Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo chuyên ngành cảnh sát khu vực tại Trường Cảnh sát nhân dân 2
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
LÊ HOÀNG ĐỨC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH CẢNH SÁT KHU VỰC
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN 2
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
LÊ HOÀNG ĐỨC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH CẢNH SÁT KHU VỰC
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN 2
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60140120
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN ĐỨC CHÍNH
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận đươc rất nhiều sự
giúp đỡ từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Với tất cả sự kính trọng của mình, cho
phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo NGND.GS.TS Nguyễn Đức
Chính là người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi cũng vô cùng cảm ơn quý thầy, cô trong Viện Đảm bảo chất
lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt khóa học cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình và những ý kiến đóng góp
đáng quý của các thầy, cô trong thời gian tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp ở trường
Cao đẳng cảnh sát nhân dân 2, bạn bè thân thiết và đặc biệt là gia đình tôi, những
người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập.
Do thời gian có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận
văn này không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Kính mong thầy cô và các
bạn học viên đóng góp, bổ sung ý kiến để tôi trưởng thành hơn trong nghiên cứu
sau này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Nghiên cứu xây dựng chuẩn đầu ra
chương trình đào tạo chuyên ngành cảnh sát khu vưc tại trường Cao đẳng Cảnh sát
nhân dân 2” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá
trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên
cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của
riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được
trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.
TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Lê Hoàng Đức
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và khách thể nghiên cứu........... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN ĐẦU RA................................. 6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về CĐR..................................... 6
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài về CĐR .................................. 6
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước về chuẩn đầu ra..................... 11
1.2. Một số khái niệm, quan niệm có liên quan đến CĐR ......................... 16
1.2.1. CĐR............................................................................................ 16
1.2.2. Chuyên ngành CSKV................................................................... 19
1.3. Lý thuyết Bloom................................................................................ 20
1.3.1. Các mục tiêu nhận thức............................................................... 20
1.3.2. Các mục tiêu về kỹ năng............................................................. 22
1.3.3. Các mục tiêu về thái độ, tình cảm ............................................... 22
1.4. CĐR và vai trò của CĐR trong quá trình đào tạo............................... 23
1.4.1. Cấu trúc CĐR ............................................................................. 23
1.4.2. Vai trò CĐR và các thành tố của CTĐT...................................... 24
1.4.3. Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra ................................................ 28
Tiểu kết chương 1..................................................................................... 31
Chương 2 XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHUYÊN NGÀNH CẢNH
SÁT KHU VỰC.......................................................................................... 32
2.1. Tổng quan về Trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân II........................ 32
2.2. Đội ngũ CSKV trong bối cảnh mới.................................................... 33
2.3. Bối cảnh ............................................................................................ 35
2.3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước................................................... 35
2.3.2. Thời cơ và thách thức ................................................................. 35
2.4. Thành phần, cấu trúc CĐR chuyên ngành CSKV .............................. 37
2.5. Đề xuất nội dung CĐR chuyên ngành CSKV .................................... 38
2.5.1. Giới thiệu chương trình............................................................... 38
2.5.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo chuyên ngành CSKV. .......... 41
2.6. Mức độ tương quan của mục tiêu CTĐT và CĐR chuyên ngành
CSKV bậc CĐ. ........................................................................................ 47
2.7. Xây dựng chỉ số, câu hỏi cụ thể từ nội dung CĐR đã đề xuất ............ 49
Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 59
Chương 3 ĐÁNH GIÁ THỬ NGHIỆM CHUẨN ĐẦU RA CHUYÊN
NGÀNH CẢNH SÁT KHU VỰC............................................................. 60
3.1. Xây dựng bộ công cụ đo lường chất lượng SV tốt nghiệp chuyên ngành
CSKV hệ CĐ............................................................................................ 60
3.2. Chọn mẫu khảo sát ............................................................................ 62
3.3. Nhập và xử lý số liệu......................................................................... 65
3.4. Phân tích đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của công cụ đo lường....... 65
3.5. Hệ số tin cậy Crobach’s Alpha .......................................................... 70
3.5.1. Thang đo tự đánh giá của CBQL, giảng viên giảng dạy và giảng
viên thỉnh giảng của Khoa CS QLHC về TTXH về bộ CĐR chuyên
ngành CSKV bậc CĐ............................................................................ 70
3.5.2. Thang đo đánh giá của cán bộ ĐVTD, đồng nghiệp về bộ CĐR
chuyên ngành CSKV bậc CĐ. .............................................................. 77
3.6. Phân tích nhân tố khám phá (EFA).................................................... 83
3.6.1. Thang đo đánh giá của CBQL, giảng viên giảng dạy và giảng viên
thỉnh giảng của Khoa cảnh sát QLHC về TTXH về bộ CĐR chuyên
ngành CSKV bậc CĐ............................................................................ 83
3.6.2. Thang đo đánh giá cán bộ ĐVTD, đồng nghiệp là CSKV Công an
các đơn vị địa phương về bộ CĐR đề xuất............................................ 84
3.7. Kết quả nghiên cứu............................................................................ 84
3.7.1 Đánh giá chất lượng về mặt kiến thức so với bộ CĐR đề xuất ..... 85
3.7.2 Đánh giá chất lượng về mặt kỹ năng so với bộ CĐR đề xuất ....... 88
3.7.3 Đánh giá chất lượng về mặt phẩm chất đạo đức và thể chất so với
bộ chuẩn đầu ra đề xuất ........................................................................ 92
3.7.4. Đánh giá về chất lượng quản lý của nhà trường .......................... 96
3.7.5. Đánh giá về quá trình giáo dục (chất lượng giảng dạy) của nhà
trường................................................................................................... 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................... 101
1. Kết luận.............................................................................................. 101
2. Khuyến nghị...................................................................................... 102
2.1. Đối với bộ chuẩn ......................................................................... 102
2.2. Đối với CBBQL, giảng viên giảng dạy tại trường........................ 103
2.3. Đối với đơn vị tuyển dụng ........................................................... 103
3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu ............................................................ 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 105
PHỤ LỤC.................................................................................................. 109
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Stt Chữ viết đầy đủ Chữ viết
tắt
1 Accreditation Board for Engineering and Technology (Hội đồng
kiểm định kỹ sư và công nghệ) ABET
2 An ninh quốc gia ANQG
3 Công an nhân dân CAND
4 Cán bộ quản lý CBQL
5 Cao đẳng CĐ
6 Conceive – Design – Implement – Operate CDIO
7 Chuẩn đầu ra CĐR
8 Cảnh sát khu vực CSKV
9 Cảnh sát nhân dân CSND
10 Chương trình đào tạo CTĐT
11 Đảm bảo chất lượng ĐBCL
12 Đại học ĐH
13 Đơn vị tuyển dụng ĐVTD
14 Quản lý hành chính QLHC
15 Sinh viên SV
16 Sinh viên tốt nghiệp SVTN
17 Trật tự an toàn xã hội TTATXH
18 Trật tự xã hội TTXH
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Mô tả thành phần cơ bản của bộ CĐR chuyên ngành
CSKV bậc CĐ. 37
Bảng 2.2. Tương quan mục tiêu CTĐT và CĐR chuyên ngành CSKV 48
Bảng 2.3. Mô tả các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo, nội dung câu hỏi
liên quan đến CĐR chuyên ngành CSKV. 50
Bảng 3.1. Mô tả thang đo được sử dụng trong phiếu khảo sát 61
Bảng 3.2. Mô tả tỷ lệ phân bố mẫu phiếu của cuộc điều tra ĐVTD 63
Bảng 3.3. Tổng kết tổng số mẫu phản hồi trong quá trình khảo sát 65
Bảng 3.4. Số liệu thống kê cơ bản các tiêu chí 66
Bảng 3.5. Thống kê số lượng biến quan sát và hệ số Cronbach’s
Alpha của thang đo bộ CĐR chuyên ngành CSKV bậc CĐ
được đánh giá bởi CBQL và giảng viên giảng dạy tại Khoa
Cảnh sát QLHC về TTXH. 72
Bảng 3.6. Mô tả hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo về bộ CĐR
chuyên ngành CSKV bậc CĐ do CBQL, giảng viên giảng
dạy đánh giá 72
Bảng 3.7. Thống kê số lượng biến quan sát và hệ số Cronbach’s
Alpha của thang đo bộ CĐR chuyên ngành CSKV bậc CĐ
được đánh giá bởi cán bộ ĐVTD, đồng nghiệp ở Công an
các địa phương. 78
Bảng 3.8. Mô tả hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo về bộ CĐR
chuyên ngành CSKV bậc CĐ do cán bộ ĐVTD, đồng nghiệp
là CSKV tại Công an các đơn vị địa phương đánh giá 79
Bảng 3.9. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett với thang đo đánh giá
của CBQL, giảng viên giảng dạy và giảng viên thỉnh
giảng của Khoa cảnh sát QLHC về TTXH bộ CĐR
chuyên ngành CSKV. 83
Bảng 3.10. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett với thang đo đánh giá
của cán bộ ĐVTD, đồng nghiệp là CSKV Công an các đơn
vị địa phương về bộ CĐR chuyên ngành CSKV đã đề xuất. 84
Bảng 3.11. Mô tả đánh giá chất lượng SVTN về mặt kiến thức so
với CĐR 85
Bảng 3.12. Mô tả đánh giá chất lượng SVTN về mặt kỹ năng cứng so
với CĐR 88
Bảng 3.13. Mô tả đánh giá chất lượng SVTN về mặt kỹ năng mềm so
với CĐR 91
Bảng 3.14. Mô tả đánh giá chất lượng SVTN về mặt phẩm chất đạo
đức và thể chất so với CĐR 93
Bảng 3.15. Thống kê tự đánh giá về chất lượng quản lý của CBQL,
giảng viên giảng dạy 96
Bảng 3.16. Thống kê tự đánh giá về chất lượng quản lý của ĐVTD 97
Bảng 3.17. Thống kê tự đánh giá về chất lượng giảng dạy nhà trường
của cán bộ, giảng viên. 98
Bảng 3.18. Thống kê chất lượng giảng dạy (ĐVTD). 99
Bảng 3.19. Thống kê tổng hợp về chất lượng giảng dạy của giảng viên 100
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
Hình 1.1. Mô hình đánh giá nhằm ĐBCL của Gloria Rogers 8
Hình 1.2. Chuẩn đầu ra CDIO (cấp độ 1) áp dụng cho ngành kỹ sư 10
Hình 1.3. Khung chuẩn đầu ra khái quát CDIO 14
Hình 1.4. Thang bậc nhận thức Bloom 21
Hình 1.5. Quy trình xây dựng CĐR theo cấp độ của UCE Birmingham 28
Hình 3.1. Đánh giá chất lượng quản lý nhà trường của CBQL, 96
Hình 3.2. Đánh giá chất lượng quản lý nhà trường của cán bộ ĐVTD 97
Hình 3.3. Đánh giá chất lượng giảng dạy của CBQL, giảng viên 98
Hình 3.4. Đánh giá chất lượng giảng dạy của cán bộ ĐVTD 99
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đào tạo đội ngũ cán bộ CSND nói chung và cán bộ CSND chuyên ngành CSKV
nói riêng “vững về pháp luật, giỏi về nghiệp vụ” là một trong những nhiệm vụ quan
trọng mà Đảng, Nhà nước, Xã hội quan tâm và đã giao trọng trách cho các Trường
Công an nhân dân chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng nhu
cầu trong lĩnh vực an ninh trật tự góp phần đảm bảo ANQG và giữ gìn TTATXH.
Triển khai chủ trương của Bộ Giáo dục&Đào tạo và của Bộ Công an về xây
dựng, công bố CĐR, các học viện, trường CAND đã quán triệt đến toàn thể cán bộ,
giáo viên nhà trường về tầm quan trọng của việc công bố CĐR đối với hoạt động
giáo dục và đào tạo; đồng thời tổ chức xây dựng CĐR theo đúng nội dung, quy trình
hướng dẫn. Để có cơ sở cho việc xây dựng CĐR các chuyên ngành đào tạo nói
chung và CĐR chuyên ngành CSKV nói riêng đào tạo bậc cao đẳng của trường CĐ
CSND 2 phục vụ cho việc rà soát mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, cập
nhật, điều chỉnh nội dung chương trình chi tiết học phần, giáo trình, tài liệu dạy học;
đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá; đảm bảo cơ sở
vật chất phục vụ quá trình đào tạo nhằm mục đích đào tạo ra những cán bộ chiến sĩ
Cảnh sát nhân dân nói chung và cán bộ, chiến sĩ CSKV nói riêng có trình độ CĐ và
có đủ bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác
góp phần đảm bảo ANQG và giữ gìn TTATXH.
Trường CĐ CSND 2 thành lập ngày 20/12/2012 theo Quyết định của Bộ
Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, là tiền thân Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 2
được sáp nhập trên cơ sở từ Trường Trung học Cảnh sát nhân dân 2 (cũ) và Trường
Trung học Cảnh sát nhân dân 4 vào tháng 03 năm 1994.
Cùng với sự phát triển của lực lượng CAND, Trường CĐ CSND 2 trong suốt
quá trình hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường luôn tỏ rõ
lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với lợi ích giai cấp và dân tộc, trung thành với
Tổ quốc, đoàn kết gắn bó máu thịt với các thế hệ học viên, cùng vượt qua mọi khó
khăn, thử thách, lập nhiều thành tích xuất sắc, góp phần xây dựng nên truyền thống
2
rất đỗi tự hào của Nhà trường, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của lực lượng
CAND Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Vấn đề nghiên cứu về chất lượng SVTN hay chất lượng đầu ra hiện rất ít tổ
chức, cá nhân nghiên cứu, việc nghiên cứu về chất lượng SVTN chuyên ngành
CSKV hệ CĐ hiện chưa có nghiên cứu nào. Vì vậy, rất cần nghiên cứu một cách
khoa học từ góc độ của đo lường và đánh giá về lĩnh vực này.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của chất lượng giáo dục và đào tạo, để có
cơ sở cho việc xây dựng và công bố CĐR bậc học CĐ đào tạo cán bộ, chiến sĩ
CSND nói chung và cán bộ, chiến sĩ chuyên ngành CSKV nói riêng đang còn ngồi
trên ghế giảng đường CĐ, ĐH trước khi bước vào công tác thực tế đạt hiệu quả đáp
ứng mục tiêu giảng dạy và học tập, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng chuẩn
đầu ra chương trình đào tạo chuyên ngành Cảnh sát khu vực tại Trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân 2”.
Thông qua nghiên cứu thực tế tại Khoa nghiệp vụ Cảnh sát QLHC về
TTXH cụ thể là chuyên ngành CSKV của Trường CĐ CSND 2 để xây dựng
CĐR CTĐT chuyên ngành và đánh giá khảo nghiệm chất lượng SVTN của bộ
chuẩn đã đề xuất.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của nghiên cứu nhằm xây dựng CĐR chuyên ngành CSKV của Khoa
nghiệp vụ Cảnh sát QLHC về TTXH - Trường CĐ CSND 2. Thông qua CĐR đã đề
xuất, tác giả tiến hành đánh giá thử nghiệm chất lượng đào tạo chuyên ngành CSKV
của Trường so với CĐR qua ý kiến tự đánh giá của CBQL, giảng viên giảng dạy; cán
bộ ĐVTD. Với kết quả thu được, tác giả xem xét chất lượng SVTN chuyên ngành
CSKV đạt được các kết quả như thế nào về kiến thức, kỹ năng và thái độ? Những kết
quả đạt được so với CĐR như thế nào? Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải
pháp nhằm đảm bảo CĐR chuyên ngành CSKV và những biện pháp để đảm bảo chất
lượng SVTN của các khóa học đang học tại Trường nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo và đáp ứng nhu cầu công tác của công an các đơn vị, địa phương.