Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Xây Dựng Phương Pháp Án Quy Hoạch Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Xã Quảng Sơn Huyện Đắk Glong Tỉnh Đắk Nông Giai Đoạn 2013 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------------
NGUYỄN VĂN HÀO
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG XÃ QUẢNG SƠN
HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG
GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Đồng Nai, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------------
NGUYỄN VĂN HÀO
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG XÃ QUẢNG SƠN
HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG
GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THẾ HỒNG
Đồng Nai, 2014
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và trải dài theo nhiều vĩ độ, với
2/3 diện tích đất đồi núi, do đó tài nguyên rừng có vai trò đặc biệt trong công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân khác nhau như sức ép gia tăng dân số, du canh du cư, đốt nương làm
rẫy, khai thác rừng không kiểm soát, cháy rừng, chiến tranh,... nên diện tích và chất
lượng rừng nước ta bị suy giảm liên tục trong thời gian dài, đặc biệt trong giai đoạn
1980 - 1985 trung bình mỗi năm chúng ta mất đi khoảng 235.000 ha rừng.
Từ năm 1990 trở lại đây, diện tích và độ che phủ rừng đã tăng lên liên tục
nhờ công tác trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên, đặc biệt là chương trình 327
(phủ xanh đất trống đối núi trọc); Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Chỉ thị số
286/TTg ngày 02/5/1997 cấm khai thác rừng tự nhiên của Chính phủ,... cùng với sự
hỗ trợ của nhiều dự án quốc tế như PAM, KFW (Đức); JICA (Nhật Bản),.... Theo
thống kê đến 31/12/2012, diện tích rừng toàn quốc là 13.862.043 ha với tỷ lệ che
phủ của rừng đạt 40,7%.
Mặc dù, diện tích rừng tăng nhưng trữ lượng và chất lượng rừng chưa được
cải thiện rõ rệt, chủ yếu rừng tự nhiên hiện nay thuộc đối tượng rừng nghèo kiệt, giá
trị kinh tế, phòng hộ, đa dạng sinh học,... không cao. Rừng trồng sản xuất mới chỉ là
rừng trồng nguyên liệu, gỗ nhỏ. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng
phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp hợp lý cho từng vùng, địa phương cụ
thể đang được các nhà quản lý rất quan tâm đặc biệt từ khi thực hiện việc rà soát
quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã là vấn đề cần thiết, được tiến
hành theo từng giai đoạn nhằm phát huy vai trò chỉ đạo, tổ chức sản xuất lâm
nghiệp trên địa bàn xã. Những năm qua, một số địa phương trong cả nước đã thực
hiện công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng song vẫn còn có những bất cập.
Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng và quy hoạch bảo vệ và
phát triển rừng cấp xã chưa được thực hiện kịp thời và toàn diện trên cơ sở nhìn
2
nhận cả 3 yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và sự thu hút được sự tham gia của
người dân và cộng đồng còn hạn chế. Ngoài ra, mục tiêu và nội dung của quy hoạch
thường chưa quan tâm một cách thoả đáng tới những lợi thế và thách thức cũng như
tiềm năng cung cấp các nguồn lực và nhu cầu lâm sản đầu ra của các hoạt động sản
xuất nên vai trò của phương án quy hoạch còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, quá trình
đổi mới của nền kinh tế, phương thức quản lý sử dụng đối với các nguồn tài nguyên
trong đó có tài nguyên đất và rừng cũng có nhiều thay đổi.
Quảng Sơn là xã miền núi của huyện Đăk Glong, cách trung tâm huyện 55
km về phía Bắc với tổng diện tích tự nhiên là 45.176,3 ha, trong đó diện tích đất
quy hoạch cho Lâm nghiệp 37.985,78 ha, chiếm 84,08% tổng diện tích toàn xã.
Diện tích rừng của xã Quảng Sơn có nhiều kiểu loại khác nhau, có tính đa dạng sinh
học cao, giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của xã nói
riêng và của huyện Đắk Glong nói chung, đồng thời đảm bảo năng lực phòng hộ
đầu nguồn, phòng hộ môi trường cảnh quan, điều hoà khí hậu, bảo vệ đất chống xói
mòn...
Sản xuất lâm nghiệp xã Quảng Sơn từng bước chuyển dịch theo hướng giảm
khai thác, tăng cường quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng kinh tế,
khai thác các tiềm năng giá trị môi trường rừng. Hoạt động lâm nghiệp có nhiều đổi
mới về cơ chế tổ chức quản lý để nâng cao trách nhiệm quản lý của các đơn vị chủ
rừng. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngày càng được coi trọng đúng
mức hơn, góp phần tạo công ăn, việc làm, cải thiện đời sống và nâng cao ý thức bảo
vệ rừng của người dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Tuy nhiên, hiện nay công tác lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo
Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT vẫn
chưa được triển khai thực hiện. Việc điều chỉnh lại địa giới hành chính theo Nghị
định 28/NĐ-CP ngày 06/7/2010 của Thủ tướng Chính Phủ đã làm thay đổi về quy
mô diện tích đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp của xã Quảng Sơn. Tài
nguyên rừng của xã chưa phát huy hết tiềm năng, trong nhiều năm qua đời sống của
những người tham gia bảo vệ rừng và tái tạo rừng vẫn còn rất nghèo, thu nhập thấp
3
hơn rất nhiều so với các khu vực khác, do chưa được hưởng lợi thỏa đáng từ các giá
trị sử dụng của rừng. Chất lượng rừng tự nhiên chưa được nâng cao; Công nghệ
khai thác, chế biến gỗ chưa tiến triển kịp với các khu vực lân cận; Chưa tiếp cận
triệt để và có hiệu quả các cơ hội nguồn lợi đầu tư vào rừng thông qua các thành
phần kinh tế trong và ngoài nước...
Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và
phát triển rừng xã Quảng Sơn cho phù hợp với tình hình thực tế, tiếp cận các quan
điểm mới trong quy hoạch nhằm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của
người dân, thực hiện xoá đói giảm nghèo và đưa kinh tế xã hội miền núi phát triển
hoà nhập với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, để xây dựng luận văn tốt nghiệp chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng tại xã Quảng Sơn huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2013 -
2020”.
4
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức về quy hoạch
Thực chất của công tác quy hoạch nói chung là tổ chức không gian và thời
gian phát triển chung cho kinh tế - xã hội, môi trường hoặc một ngành, một lĩnh vực
sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể. Mỗi ngành kinh tế muốn tồn tại, phát triển thì
nhất thiết phải tiến hành quy hoạch, sắp xếp một cách hợp lý, mà trong đó công tác
điều tra cơ bản phục vụ cho quy hoạch phát triển phải được đi trước một bước. Quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng thể
phát triển nông thôn và thuộc phạm trù của quy hoạch vùng.
1.1.1. Quy hoạch sử dụng đất đai
Quan niệm về QHSDĐĐ còn nhiều hướng khác nhau, tuy nhiên tựu chung
lại một số tác giả có nghiên cứu, như:
Theo Dent (1986) [28]: QHSDĐĐ như là phương tiện giúp cho lãnh đạo
quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho
việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự lựa chọn này sẽ đáp ứng với
những mục tiêu riêng biệt, và tự đó hình thành nên chính sách và chương trình cho
sử dụng đất đai.
Một định nghĩa khác của Fresco và ctv, (1993) [32], QHSDĐĐ như là dạng
hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên
quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và
những vấn đề hạn chế khác.
Những từ vựng kết hợp với những định nghĩa về QHSDĐĐ là hầu hết đều
đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một tiến trình xây dựng
quyết định cấp cao. Do đó QHSDĐĐ, trong một thời gian dài với quyết định từ trên
xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì. Trong
phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm. [30] đã đổi lại định
nghĩa về QHSDĐĐ như sau QHSDĐĐ là một tiến trình xây dựng những quyết định
5
để đưa đến những hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp
những cái có lợi bền vững nhất. Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì
chức năng của QHSDĐĐ là hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất đai để làm
sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng đồng
thời cũng được bảo vệ cho tương lai.
Lê Quang Trí (2005) [22]: QHSDĐĐ là sự đánh giá tiềm năng đất nước có
hệ thống, tính thay đổi trong trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội
để chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời
QHSDĐĐ cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó
phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên trong tương lai.
Do đó trong quy hoạch cho thấy: Những sự cần thiết phải thay đổi; Những
cần thiết cho việc cải thiện quản lý, hay những cần thiết cho kiểu sử dụng đất đai
hoàn toàn khác nhau trong các trường hợp cụ thể khác nhau.
Các loại sử dụng đất đai bao gồm: Đất ở, nông nghiệp (thuỷ sản, chăn nuôi
…) đồng cỏ, rừng, bảo vệ thiên nhiên và du lịch đều phải được phân chia một cách
cụ thể theo thời gian được quy định. Do đó trong QHSDĐĐ phải cung cấp những
hướng dẫn cụ thể để có thể giúp cho các nhà quyết định có thể chọn lựa trong các
trường hợp có sự mâu thuẫn giữa đất nông nghiệp và phát triển đo thị hay công
nghiệp hoá bằng cách chỉ ra các vùng đất đai nào có giá trị nhất cho đất nông
nghiệp và nông thôn mà không nên sử dụng cho các mục đích khác.
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao
thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất (cả nước hoặc trong phạm vi một
đơn vị, đối tượng sử dụng đất cụ thể), tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất
cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, hiệu quả sản xuất xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường [26]
6
1.1.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ
Theo Nguyễn Nhật Tân - Nguyễn Thị Vòng (1995)[18] Quy hoạch vùng lãnh
thổ là hệ thống các biện pháp xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý gắn liền với cơ
cấu đất đai và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế -
văn hoá - xã hội, nguồn lao động, tăng cương xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực
lượng sản xuất để phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và xã hội mới.
Quy hoạch vùng lãnh thổ là khoa học về quản lý tài nguyên mang cả 3 tính
chất: Kinh tế, kỹ thuật và pháp lý. Là cơ sở để lập dự án đầu tư phát triển kinh tế và
xây dựng nông thôn mới. Sự phát triển của khoa học quy hoạch vùng lãnh thổ liên
quan đến sự phát triển của các quản lý phát triển kinh tế và phân bổ lực lượng sản
xuất trên địa bàn lãnh thổ.
Đặc điểm của quy hoạch là quy hoạch thường mang tính định hướng về
tương lai, vì vậy quy hoạch phải có mục tiêu rõ rệt. Mục tiêu không thể hình thành
do ý nghĩ chủ quan của một số người làm quy hoạch, cũng không thể hình thành
chóng vánh trong ngày một ngày hai mà nó phải trải qua một quá trình tìm tòi, cân
nhắc lâu dài từ tổng quát đến chi tiết, từ cục bộ đến toàn diện. Mục tiêu phải có tính
khả thi, nếu quy hoạch không hướng về tương lai thì chỉ là một việc làm tốn kém,
một bức tranh không có lợi ích.
1.1.3. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt
động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ,
gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi
trường có liên quan đến rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo, đặc
biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.
Quy hoạch phát triển lâm nghiệp là một hoạt động vừa mang tính khoa học
vừa mang tính pháp lý của hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Thực
chất đó là quá trình ra quyết định sử dụng rừng và đất rừng như một tư liệu sản xuất
đặc biệt, nhằm mục tiêu sử dụng rừng và đất rừng một cách hiệu quả. Công tác quy
7
hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp luôn được trú trọng và coi là nhiệm vụ chiến
lược trong quản lý rừng và đất rừng.
Quy hoạch phát triển lâm nghiệp là một bộ phận cấu thành của quy hoạch
tổng thể phát triển nông thôn. Do đó công tác quy hoạch phát triển lâm nghiệp cần
có sự phối hợp chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
nhằm tránh sự chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành. Nếu công tác quy
hoạch phát triển lâm nghiệp được chú ý quan tâm đúng mức thì sự phát triển của
ngành lâm nghiệp sẽ mang lại tính bền vững, trong điều kiện ngược lại sẽ gặp
những trở ngại, khó khăn. Ngày nay khi nhu cầu của xã hội về lâm sản đáp ứng cho
nguyên liệu, gỗ, củi … ngày càng cao, tạo áp lực ngày càng lớn vào tài nguyên rừng
và đất rừng thì vấn đề quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp một cách bền
vững càng trở lên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, và đã trở thành một
nguyên tắc hàng đầu trong chiến lược phát triển lâm nghiệp của mỗi quốc gia nói
riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Những nội dung chủ yếu thường được chú ý là các yếu tố về mặt kinh tế, bảo
vệ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái đa dạng sinh học và các đặc điểm xã hội,
nhân văn. Quá trình phát triển của việc quản lý sử dụng đất trên thế giới luôn gắn
liền với lịch sử phát triển xã hội loài người.
1.2. Trên thế giới
Chúng ta biết rằng việc quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng
bền vững nói chung và tài nguyên rừng nói riêng đã và đang được các nhà khoa học
trong nước và trên thế giới quan tâm.
Tuỳ theo cách nhìn nhận về quy hoạch phát triển lâm nghiệp sao cho hợp lý
được nhiều tác giả đề cập tới ở những mức độ rộng hẹp khác nhau. Việc đưa ra một
khái niệm thống nhất là một điều rất khó thực hiện, song phân tích qua các khái
niệm cho thấy có những điểm giống nhau, đó là dựa trên quan điểm về sự phát triển
bền vững thì các hoạt động có liên quan đến tài nguyên rừng phải được xem xét một
cách toàn diện và đồng thời đảm bảo sử dụng nó theo hướng lâu dài và bền vững.
8
Những nội dung chủ yếu thường được chú ý là các yếu tố về mặt kinh tế, bảo
vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học, các đặc điểm xã hội và nhân văn. Quá
trình phát triển của việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới luôn gắn liền
với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp luôn
phụ thuộc vào Quy hoạch vùng và Quy hoạch cảnh quan trong quá trình xây dựng
phương án quy hoạch.
1.2.1. Quy hoạch vùng
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ở Liên Xô trước đây: Nguyễn Nhật
Tân - Nguyễn Thị Vòng (1995) [18]: Quy hoạch vùng nông nghiệp là một biện pháp
tổng hợp của Nhà nước về phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên lãnh thổ
các vùng hành chính - nông nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về phát triển tất cả
các ngành kinh tế quốc dân trong vùng. Quy hoạch vùng nông nghiệp là giai đoạn
kết thúc của kế hoạch hoá tương lai của Nhà nước một cách chi tiết sự phát triển và
phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ của vùng, là biện pháp xác định các xí
nghiệp chuyên môn hoá một cách hợp lý, là biện pháp thiết kế và đưa vào nề nếp
việc sử dụng đất đai trên từng khu vực cụ thể của vùng, là biện pháp xác định sự
phân bố đúng đắn các cơ quan y tế và phục vụ sinh hoạt văn hoá cho nhân dân, là
biện pháp xây dựng các tiền đề tổ chức lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý các của cải tự
nhiên, các thành tựu khoa học kỹ thuật, các nguồn lao động nhằm phát triển với tốc
độ nhanh kinh tế của tất cả các xí nghiệp đồng thời cải thiện đời sống vật chất và
văn hoá của nhân dân trong vùng lao động nông nghiệp đó.
Trần Hữu Viên (2005) [26]: Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tuân theo
học thuyết Mác - Lê Nin về phân bố và phát triển lực lượng sản xuất theo lãnh thổ
và sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Các Mác và Ăng Ghen đã chỉ ra “Mức độ phát triển lực lượng sản xuất của
một dân tộc thể hiện rõ nét hơn hết ở sự phân công lao động của dân tộc đó được
phát triển đến mức độ nào”
Lê Nin đã chỉ ra “Sự nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên kinh
tế xã hội của mỗi vùng là nguyên tắc quan trọng để phân bố sản xuất”. Vì vậy,
9
nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng cho sự phân bố lực lượng sản xuất cho một vùng
trong quá khứ và hiện tại để xác định khả năng và tương lai phát triển của vùng đó.
Dựa trên cơ sở học thuyết của Mác và Ăng Ghen, V.I. Lê Nin đã nghiên cứu
các hướng cụ thể về kế hoạch hoá phát triển lực lượng sản xuất trong xã hội chủ
nghĩa.
Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari trước đây: Nhằm sử dụng hiệu quả nhất
lãnh thổ của đất nước. Bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm đảm bảo tái
sản xuất mở rộng. Xây dựng đồng bộ môi trường sống.
Quy hoạch lãnh thổ đất nước được phân thành các vùng: Lãnh thổ là môi
trường thiên nhiên phải bảo vệ; Lãnh thổ thiên nhiên không có nông thôn, sự tác
động của con người vào đây rất ít; Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới
nông thôn, có sự can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho nghỉ mát; Lãnh
thổ là môi trường nông nghiệp không có mạng lưới nông thôn nhưng có tác động
đặc biệt của con người; Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có mạng lưới nông
thôn và có sự can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp;
Lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người.
Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ cả nước tiến hành quy hoạch lãnh thổ
vùng và quy hoạch lãnh thổ địa phương.
Quy hoạch vùng ở Pháp: Theo quan niệm chung của hệ thống các mô hình
quy hoạch vùng lãnh thổ M. Thénevin (M. Pierre Thénevin), một chuyên gia thống
kê đã giới thiệu một số mô hình quy hoạch vùng được áp dụng thành công ở miền
Tây nam nước Cộng hoà Côte D’ivoire. Trong mô hình quy hoạch vùng này, người
ta đã nghiên cứu hàm mục tiêu cực đại giá trị tăng thêm xã hội với các giàng buộc
trong nội vùng, có quan hệ với các vùng khác và với nước ngoài. Thực chất mô
hình là một bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc:
- Các hoạt động sản xuất:
+ Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình và trồng
trọt công nghiệp với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển
(truyền thống).