Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM – Chi Nhánh Hiệp Phú.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Phan Đình Nguyên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập quốc tế
của Việt Nam, thu nhập của người dân cũng tăng lên và nhu cầu về đời sống của con
người ngày càng cao và đa dạng hơn. Vì thế, nhu cầu tiêu dung của họ ngày càng
nhiều, nhất là lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế phát triển thì sản phẩm
hàng hóa sẽ tăng lên và đa dạng hơn. Điều đó sẽ khiến cho xu hướng tiêu dung ngày
càng tăng. Đây là xu hướng không chỉ riêng ở Việt Nam mà cũng là xu hướng chung
của những nước đang trong thời kỳ hội nhập.
Đặc biệt, khi thị trường Ngân Hàng Việt Nam mở cửa cho các Ngân hàng
nước ngoài vào đầu tư theo tiến trình hội nhập làm cho thị trường vay tiêu dung sôi
động hơn.
Vay tiêu dùng là mảng thị trường lớn nhưng vẫn còn sơ khai, chưa được khai
thác nhiều ở Việt Nam.
Vay tiêu dùng là mảng thị trường lớn nhưng chỉ được các ngân hàng Việt Nam
đẩy mạnh khai thác trong vài năm gần đây. Theo nhận định của các chuyên gia kinh
tế VN thì việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trong thời gian gần đây nhằm giải quyết
bài toán lợi lợi trong năm 2009, cũng như tìm đầu ra cho nguồn vốn.
Với thông tư số 01 của NHNN VN cho phép thực hiện lãi suất thỏa thuận là
điều quan trọng dẫn đến việc các ngân hàng mạnh dạn cho vay cá nhân, một loạt các
ngân hàng dành ra hàng trăm tỷ đồng để đưa ra các sản phẩm cá nhân như cho vay
mua xe trả góp, mua nhà, cho vay cán bộ nhân viên, cho vay học sinh – sinh viên
hoặc cho vay dưới hình thức liên kết với các trung tâm thương mại…
Từ trước đến nay mặc dù khách hàng cá nhân sẵn sàng chấp nhận trả mức lãi
suất cao hơn lãi suất mà các doanh nghiệp vay của NH nhưng vẫn khó khăn trong
việc tiếp cận nguồn vốn. Trong khi đó, thị phần cho vay tiêu dùng ở VN được các tổ
chức tài chính nước ngoài đánh giá là rất có tiềm năng, các công ty tài chính nước
ngoài như Mitsubisi đang rất muốn vào nhưng chưa được. Rõ ràng các NH trong
nước chuyển hướng mạnh phân khúc cho vay tiêu dùng trong lúc này không chỉ là
xoay sở vì khó khăn mà họ nhận ra rằng đây chính là thị phần quan trọng.Tuy nhiên
không phải ai cũng có thể tiếp cận được các khoản vay cá nhân.
Trước đây những người dân, đặc biệt các tiểu thương ở chợ rất ngại tiếp xúc
với nguồn vốn Ngân Hàng vì họ nghĩ nó phức tạp. Còn về phía Ngân hàng thị ngại
cho vay tiêu dùng vì sợ rủi ro cao. Nhưng cho đến nay thì vay tiêu dùng đã trở nên
phổ biến và tất cả mọi khách hàng cá nhân đều đến Ngân Hàng để vay vốn phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng của mình như: Vay vốn đề xây nhà, mua sắm vật dụng sinh
hoạt (tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt…), phương tiện phục vụ đi lại (ô tô, xe máy…)
hay các nhu cầu tiêu dùng khác không vi phạm pháp luật. Vì thế hiện nay cho vay
tiêu dùng trở thành mảng lớn để các Ngân Hàng cạnh tranh lẫn nhau và ngày càng trở
nên gay gắt hơn. Với tiềm năng cao thì cho vay tiêu dùng là thị trường rộng lớn mà
nhiều Ngân hàng còn bỏ ngỏ.
Cho vay tiêu dùng vẫn được xem là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn và đem lại
lợi nhuận nhiều nhất cho các tổ chức Tín Dụng. Hầu hết cho vay tiêu dùng đã được
SVTH: Phan Phú Hoàng 1
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Phan Đình Nguyên
các tổ chức Tín dụng tiến hành khai thác trong 10 năm nay, nhưng thị trường nay chỉ
thực sự sôi động trong 3 năm trở lại đây, kể từ lúc nền kinh tế Việt Nam mở cửa hội
nhập và đặc biệt khi có sự tham gia của các Thương Mại, các công ty tài chính nước
ngoài. Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Nhà TP.HCM (HDBank) là đơn
vị cũng đang khai thác mảng cho vay tiêu dùng. Các nhóm sản phẩm chính của Ngân
Hàng trong lĩnh vực vay tiêu dùng cho vay để mua nhà, xây nhà, sửa nhà; mua xe
hơi, xe máy và các tiêu dùng khác như: mua sắm hàng hóa, dịch vụ, du học….v..v..
Vì vậy cho vay khách hàng cá nhân là tất yếu và là xu hướng phát triển chung
của cả hệ thống ngân hàng. Khách hàng tư nhân đã và đang là mảng khách hàng tiềm
năng, được nhiều ngân hàng chú trọng khai thác. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao
nhất cho các khoản vay cá nhân không phải ngân hàng nào cũng làm tốt. Từ những
yêu cầu thực tiễn trên, nên tôi đã chọn đề tài: “Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại
Ngân Hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM – Chi Nhánh Hiệp Phú”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Xuất phát từ mục tiêu của đề tài, đề tài chọn đối tượng và phạm vi nghiên cứu
không phải tất cả các chủ thể trong quan hệ cho vay với ngân hàng mà chỉ tập trung
vào đối tượng cụ thể là khách hàng cá nhân. Mặt khác cũng chỉ đề cập đến hoạt động
cho vay đối với đối tượng này.
Đề tài chọn điểm nghiên cứu thực tiễn tại Ngân Hàng TMCP Phát Triển Nhà
TP.HCM - Chi nhánh Hiệp Phú.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài sẽ phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng cá nhân, để thấy rõ
thực trạng tín dụng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân cho Ngân Hàng nói chung và Ngân Hàng TMCP Phát Triển Nhà
TP.HCM - Chi nhánh Hiệp Phú nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tuân thủ và theo đuổi tính khoa học, thực tế và khách quan, bài viết đi từ cơ
sở lý thuyết rồi đề cập đến những gì đang diễn ra ở thực tế và rút ra những biện pháp
thích hợp: phương pháp so sánh và đố chiếu; thống kê các số liệu; phương pháp phân
tích hoạt động kinh tế.
5. Nội dung và kết cấu của luận văn:
Đề tài nghiên cứu của luận văn là Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân
Hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM – Chi Nhánh Hiệp Phú”.
Ngoài lời mở đầu và kết luận cùng phụ lục liên quan, thì đề tài có kết cấu gồm
ba chương.
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng về Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP
Phát Triển Nhà TP.HCM – Chi Nhánh Hiệp Phú
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại
Ngân Hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM – Chi Nhánh Hiệp Phú .
CHƯƠNG 1
SVTH: Phan Phú Hoàng 2
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Phan Đình Nguyên
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 KHÁI NIỆM
a. Khái niệm về Tổ Chức Tín Dụng:
Là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. tổ
chức tín dụng (TCTD) bao gồm: Ngân Hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính
vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
b. Khái niệm về Ngân Hàng:
Là loại hình TCTD có thể được thực hiện tất cả các hoạt động của Ngân Hàng
theo luật TCTD. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao
gồm: ngân hàng chính sách,ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng thương mại (NHTM)
- Ngân hàng hợp tác xã: Là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân và một
số pháp nhân góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển
sản xuất, kinh doanh đời sống.
- Ngân hàng chính sách: Chính phủ thành lập ngân hàng chính sách hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của nhà
nước.
- Thế nào là Ngân hàng Thương mại? Là một trong những định chế tài chính mà
đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền
gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Ngoài ra, NHTM
còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ
của xã hội nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.1.2 CHỨC NĂNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
a. Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
ngân hàng thương mại[5]. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng
vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng
này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là
người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi
suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và
người đi vay.
b. Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực
hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi
của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của
khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM
cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm
chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách
hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể
kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải
thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực
hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi
phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc
đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó
góp phần phát triển kinh tế.
SVTH: Phan Phú Hoàng 3
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Phan Đình Nguyên
c. Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM.
Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát
triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã
vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được
thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức
năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn
huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua
hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của
khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua
hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng
tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả
của xã hội.
1.1.3 HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Hoạt động ngân hàng: Là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số
nghiệp vụ sau đây:
a. Nhận tiền gửi: Là hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân dưới hình thức
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền
gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn
trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
- Tiền gửi không kỳ hạn: (Tiền gửi thanh toán)
Ngân hàng thương mại từ khi mở cửa hoạt động thì không ngừng động viên
khuyến khích khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng. Tiền gửi thanh toán là loại tiền
gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà cũng không cần báo trước cho
Ngân hàng và Ngân hàng phải đáp ứng được yêu cầu đó của khách hàng.
Mục đích của loại tiền gửi này nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các
khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tiêu dùng, tiện lợi trong việc
thanh toán bằng tiền mặt. Đối với ngân hàng loại tiền gửi thanh toán thường có sự
dao động lớn, do đó Ngân Hàng chỉ áp dụng một tỉ lệ nhất định để cho vay nên Ngân
Hàng thường áp dụng với lãi suất thấp.
Ưu điểm: Loại tiền gửi này có lãi suất thấp nên làm giảm chi phí huy động vốn của
Ngân Hàng.
Nhược điểm: Tài khoản tiền gửi này thường xuyên biến động nên Ngân Hàng không
chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này.
- Tiền gửi có kỳ hạn: (Tiền gửi định kỳ)
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân sau khi thu được lợi
nhuận mà tạm thời chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định nào đó có thể ký
thác vào Ngân Hàng một cách có kỳ hạn. Đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền chỉ
được rút ra khi đáo hạn. Tuy nhiên, trên thực tế do áp lực cạnh tranh, các Ngân Hàng
cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện là người gửi tiền không được
trả lãi hoặc chịu một mức lãi suất thấp hơn lãi suất trả cho tiển gửi có kỳ hạn, điều
kiện tuỳ thuộc vào chính sách huy động của Ngân Hàng và loại tiền gửi định kỳ.
Tiền gửi định kỳ có nhiều loại khác nhau, thông thường có kỳ hạn 3 tháng, 6
tháng, 12 tháng. Khác với tiền gửi thanh toán tiền gửi định kỳ là tiền gửi tạm thời
SVTH: Phan Phú Hoàng 4
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Phan Đình Nguyên
chưa sử dụng hoặc tiền gửi để dành của cá nhân. Vì vậy, mục đích gửi tiền vào Ngân
Hàng là nhằm kiếm lợi tức. Do đó thường dùng biện pháp lãi suất để huy động nguồn
vốn này chủ yếu.
Ưu điểm: Đối với ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là số tiền có hẹn đến một ngày nhất
định mới trả lại cho khách hàng gửi tiền, điều này giúp cho ngân hàng chủ động được
nguồn vốn trong các thời kỳ để có kế hoạch cho vay, do đó việc sử dụng nguồn này
để cho vay rất hiệu quả.
Nhược điểm: Lãi suất để huy động nguồn vốn này cao và tùy thuộc vào kỳ hạn gửi
và số tiền gửi của khách hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào thì được ngân
hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lý sổ
và mang theo khi đến ngân hàng để giao dịch. Hiện nay một số ngân hàng đã bỏ sổ
tiết kiệm và thay vào đó là cung cấp cho khách hàng một bản kê khi lúc gửi tiền đầu
tiên và hàng tháng để phản ánh tất cả các số phát sinh.
Ưu điểm: Đây là nguồn vốn có tính ổn định và chiếm tỉ lệ khá cao, Ngân Hàng
không phải cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Nhược điểm: Do mục đích của loại tiền gửi này là để dành nên lãi suất cao.
Ở Việt Nam, tiền gửi tiết kiệm hết sức đa dạng và phong phú được chia ra làm nhiều
loại:
* Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gửi không có thời gian đáo hạn, khi
nào người gửi muốn rút tiền thì phải thông báo cho Ngân Hàng một thời gian, tuy
nhiên ngày nay Ngân Hàng cho phép khách hàng rút tiền ra không cần thông báo
trước. Đây là hình thức mà đối tượng gửi chủ yếu là người tiết kiệm, dành dụm nhằm
trang trãi những chi tiêu cần thiết đồng thời có một khoản lãi góp phần vào việc chi
tiêu hàng tháng. Ngoài ra, đối tượng gửi tiền có thể là những người thừa tiền nhàn rỗi
muốn gửi vào Ngân Hàng để thu hoạch lợi tức đồng thời đảm bảo an toàn hơn tiển
cất ở nhà.
Loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất thấp do Ngân hàng không chủ
động được nguồn vốn và lãi luôn được nhập vốn và thường tính lãi theo nhóm ngày
gửi tiền. Còn đối với tiền gửi thanh toán thì lãi nhập vốn vào cuối tháng.
* Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Đây là loại hình cá nhân gửi tiền có sự thoả thuận về thời gian với ngân hàng,
chỉ rút tiền khi đến thời hạn thoả thuận. Còn trường hợp đặc biệt rút ra trước thời hạn
thì lãi suất thấp hơn. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lớn hơn tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn.
Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút vốn khi đến hạn. Nếu rút trước hạn
phải được sự đồng ý của Ngân Hàng và chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn hoặc không được hưởng lãi nếu gửi có kỳ hạn mà rút ra chưa được 1
tháng.
- Phát hành các chứng từ có giá:
Gồm kỳ phiếu Ngân hàng và trái phiếu Ngân hàng
* Kỳ phiếu ngân hàng: Kỳ phiếu ngân hàng là loại chứng từ có giá được ngân hàng
phát hành để huy động tiết kiệm trong xã hội nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh
SVTH: Phan Phú Hoàng 5