Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chiết tách tanin từ vỏ một số loài cây keo ở quảng nam quy mô 10 kg nguyên liệu/mẻ.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯƠNG THỊ MỸ THẢO
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH
CÔNG NGHỆ CHIẾT TÁCH TANIN TỪ VỎ
MỘT SỐ LOÀI CÂY KEO Ở QUẢNG NAM
QUY MÔ 10KG NGUYÊN LIỆU/MẺ
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 01 14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng – Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ TỰ HẢI
Phản biện 1: TS. Bùi Xuân Vững
Phản biện 2: TS. Đặng Quang Vinh
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng
12 năm 2015
* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của ngành
công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam thì nhu cầu và thực tế sử dụng
gỗ nguyên liệu cũng phát triển một cách mạnh mẽ, để đáp ứng được
yêu cầu này thì nguồn nguyên liệu cần được chú trọng, gồm nhiều
loài cây lấy gỗ trong đó có loài keo.
Chi Keo (danh pháp khoa học Acacia) là một trong những
nhóm cây thân gỗ và thân bụi đa dạng nhất trên trái đất; thuộc phân
họ Trinh nữ (Mimosoideae), và thuộc họ Đậu (Fabaceae). Chi keo
có nguồn gốc tại đại lục cổ Gondwana. Tại Việt Nam nói chung và
Quảng Nam nói riêng có ba loài keo được dùng phổ biến nhất là keo
lá tràm (Acacia auriculiformis), keo tai tượng (Acacia mangium) và
keo lai (Acacia hybrid).
Nguồn phế liệu của nó là một lượng lớn vỏ keo. Nhưng hiện
nay nguồn phế thải này được người dân trong khu vực thu nhặt về
làm chất đốt. Việc tận dụng như vây càng làm cho môi trường không
khí bị ô nhiễm nặng nề hơn vì lượng khói sinh ra từ việc đốt nguồn
nguyên liệu này.
Theo các nghiên cứu thì trong vỏ keo có hàm lượng tanin lớn.
Vì vậy việc phát triển nghiên cứu chiết tách tanin từ vỏ cây keo và
ứng dụng của chúng đã được nhiều nhà khoa học đưa vào thực tiễn
cuộc sống. Tanin góp phần tích cực ở rất nhiều lĩnh vực như y tế,
công nghiệp, nông nghiệp, công nghệ môi trường, công nghiệp thuộc
da, công nghệ sinh học… nhờ vào mỗi đặc tính riêng của nó.
Chính vì những đặc điểm trên nên tôi chọn nguồn nguyên liệu
vỏ keo ở Quảng Nam để chiết tách tanin với quy mô lớn và đây là lí
2
do tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chiết
tách tanin từ vỏ một số loài cây keo ở Quảng Nam quy mô 10kg
nguyên liệu/mẻ”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu và khảo sát điều kiện tối ưu cho quá trình chiết
tách tanin từ vỏ keo (keo lá tràm, keo lai và keo tai tượng) ở Quảng
Nam.
- Phân tích, lựa chọn thiết bị cho qúa trình chiết tách tanin từ
vỏ keo quy mô lớn và tính toán đề xuất quy trình tách tanin trong
công nghiệp với quy mô 10kg nguyên liệu/mẻ.
3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vỏ của một số loài keo như keo lá
tràm, keo lai và keo tai tượng.
- Phạm vi nghiên cứu: Quy trình chiết tách, các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình chiết tách, xác định thành phần định tính và
định lượng, cấu trúc của tanin từ vỏ keo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, tư liệu trong và
ngoài nước liên quan đến nội dung đề tài.
- Nghiên cứu nguồn gốc, trạng thái tồn tại của tanin.
- Nghiên cứu các tính chất hoá lý của tanin.
- Nghiên cứu quy trình, phương pháp và công nghệ chiết tách
các hợp chất thiên nhiên.
- Phương pháp chiết tách tanin và các yếu tố ảnh hưởng trong
phòng thí nghiệm và quy mô công nghiệp.
- Trao đổi và thảo luận với giáo viên hướng dẫn
3
- Đánh giá kết quả, đề xuất kiến nghị.
Nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp vật lý: Xác định độ ẩm, hàm lượng tro…
- Phương pháp hóa học: Sử dụng phương pháp chuẩn độ để
xác định hàm lượng tanin tổng có trong dịch chiết.
- Phương pháp phân tích công cụ: Phương pháp phân tích phổ
hồng ngoại (IR).
- Phương pháp toán học: Sử dụng phương pháp quy hoạch
thực nghiệm để tối ưu hóa các điều kiện chiết tách. Sau đó tính toán
thiết bị cho các công đoạn: chưng ninh, lọc, cô đặc…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu kĩ thuật chiết tách tanin từ vỏ keo.
- Đề ra một hướng mới trong kĩ thuật chiết tách tanin quy mô
công nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn
- Tạo nguồn tanin với số lượng lớn góp phần ý nghĩa trong
thực tiễn.
- Tận dụng được nguồn phế thải của công nghiệp gỗ nhằm hạn
chế ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả của việc trồng rừng keo.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 82 trang trong đó phần mở đầu 4 trang, kết luận
kiến nghị 2 trang, tài liệu tham khảo có 4 trang. Luận văn có 15
bảng, 40 hình và đồ thị. Nội dung chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan lí thuyết: 29 trang
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu: 12 trang
Chương 3: Kết quả và thảo luận: 31 trang
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÍ THUYẾT
1.1.TỔNG QUAN VỀ CHI KEO
Chi Keo (danh pháp khoa học Acacia) là một trong những nhóm
cây thân gỗ và thân bụi đa dạng nhất trên trái đất; thuộc phân họ
Trinh nữ (Mimosoideae), và thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Chi Keo được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tại Việt Nam, các loài keo tai tượng (Acacia mangium), keo lá tràm
(Acacia auriculiformis) và keo lai (Acacia hybrid) được trồng để làm
nguyên liệu sản xuất giấy.
Vỏ các loài keo khác nhau rất giàu tanin – chất được sử dụng
trong công nghiệp thuộc da như keo vàng (Acacia pycnantha), keo
vỏ đà (Acacia decurrens), keo bạc (Acacia dealbata) và keo đen
(Acacia mearnsii). Nên đó cũng là một mặt hàng xuất khẩu quan
trọng.
1.1.1. Keo lá tràm
a. Sơ lược về keo lá tràm
b. Phân loại keo lá tràm
c. Đặc điểm sinh học của keo lá tràm
Là loài cây đa mục đích, cao 25 – 30 m, đường kính 60 – 80 cm.
Thân hình tròn, thẳng. Vỏ thân màu xám đen, nứt dọc, nhỏ, sâu 2 – 3
mm. Thịt vỏ dày 7 – 9 mm, màu trắng xám. Loài cây này phân nhành
thấp và có tán rộng, cành non hơi dẹt, nhẵn, màu xanh lục.
d. Tình trạng phân bố trên thế giới và Việt Nam
e. Hướng sử dụng
1.1.2. Keo tai tượng
5
a. Sơ lược về keo tai tượng
b. Đặc điểm sinh học
Cây gỗ trung bình, chiều cao biến động từ 7 đến 30 m, đường
kính từ 25 – 35 cm, đôi khi trên 50 cm. Thân thẳng, vỏ có màu nâu
xám đến nâu, xù xì, có vết nứt dọc. Tán lá xanh quanh năm, hình
trứng hoặc hình tháp, thường phân cành cao.
c. Tình trạng phân bố
d. Giá trị kinh tế
e. Hướng sử dụng
1.1.3. Keo lai
a. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ nhỡ, cao tới 25 – 30 m, đường kính tới 30 – 40 cm, cao
và to hơn keo tai tượng và keo lá tràm, các đặc tính khác có dạng
trung gian giữa 2 loài bố mẹ. Thân thẳng, cành nhánh nhỏ, tỉa cành
khá, tán dày và rậm.
b. Đặc điểm sinh thái
c. Khai thác và sử dụng
1.2.TỔNG QUAN VỀ TANIN
1.2.1. Khái niệm
Từ “tanin” được dùng đầu tiên năm 1976 để chỉ những chất có
mặt trong dịch chiết thực vật có khả năng kết hợp với protein của da
sống động vật làm cho da biến thành da thuộc không thối và bền. Do
đó, tanin được định nghĩa là những hợp chất tanin có trong thực vật,
có vị chát được phát hiện với “thí nghiệm thuộc da” và được định
lượng dựa vào mức độ hấp phụ trên bột da sống chuẩn.
Tanin là một nhóm các hợp chất hóa học được phân bố rộng
trong tự nhiên, chúng được tìm thấy trong nhiều loại thực vật. Phân
6
tử của chúng là một khối được cấu thành bởi hai hay nhiều đơn phân
tử phenol.
Phân tử lượng tanin phần lớn nằm trong khoảng 500 – 5.000
đvC
1.2.2. Phân loại
a. Tanin thủy phân hay còn gọi là tanin pyrogalic
(galotanin)
b. Tanin ngưng tụ hay còn gọi là tanin pyrocatechin
1.2.3. Tính chất của tanin
Thí nghiệm thuộc da của tanin
Kết tủa với gelatin
Kết tủa với ancaloit
Kết tủa với muối kim loại
Phản ứng Stiasny
Tanin bị oxi hóa hoàn toàn dưới tác dụng của KMnO4 hoặc
K2Cr2O7
1.2.4. Ứng dụng
a. Ứng dụng làm chất chống oxi hóa
b. Ứng dụng trong y học
c. Ứng dụng trong công nghiệp thuộc da
d. Tạo phức với ion kim loại
1.2.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng tanin hiện nay
a. Trên thế giới
b. Ở Việt Nam
1.2.6. Những loại thực vật chưa nhiều tanin
1.3.CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA BÀI TOÁN QUY HOẠCH THỰC
NGHIỆM
7
1.3.1. Mở đầu
1.3.2. Bài toán quy hoạch thực nghiệm
1.4. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT TÁCH
1.4.1. Khái niệm
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách
a. Kích thước của nguyên liệu
b. Nhiệt độ
c. Thời gian chiết xuất
d. Tỉ lệ nguyên liệu : dung môi
e. Khuấy trộn
1.4.3. Phương pháp chiết tách thường dùng
a. Phương pháp ngâm
b. Phương pháp ngấm kiệt
c. Phương pháp chiết ngược dòng
d. Chiết Soxhlet
e. Phương pháp chiết dưới áp suất cao
f. Chiết với sự hỗ trợ của siêu âm
g. Chiết với sự hỗ trợ của vi sóng
CHƯƠNG II
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT
2.1.1. Thiết bị, dụng cụ
2.1.2. Hóa chất
2.2. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM
8
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thực hiện
Đề xuất quy
trình công nghệ
chiết tách quy
mô 10kg/mẻ
Quy trình chiết
tách phòng thí
nghiệm
Quy hoạch
thực nghiệm
Chiết bằng nước
Cô
đuổi
dung
môi
Dịch chiết
Tanin
Bã
Nguyên liệu
Khảo sát điều
kiện chiết tanin
Xác định độ ẩm Xác định hàm lượng tro
Vỏ keo
Xử lí sơ bộ (sấy)
Tỉ lệ R : L
Nhiệt độ
Thời gian
Kích
thước
nguyên
liệu
Tanin rắn
Tanin
ngưng tụ
Tanin
thủy phân
9
2.3. NGUYÊN LIỆU
2.3.1. Thu mua nguyên liệu
Nguyên liệu được sử dụng là vỏ một số loài cây keo gồm keo
lá tràm, keo tai tượng và keo lai được thu thập từ các khu rừng ở Quế
Sơn, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
2.3.2. Xử lí nguyên liệu
Vỏ keo thu hoạch về được làm sạch vỏ già, sâu. Sau đó được
xử lí thành các kích cỡ nhỏ hơn và phơi khô.
Hình 2.2. Vỏ keo đã qua xử lí và xay thành bột mịn
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Xác định một sô chỉ tiêu hóa lí của nguyên liệu
a. Xác định độ ẩm
b. Xác định hàm lượng tro
2.4.2. Định tính và định lượng tanin
a. Định tính phân biệt tanin nhóm tanin ngưng tự và nhóm
tanin thủy phân
b. Định lượng tanin nhóm tanin theo phương pháp
Lowenthal
2.4.3. Tách tanin rắn
10
2.4.4. Phương pháp phân tích phổ hồng ngoại
a. Sơ lược về cơ sở về phân tích phổ hồng ngoại
b. Phương pháp chuẩn bị mẫu ghi phổ hồng ngoại
c. Ứng dụng của phổ hồng ngoại trong hóa học
2.4.5. Nghiên cứu chỉ số Stiasny của tanin rắn
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ HÓA LÍ
3.1.1. Độ ẩm
Tiến hành xác định độ ẩm mẫu bột bằng phương pháp sấy khô.
Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Độ ẩm mẫu bột
TT
Khối lượng bột
keo tự nhiên (g)
Khối lượng bột
keo khô (g)
Khối lượng
nước (g)
Độ ẩm
(%)
1 2,000 1,780 0,220 11,00
2 2,000 1,787 0,213 10,65
3 2,000 1,778 0,222 11,10
TB 2,000 1,781 0,217 10,91
Độ ẩm trung bình trong vỏ mẫu keo nghiên cứu khoảng
10,91%.
3.1.2. Hàm lượng tro
Tiến hành tro hóa mẫu và thu được kết quả ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Hàm lượng tro của mẫu bột
m0 m1 m2 X (%) Trung bình
28,5714 38,5755 30,0682 14,96 14,95
30,4893 40,4903 31,9834 14,94
Vậy mẫu keo nghiên cứu có hàm lượng tro là 14.95%