Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu xây dựng mô hình ước lượng rủi ro sai sót trọng yếu để đánh giá tính trung thực của các báo cáo tài chính :Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học cấp trường
MIỄN PHÍ
Số trang
45
Kích thước
345.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1893

Nghiên cứu xây dựng mô hình ước lượng rủi ro sai sót trọng yếu để đánh giá tính trung thực của các báo cáo tài chính :Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học cấp trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

————————

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG RỦI RO SAI SÓT

TRỌNG YẾU ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÍNH TRUNG THỰC CỦA CÁC BÁO CÁO

TÀI CHÍNH

Mã số: IUH.KKT06/15

NGƯỜI THỰC HIỆN KHOA HỌC

Chủ nhiệm đề tài: TS.Trần Thứ Ba

Thành viên: TS.Huỳnh Tấn Dũng - ThS.Nguyễn Quốc Nhất

TP.HỒ CHÍ MINH – 9/2016

Chủ nhiệm đề tài: TS.Trần Thứ Ba Báo cáo nghiên cứu khoa học

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình ước lượng rủi ro sai sót trọng yếu để đánh giá mức

độ trung thực của các báo cáo tài chính.

Chủ nhiệm đề tài: TS.Trần Thứ Ba

Đơn vị quản lý chuyên môn: Khoa Kế toán Kiểm toán

Thời gian thực hiện: tháng 01/2016 đến 9/2016

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu mô hình ước lượng sai sót và rủi ro sai sót trọng yếu đóng góp và bổ sung vào

hệ thống các phương pháp (thủ tục) kiểm toán nhằm giúp cho ngành kiểm toán Việt Nam hoàn

thiện hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty kiểm toán nước ngoài.

Kết quả nghiên cứu này còn là cơ sở cho sự phát triển chương trình giảng dạy môn “Hệ thống

thông tin kiểm toán” tại các trường Đại học Việt Nam.

3. Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần tổng quan của đề tài, nội dung nghiên cứu chính thức gồm 4 nội dung như sau:

Nội dung 1: Hệ thống lý luận về kiểm toán và thủ tục kiểm toán độc lập

Đầu tiên, đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm toán mà chủ yếu là các thủ tục kiểm toán

(VSA520), lấy mẫu kiểm toán (VSA530) và một số nội dung (chuẩn mực) khác làm nền tảng cho

việc phân tích và giải thích các kết quả mà đề tài đề cập để xây dựng mô hình ước lượng rủi ro

có sai sót các báo cáo tài chính.

Nội dung 2: Hệ thống lý thuyết và các kết quả cơ bản của xác suất thống kê - thống kê Bayes,

luật Benford.

Nộ dung thứ 2 đề tài tiếp tục nghiên cứu các lý thuyết của xác suất thống kê mà cụ thể là:

luật Benford, lý thuyết xác suất đầy đủ và thống kê Bayes,. . . để làm tiền đề cho việc xây dựng

hệ thống các công thức ước lượng rủi ro sai sót.

Nội dung 3: Xây dựng mô hình ước lượng sai sót cho khoản mục kế toán

Sau khi đã nghiên cứu và trang bị khá đầy đủ về lý luận, đề tài bắt đầu tiến hành đi xây dựng

một mô hình hay hệ thống các phương pháp tính toán để ước lượng rủi ro sai sót của khoản

mục kế toán và kiểm định các giả thiết kiểm toán giúp cho kiểm toán viên có cơ sở để đánh giá

các báo cáo tài chính.

Nội dung 4: Phân tích định lượng

Chủ nhiệm đề tài: TS.Trần Thứ Ba i Báo cáo nghiên cứu khoa học

Sau khi đã hoàn tất việc xây dựng mô hình nói trên, đề tài sẽ tiến hành vận dụng nghiên cứu

định lượng đối với tập số liệu kế toán của một số công ty đang hoạt động tại Việt Nam nhằm

kiểm chứng và đánh giá mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, việc trình bày các kết quả phân tích

định lượng không tách thành một chương mà được lồng ghép vào các nội dung theo các phương

pháp tính toán nhằm cho thấy được tính ứng dụng của mô hình nghiên cứu.

Nội dung 5: Thảo luận nghiên cứu và đề xuất giải pháp: Cuối cùng đề tài đưa ra kết luận và

thảo luận kết quả nghiên cứu. Đồng thời, nêu ra một số giải pháp có liên quan đến sự phát triển

và hoàn thiên công trình nghiên cứu.

4. Kết quả đạt được của đề tài

Tính khoa học: Nghiên cứu đóng góp và bổ sung vào hệ thống các phương pháp kiểm toán

“mô hình ước lượng rủi ro sai sót trọng yếu” hay hệ thống các phương pháp tính toán các tham

số đặc trưng cũng như các phương pháp kiểm định giả thiết kiểm toán.

Tính thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm trang bị thêm cho Kiểm toán viên những

công cụ để phân tích thông tin và giúp cho ngành kiểm toán Việt Nam hoàn thiện hơn các thủ

tục kiểm toán và nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty kiểm toán nước ngoài. Kết quả

nghiên cứu còn là cơ sở cho sự phát triển chương trình giảng dạy, huận luyện về môn Kiểm toán

và xây dựng môn “Hệ thống thông tin kiểm toán” tại các trường Đại học Việt Nam.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là nền tảng cho sự phát triển những sản phẩm công nghệ thông

tin (phần mềm kiểm tra gian lận số liệu, phần mềm kiểm toán,...) nhằm nâng cao giá trị dịch vụ

cho ngành kiểm toán Việt Nam.

Chủ nhiệm đề tài: TS.Trần Thứ Ba ii Báo cáo nghiên cứu khoa học

Mục lục

Danh sách bảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . iii

Danh sách hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . iii

Danh sách từ viết tắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . iii

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tính cấp thiết của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1.3 Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

1.5 Những đóng góp mới của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

1.7 Giới hạn nghiên cứu của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU 8

2.1 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH . . . . . . . . 8

2.1.1 Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

2.1.2 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

2.1.3 Các phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính . . . . . . . . . . . . . . . . 11

2.1.4 Sai sót và gian lận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

2.2 TỔNG QUAN VỀ TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH . . . . 14

2.2.1 Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

2.2.2 Vai trò của khái niệm trọng yếu trong kiểm toán . . . . . . . . . . . . . . . 14

2.2.3 Đặc điểm của mức trọng yếu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

2.2.4 Cơ sở xác lập mức trọng yếu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

2.2.5 Quy trình xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán . 16

2.3 GIỚI THIỆU VỀ LUẬT BENFORD . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

2.4 CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

2.4.1 Công thức cộng xác suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

2.4.2 Công thức nhân xác suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

2.4.3 Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes . . . . . . . . . . . . . . . . 21

2.5 ƯỚC LƯỢNG CÁC THAM SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA TỔNG THỂ . . . . . . . . . . . . 22

iii

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!