐĐT ở các xã
nghiên cứu ......................................................................................... 107
DANH MỤC ẢNH
STT TÊN ẢNH TRANG
Ảnh 3.1: Đồng lúa sau DĐĐT huyện Phú Xuyên ................................................... 78
Ảnh 3.2: Đồng lúa xã Khai Thái sau DĐĐT .......................................................... 80
Ảnh 3.3: Giao thông, thủy lợi nội đồng xã Nam Triếu sau DĐĐT ......................... 89
Ảnh 3.4: Mô hình trang trại Vịt – Cá – Cây ăn quả xã Vân Từ ............................ 104
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Chú giải
BCĐ : Ban chỉ đạo
CHN : Cây hàng năm
CLN : Cây lâu năm
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá- hiện đại hoá
DĐĐT : Dồn điền đổi thửa
DĐRĐ : Dồn đổi ruộng đất
DT : Diện tích
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
GO : Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
KHSDĐ : Kế hoạch sử dụng đất
KHTS : Khấu hao tài sản
LX : Lúa xuân
LM : Lúa mùa
MI : Thu nhập hỗn hợp
NN : Nông nghiệp
NTTS : Nuôi trồng thuỷ sản
QH : Quy hoạch
UBND : Uỷ ban nhân dân
TBKT : Tiến bộ kỹ thuật
SL : Sản lượng
VA
HTX
: Giá trị gia tăng
: Hợp tác xã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và có giá trị nhất trong sản xuất nông
nghiệp. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất luôn là khâu bứt
phá quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những năm trước
đây, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách mới về đất đai nhằm
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, trong đó
điển hình là Luật đất đai năm 1993. Theo đó ruộng đất được giao đến tận tay người
nông dân. Có thể nói rằng, với chính sách mới về quyền sử dụng đất như vậy đã làm
thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân đã thực sự trở
thành người chủ mảnh đất của riêng mình - đó là động lực cho sự phát triển vượt
bậc của nền nông nghiệp nước ta sau giải phóng miền Nam. Điều đó đã đưa Việt
Nam từ một nước hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực, vươn lên
thành một nước xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan. Mặt khác các mặt
hàng nông sản như: cà phê, chè, tiêu, thuỷ sản…tham gia xuất khẩu ngày càng
nhiều, khiến cho thu nhập của người nông dân ổn định và đời sống của họ không
ngừng được cải thiện.
Vai trò to lớn của sự phân chia ruộng đất cho hộ nông dân như nói trên là
không thể phủ nhận. Song với bối cảnh ngày nay, đất nước đang trên đà phát triển
theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, trong môi trường hội nhập kinh tế quốc
tế, ngành nông nghiệp không những có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia mà còn phải đảm bảo tối đa nguyên liệu cho ngành công
nghiệp, tăng khối lượng nông sản xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, khi giao ruộng đất
cho nông dân theo tinh thần của Nghị định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của
Chính Phủ, chúng ta đã thực hiện phương châm công bằng xã hội: “ruộng tốt cũng
như ruộng xấu, ruộng xa cũng như ruộng gần được chia đều tính trên một nhân khẩu
cho các gia đình”, dẫn đến tình trạng ruộng đất bị phân tán manh mún không đáp
ứng được nhu cầu phát triển của nền nông nghịêp trong thời kỳ đổi mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2
Sự manh mún ruộng đất đã dẫn đến tình trạng chung là hạn chế đầu tư, hiệu
quả sản xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất. Ngoài ra, tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó
khăn trong quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất.
Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất như đã nói trên, thì việc dồn
đổi ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh là việc làm
hết sức cần thiết. Dồn điền đổi thửa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới,
xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào đồng ruộng; đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện cho
các hộ nông dân yên tâm sử dụng và khai thác đất nông nghiệp lâu dài và hiệu quả,
đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nắm bắt
được tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương “Dồn đổi ruộng đất”
để việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.
Trên thực tế, một số tỉnh đã triển khai làm điểm, thậm chí có những nơi đã
đưa ra những chính sách riêng để triển khai dồn điền đổi thửa giữa các hộ xã viên.
Việc dồn điền đổi thửa cũng đã thành công ở nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng cũng có
những địa phương không thành công. Mặt khác mức độ thành công ở mỗi địa
phương là khác nhau: có nơi công việc chỉ diễn ra nhanh tróng trong một vài tháng
là xong, nhưng có nơi kéo dài hàng năm, gây tốn kém sức người và tiền của. Vậy
nên cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết lại các kinh nghiệm,
những vấn đề tồn tại của các địa phương đã thực hiện việc dồn đổi ruộng đất để đưa
ra những khuyến nghị hữu ích cho các địa phương khác thực hiện việc dồn đổi
ruộng đất được hiệu quả hơn. Phú Xuyên là huyện ngoại thành Hà Nội, đã tiến hành
dồn điền đổi thửa. Tuy nhiên cũng giống như nhiều địa phương khác, công tác dồn
điền đổi thửa của Phú Xuyên đã gặp không ít khó khăn, còn tồn đọng nhiều bất cập.
Để tìm hiểu và đánh giá công tác dồn điền đổi thửa, nhằm phát huy tính tích cực,
hạn chế những bất cập trong công tác dồn điền đổi thửa của huyện Phú Xuyên,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả dồn điền đổi thửa tại huyện Phú Xuyên – Thành
phố Hà Nội”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa, hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp sau dồn điền đổi thửa và những ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến phát
triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Phú Xuyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dồn điền đổi thửa,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Xuyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các chỉ tiêu phải đảm
bảo tính chính xác và hệ thống.
- Phản ánh đúng thực trạng dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Phú Xuyên,
Thành phố Hà Nội, làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất trong những năm tiếp theo.
- Đề xuất được các giải pháp hợp lý và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
dồn điền đổi thửa ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất huyện Phú Xuyên - Thành
phố Hà Nội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam
1.1.1. Giai đoạn 1945 - 1954
Lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và phát triển kinh tế của Việt Nam có
mối quan hệ chặt chẽ với các sử dụng đất đai. Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng
sản Đông Dương năm 1930 đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt
Nam: “Đánh đổ đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc và xóa bỏ chế độ phong
kiến giành ruộng đất cho nông dân”. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công; nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dấu một kỷ nguyên mới độc lập cho dân
tộc; tự do hạnh phúc cho nhân dân; đã đặt nền móng cho chính sách ruộng đất của
Nhà nước dân chủ nhân dân. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành sắc lệnh bãi bỏ thuế thân, thuế môn
bài, giảm tô, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp, Việt gian phản động chia cho
nông dân nghèo, chia lại công điền công thổ; ngày 20/10/1945 Chính phủ ra Nghị
định giảm thuế 20% (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
Tháng 1/1948 Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra
các chính sách ruộng đất trong thời kỳ kháng chiến; tháng 2/1949 Chính phủ ra sắc
lệnh tạm cấp ruộng đất của Việt gian và chia ruộng đất của thực dân Pháp cho dân
cày; ngày 14/7/1949 Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô 25% so với mức tô trước Cách
mạng tháng Tám; Tháng 3/1952 Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về sử dụng
đất công điền, công thổ. Đến thời điểm này số ruộng đất công ở 3.035 xã miền Bắc
đã chia cho nông dân là 184.871 ha, chiếm 77% diện tích đất công điền, công thổ ở
các địa phương này (Nguyễn Đình Bồng, 2012).
1.1.2 Giai đoạn 1995 – 1975
Tháng 9/1954 Bộ Chính trị ra quyết định thực hiện hoàn thành cải cách
ruộng đất và kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955 – 1957); tháng 5/1955 Quốc
Hội ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp nhằm khôi phục
kinh tế sau chiến tranh (Khi chiến tranh kết thúc, 140.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang
hóa; 200.000ha không có nước tưới); Tháng 8/1955 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp