Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh dùng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần hữu cơ lớp 12 cơ bản.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
----------
TRẦN THỊ YẾN
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
DÙNG TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP PHẦN HỮU CƠ LỚP 12 CƠ BẢN
Khóa luận tốt nghiệp
Đà nẵng, tháng 1 năm 2019.
2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
----------
TRẦN THỊ YẾN
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
DÙNG TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP PHẦN HỮU CƠ LỚP 12 CƠ BẢN
Chuyên ngành: Sư phạm hóa học.
Khóa luận tốt nghiệp
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS Phan Văn An
Đà nẵng, tháng 1 năm 2019
3
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc Lập – Tự Do - Hạnh Phúc
KHOA HÓA HỌC
NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Trần Thị Yến
Số thẻ sinh viên: 314011151154.
Lớp: 15SHH. Khoa: Hóa học. Ngành: Sư phạm Hóa học.
1. Tên đề tài luận văn tốt nghiệp:
nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh dùng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần hữu cơ
lớp 12 cơ bản.
2. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá, câu hỏi trắc nghiệm khách
quan.
- Nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo định hướng phát
triển năng lực cho học sinh dùng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần hữu
cơ lớp 12 cơ bản.
3. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phan Văn An.
4. Ngày giao đề tài: 06/09/2018.
5. Ngày hoàn thành: 09/01/2019.
Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. Lê Tự Hải ThS. Phan Văn An
Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày
Kết quả điểm đánh giá……………….
Ngày tháng năm 2019
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
4
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tại Khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm – Đại học
Đà Nẵng, bằng sự nổ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của Thầy, Cô và bạn
bè, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ThS Phan Văn An đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Hóa học trường
Đại học Sư Phạm Đà Nẵng đã đào tạo và hướng dẫn tôi có đủ khả năng để thực
hiện đề tài khoa học này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, những người thường xuyên động viên,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 01 năm 2019
Sinh viên
Trần Thị Yến
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 8
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 9
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 10
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 10
6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 10
7. Cấu trúc của luận văn......................................................................................... 10
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................... 11
1.1. Cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá
trình dạy học. ......................................................................................................... 11
1.1.1. Những khái niệm về kiểm tra, đánh giá....................................................... 11
1.1.2.Vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo dục................................................ 12
1.1.2.1. kiểm tra đánh giá là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy
học.......................................................................................................................... 12
1.1.2.2. Kiểm tra đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên.......... 12
1.1.2.3. Kiểm tra đánh giá là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục, quản
lý chất lượng dạy học............................................................................................. 12
1.1.3. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học........... 13
1.2. Cơ sở lý luận về câu hỏi trắc nghiệm khách quan .......................................... 13
1.2.1. Khái niệm trắc nghiệm................................................................................. 13
1.2.2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường dùng............................. 17
1.2.3. Một số chỉ dẫn về phương pháp soạn câu hỏi trắc nghiệm.......................... 20
1.2.4. Qui trình xây dựng câu hỏi TNKQ cho bài KT – ĐG. ................................ 22
1.2.4.1 Giai đoạn chuẩn bị ..................................................................................... 22
1.2.4.2. Giai đoạn thực hiện................................................................................... 23
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 24
XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DÙNG TRONG KIỂM TRA
- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN HỮU CƠ LỚP 12 (CƠ BẢN) ........ 24
2.1 Mô tả mức độ nhận thức .................................................................................. 24
6
2.2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong các chương......................... 25
2.2.1. Chương este – lipit....................................................................................... 25
2.2.1.1.Nội dung .................................................................................................... 25
2.2.1.2. Ma trận phát triển nhận thức..................................................................... 25
2.2.1.3. Hệ thống câu hỏi TNKQ theo các mức độ đã mô tả................................. 26
2.2.1.3.1.Mức độ nhận biết .................................................................................... 26
2.2.1.3.2. Mức độ thông hiểu................................................................................. 27
2.2.1.3.3. Mức độ vận dụng thấp .......................................................................... 31
2.2.1.3.4. Mức độ vận dụng cao............................................................................ 34
2.2.2. Chương cacbohidrat..................................................................................... 36
2.2.2.1. Nội dung ................................................................................................... 37
2.2.2.2. Ma trận phát triển nhận thức..................................................................... 37
2.2.2.3. Hệ thống câu hỏi TNKQ theo các mức độ đã mô tả................................. 38
2.2.2.3.1. Mức độ nhận biết ................................................................................... 38
2.2.2.3.2. Mức độ thông hiểu................................................................................. 40
2.2.2.3.3. Mức độ vận dụng bậc thấp..................................................................... 43
2.2.2.3.4. Mức độ vận dụng bậc cao...................................................................... 46
2.2.3. Chương amin, amino axit và protein. .......................................................... 49
2.2.3.1. Nội dung ................................................................................................... 49
2.2.3.2. Ma trận phát triển nhận thức..................................................................... 49
2.2.3.3. Hệ thống câu hỏi TNKQ theo các mức độ đã mô tả................................. 50
2.2.3.3.1. Mức độ nhận biết ................................................................................... 50
2.2.3.3.2. Mức độ thông hiểu................................................................................. 53
2.2.3.3.3. Mức độ vận dụng bậc thấp..................................................................... 57
2.2.3.3.4. Mức độ vận dụng bậc cao...................................................................... 60
2.2.4. Chương polime và vật liệu polime............................................................... 66
2.2.4.1. Nội dung ................................................................................................... 66
2.2.4.2. Ma trận phát triển nhận thức..................................................................... 66
2.2.4.3. Hệ thống câu hỏi TNKQ theo các mức độ đã mô tả................................. 66
2.2.4.3.1. Mức độ nhận biết ................................................................................... 66
2.2.4.3.2. Mức độ thông hiểu................................................................................. 68
7
2.2.4.3.3. Vận dụng bậc thấp ................................................................................. 70
2.2.4.3.4. Vận dụng bậc cao................................................................................... 72
2.3. Bộ đề câu hỏi trắc nghiệm khách quan........................................................... 75
2.3.1. Bộ đề kiểm tra đánh giá 15 phút.................................................................. 75
2.3.1.1. Đề kiểm tra đánh giá 15 phút chương este - lipit...................................... 75
2.3.1.2. Đề kiểm tra đánh giá 15 phút chương saccarozo...................................... 78
2.3.1.1. Đề kiểm tra đánh giá 15 phút chương amin – amino axit – protein ......... 81
2.3.1.1. Đề kiểm tra đánh giá 15 phút chương polime – vật liệu polime .............. 84
2.3.2. Bộ đề kiểm tra đánh giá 1 tiết...................................................................... 86
2.3.2.1. Đề kiểm tra đánh giá 1 tiết lần 1............................................................... 86
2.3.2.2. Đề kiểm tra đánh giá 1 tiết lần 2............................................................... 92
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................101
3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................101
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .................................................................................101
3.3. Tiến trình thực nghiệm .................................................................................101
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm..............................................................................101
3.3.3. Các bước thực hiện ....................................................................................101
3.3.4. Các phương pháp khảo sát thực nghiệm....................................................101
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................106
1. Kết luận............................................................................................................106
2. Kiến nghị..........................................................................................................107
PHỤ LỤC ............................................................................................................108
8
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
PTHH : Phương trình hoá học
TN : Trắc nghiệm
TKNQ : Trắc nghiệm khách quan
NL : Năng lực
CTCT : Công thức cấu tạo
CTPT : Công thức phân tử
SGK : Sách giáo khoa
ĐH-CĐ : Đại học – Cao đẳng
THPT : Trung học phổ thông
BGDĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
BVHTTDL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
BTHH : Bài tập hóa học
KT-ĐG : Kiểm tra – Đánh giá
HTBT : Hệ thống bài tập
PƯ : phản ứng
DH : Dạy học
KTĐG : bài tập
HH : hóa học
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục hiện nay được xác định là “Một động lực thúc đẩy và là điều kiện
cơ bản đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”. Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục hiện nay với xu thế “DH tập
trung vào người học”, “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”
thì ngoài việc hoàn thiện một khối lượng tri thức khoa học cần thiết thì phải không
ngừng nâng cao phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá…Kiểm tra, đánh giá
có vai trò vô cùng quan trọng là một biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn, đó là khâu mở đầu, đồng thời cũng là khâu kết thúc của quá trình dạy học
này để mở ra một quá trình dạy học khác, nó có tác động điều tiết trở lại quá trình
đào tạo. Đảm bảo mối liên hệ ngược trong quá trình DH bộ môn từ đó giúp GV
điều chỉnh việc dạy và HS kịp thời điều chỉnh việc học của mình, góp phần củng
cố, đào sâu, hệ thống hoá kiến thức của HS và có tác dụng giáo dục HS về tinh
thần trách nhiệm, thói quen đào sâu suy nghĩ, ý thức vươn lên trong HT, thái độ
làm việc nghiêm túc, trung thực…
Hiện nay, xu hướng ra đề thi tuyển của Bộ, Sở đang có nhiều chuyển biến,
nội dung kiến thức trong các kỳ thi, đặc biệt kỳ thi THPTQG đã nghiêng hẳn về
phần cơ bản, việc đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến đổi mới rất nhiều ở khâu
kiểm tra đánh giá về phương pháp lẫn nội dung. Phương hướng kiểm tra đánh giá
là phương pháp TNKQ. Do những quan điểm của PP mang tính khách quan, tính
bao quát, tính chuẩn mực và tính kinh tế nên nếu hệ thống câu hỏi được chuẩn bị
chu đáo, cẩn thận thì hình thức thi TNKQ sẽ phát huy nhiều tác dụng tích cực.
Chính vì vậy việc biên soạn bộ câu hỏi xác thực, gắn liên với thực tế có thể
sát sao nhất là điều hết sức quan trọng. Tuy rằng trên thị trường đã có rất nhiều tài
liệu, sách tham khảo viết về câu hỏi TNKQ, nhưng để phù hợp với thực tế dạy học
hiện nay, em chọn đề tài “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo định
hướng phát triển năng lực cho học sinh dùng trong kiểm tra đánh giá kết quả học
tập phần Hữu cơ lớp 12 Cơ Bản” với mong muốn đưa ra những bộ câu hỏi xác
thực nhất nhằm đánh giá chính xác, phân mức năng lực HS thông qua các mức độ
khác nhau, từ đó đánh giá được cụ thể khả năng của từng học sinh và có biện pháp
dạy học phù hợp. Hạn chế tình trạng học lệch, hay chọn sai nghành.
2. Mục đích nghiên cứu
- Biên soạn hệ thống câu hỏi TNKQ trong DH phần hữu cơ lớp 12 THPT
nhằm hỗ trợ GV trong quá trình DH và kiểm tra đánh giá quá trình HT của HS.
- Đề xuất một số đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết trong học kỳ I lớp 12 theo chương
trình chuẩn.
- Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng sử dụng ngân hàng câu hỏi
TNKQ trong KTĐG kết quả học tập môn Hóa Học 12.
10
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của PPTN, kỹ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung về phần hữu cơ hóa học lớp 12 cơ bản.
- Thực nghiệm SP để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ và các bộ đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết
phần Hóa Hữu Cơ gồm các chương I, II, III, IV sách lớp 12 (cơ bản).
- Sử dụng ngân hàng câu hỏi TNKQ trong quá trình KTĐG kết quả học tập
môn Hóa Học 12.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu lý luận về kiểm tra đánh giá, về câu hỏi TNKQ.
- Nghiên cứu chương trình nội dung SGK, SBT, SGV, và các tài liệu tham
khảo về phần Hóa Hữu Cơ lớp 12.
5.2. Thực nghiệm sư phạm
- Sử dụng một phần câu hỏi đã biên soạn được trong dạy học một số tiết và
trong một số bài kiểm tra ở trường THPT .
- Đánh giá thực nghiệm dựa trên nhận xét của chuyên gia (GV) và qua quan
sát về tinh thần, thái độ của học sinh trên lớp thực nghiệm.
6. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ
trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần hóa hữu cơ môn hóa lớp 12 cơ bản.
- Xác định qui trình xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ.
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi và kiểm định câu hỏi.
7. Cấu trúc của luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ theo định hướng phát triển năng
lực dùng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần hữu cơ hóa học 12.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.