Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu xây dựng và tổ chức một số chủ đề ngoại khóa phần cơ học Vật lý lớp 10, nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh THPT dân tộc nội trú
PREMIUM
Số trang
114
Kích thước
1000.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
819

Nghiên cứu xây dựng và tổ chức một số chủ đề ngoại khóa phần cơ học Vật lý lớp 10, nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh THPT dân tộc nội trú

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

....................................

NGUYỄN VIỆT HÙNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC

MỘT SỐ CHỦ ĐỀ NGOẠI KHOÁ PHẦN CƠ HỌC VẬT LÝ

LỚP 10, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN

THỨC CHO HỌC SINH THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

....................................

NGUYỄN VIỆT HÙNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC

MỘT SỐ CHỦ ĐỀ NGOẠI KHOÁ PHẦN CƠ HỌC VẬT LÝ

LỚP 10, NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN

THỨC CHO HỌC SINH THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ

Chuyên ngành: Lý luận & PP dạy - học bộ môn Vật lý

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Đức Vượng

THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử

dụng để bảo vệ một học vị nào.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010

Học viên

Nguyễn Việt Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt

tình của các cá nhân, tập thể và của các thầy cô giáo trong nhà trường.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sau

Đại học, Khoa VËt Lý cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Sư

phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu

khoa học và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. TrÇn §øc V-îng

đã tận tình chỉ bảo cho em trong quá trình thực hiện luận văn.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành, trường THPT

D©n Téc Néi Tró tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong

quá trình thu thập tài liệu, khảo sát thực tế vµ thực nghiệm sư phạm để thực

hiện luận văn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn

không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, trao đổi của

các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các anh chị em học viên để luận văn

được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010

Học viên

Nguyễn Việt Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 1

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI

KHOÁ VẬT LÍ Ở TRƢỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ (DTNT)

1. 1 Một số nội dung về lí luận dạy học ở nhà trƣờng phổ thông ……… 6

1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc dạy học ở nhà trường phổ thông…..… 6

1.1.2 Các vấn đề chung về hình thức tổ chức dạy học ở nhà trường phổ

thông ……………………………………………………………………………...…. 9

1.2 Các nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học vật lí ở trƣờng phổ thông… 13

1.2.1 Đặc điểm của môn Vật lí ở trường phổ thông........................................ 13

1.2.2 Nhiêm vụ dạy học môn vật lý ở trường phổ thông ................................ 14

1.2.3 Một số quan điểm hiện đại về phương pháp dạy học môn vật lý........... 15

1.3 Định hƣớng đổi mới PPDH Vật lí ở trƣờng phổ thong....................... 17

1.3.1 Đổi mới phương pháp dạy học như thế nào?........................................ 17

1.3.2 Những định hướng đổi mới PPDH Vật lí ở THPT................................ 18

1.4 Hoạt động ngoại khoá vật lí trong nhà trƣờng phổ thông.................. 22

1.4.1 Vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá trong hệ thống các hình thức

tổ chức dạy học vật lí ở trường THPT............................................................ 22

1.4.2 Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá vật lí............................................

1.4.3 Nội dung ngoại khoá vật lí ....................................................................

23

24

1.4.4 Các hình thức ngoại khoá vật lí............................................................. 25

1.4.5 Phương pháp dạy học ngoại khóa.......................................................... 26

1.4.6 Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa................................................ 26

1.5 Tính tích cực của HS trong hoạt động học tập..................................... 28

1.5.1 Khái niệm về tính tích cực và tích cực nhận thức trong học tập............ 28

1.5.2 Những dấu hiệu của tính tích cực nhận thức ........................................ 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.5.3 Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS]……………… 30

1.6 Phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong hoạt động ngoại

khoá vật lí....................................................................................................... 31

1.7 Một số đặc điểm của HS phổ thông DTNT liên quan đến tính tích

cực nhận thức trong hoạt động học tập ...................................................... 32

1.8 Sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật dạy học trong việc tổ chức hoạt động

ngoại khoá vật lí............................................................................................. 37

1.8.1 Phương tiện kỹ thuật trong dạy học....................................................... 37

1.8.2 Những hỗ trợ cơ bản của phương tiện kỹ thuật trong việc tổ chức hoạt

động ngoại khoá vật lí.............................................................................

KẾT LUẬN CHƢƠNG II.............................................................................

38

40

CHƢƠNG II: TỔ CHỨC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ NGOẠI KHOÁ PHẦN

CƠ HỌC TRONG CHƢƠNG TRÌNH VẬT LỚP 10 CHO HỌC SINH

THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ

2.1 Phân tích nội dung kiến thức phần Cơ học trong chƣơng trình vật lí

lớp 10 THPT............................................................................................... 41

2.1.1 Nội dung chương trình phần Cơ học vật lí lớp 10 THPT....................... 41

2.1.2 Mục tiêu kiến thức phần Cơ học vật lí lớp 10 THPT............................. 42

2.2 Điều tra thực trạng dạy học vật lí phần Cơ học lớp 10 tại các

trƣờng THPT Dân tộc nội trú...................................................................... 48

2.2.1 Mục tiêu điều tra.................................................................................... 48

2.2.2 Phương pháp điều tra............................................................................. 48

2.2.3 Đối tượng điều tra.................................................................................. 48

2.2.4 Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 49

2.3 Tổ chức dạy học ngoại khoá kiến thức phần Cơ học lớp 10 cho HS

THPT Dân tộc nội trú................................................................................... 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.1 Ý đồ sư phạm của việc xây dựng nội dung, hình thức hoạt động

ngoại khoá. .................................................................................................... 55

2.3.2 Nội dung của hoạt động ngoại khoá phần Cơ học................................. 56

2.3.2.1 Thiết kế giáo án số 1 ......................................................................... 56

2.3.2.2 Thiết kế giáo án 2 ............................................................................... 72

KẾT LUẬN CHƢƠNG II.............................................................................

CHƢƠNG III: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

83

3.1 Mục đích thực nghiệm.........................................................................,.. 84

3.1.1 Mục đích...........................................................................................,..... 84

3.1.2 Nhiệm vụ TNSP...................................................................................... 84

3.2 Đối tượng, cơ sở, thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm.................... 84

3.2.1 Đối tượng............................................................................................... 84

3.2.2 Thời gian tiến hành................................................................................ 84

3.3 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm...................................................... 84

3.4 Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm.......................... 86

3.4.1 Phân tích, đánh giá giáo án số 1............................................................ 86

3.4.2 Phân tích, đánh giá giáo án số 2............................................................ 89

3.4.3 HS Đánh giá về vai trò của hoạt động ngoại khóa vật lí....................... 90

KẾT LUẬN CHƢƠNG III........................................................................... 92

KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 94

PHỤ LỤC ...................................................................................................... 97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Các từ viết tắt Viết đầy đủ

CNTT Công nghệ thông tin

CNH - HĐH Công nghiệp hoá- hiện đại hoá

DTNT Dân tộc nội trú

HS Học sinh

GV Giáo viên

HĐNK Hoạt động ngoại khoá

HĐNT Hoạt động nhận thức

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

SGK Sách giáo khoa

PPDH Phương pháp dạy học

THPT Trung học phổ thông

TBDH Thiết bị dạy học

TN Thí nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học

ngoại khoá cho HS........................................................................ 51

Bảng 2.2: Đánh giá về nguyên nhân chính gây khó khăn khi tổ chức các

HĐNK .......................................................................................... 52

Bảng 2.3: Đánh giá về mức độ kiến thức phần cơ học ................................... 54

Bảng 2.4: Nhứng khó khăn gặp phải khi học phần cơ học ............................. 54

Bảng 2.5: Các hình thức được tổ chức để nâng cao chất lượng học tập phần

cơ học ........................................................................................... 55

DANH MỤC PHỤ LỤC

STT Tên phụ lục Trang

1 Phiếu trao đổi ý kiến với giáo viên 97

2 Phiếu trao đổi ý kiến với học sinh 102

3 Một số hình ảnh hoạt động ngoại khoá 104

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế, việc ra nhập tổ

chức thương mại thế giới WTO đã và đang đem lại những thời cơ lớn giúp

chúng ta sớm thực hiện được mục tiêu CNH - HĐH đất nước. Những thời cơ

thuận lợi cũng gắn liền với những thách thức không nhỏ, đòi hỏi Nhà nước

phải có những quyết sách kịp thời và đúng đắn. Sự phát triển toàn diện về

kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học công nghệ luôn đòi hỏi con người phải

có tri thức, điều đó đặt ra cho nền giáo dục nước ta một thách thức không nhỏ.

Trước yêu cầu đó, tại hội nghị lần thứ hai của BCH TW Đảng khoá VIII

về công tác giáo dục và công nghệ đã chỉ rõ: " Đổi mới mạnh mẽ phương pháp

giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy

sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và hiện đại

vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học cho học sinh".

Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định cần tập trung đầu tư

và tạo ra cho bằng được “người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành

thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát triển bởi một

nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại".

Việt Nam ta là một nhà nước độc lập, thống nhất gồm nhiều dân tộc

anh em chung sống. Đối với các dân tộc thì tình yêu quê hương, yêu dân tộc,

yêu đất nước gắn bó chặt chẽ với nhau là cả một quá trình trong sự nghiệp

giải phóng đất nước và xây dựng cuộc sống mới. Sinh thời, Bác Hồ từng kêu

gọi: “Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc. Phải

ra sức làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp”.

Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, nhất là từ khi có Nghị quyết

22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Chính phủ với các chương trình có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

mục tiêu theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh đến việc

chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế đã tạo điều kiện cho kinh tế -

xã hội các vùng dân tộc và miền núi có một sự phát triển mới phù hợp với

tiềm năng và thế mạnh của từng vùng. Quá trình đô thị hoá ở miền núi đã và

đang khởi sắc, ở đó cư dân các dân tộc ít người đang tăng lên, đời sống dân trí

không ngừng được nâng cao.

Song song với sự phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá

cũng đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú,

các trường dự bị Đại học dân tộc, các lớp riêng cho con em dân tộc ít người,

các trường đại học hoặc trung học chuyên nghiệp ở Việt Bắc, Tây Nguyên,

Nam Bộ... đã đào tạo ra nguồn nhân lực rất quan trọng cho các vùng dân tộc

và miền núi.

Để đáp ứng được những yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi

ngành giáo dục phải đổi mới toàn diện; Đổi mới về cơ cấu tổ chức, nội dung,

phương pháp giảng dạy và học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội

hoá. Trong hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay thì bậc học phổ thông

đóng vai trò vô cùng quan trọng. Định hướng đổi mới PPDH được nêu lên

trong luật giáo dục (2005), trong đó điều 27.1 nêu rõ " Mục tiêu của giáo dục

phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,

thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động

và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây

dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên

hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."

Mặt khác, giáo dục là một hoạt động kết hợp giữa vai trò chủ đạo của

người thầy với sự tự giác, tích cực và độc lập tự giáo dục, tự rèn luyện của

học sinh nhằm hình thành ý thức, tình cảm và chủ yếu là hành vi, thói quen

đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!