Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực phần "động học chất điểm".
PREMIUM
Số trang
105
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1713

Nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực phần "động học chất điểm".

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA VẬT LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÂU HỎI

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN ĐỂ

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ

CỦA HỌC SINH LỚP 10 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC PHẦN “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM”

Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ QUÝ

Khoá học : 2012 – 2016

Ngành học : Sƣ phạm Vật lý

Ngƣời hƣớng dẫn : PGS.TS NGUYỄN BẢO HOÀNG THANH

Khoá luận tốt nghiệp

SVTH: Phan Thị Quý Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa

Vật lý – Trƣờng Đại học sƣ phạm, các thầy cô giáo Tổ Vật

lý trƣờng THPT Nguyễn Trãi – Thành phố Đà Nẵng, đặc

biệt là sự tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của thầy

PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, em đã hoàn thành

khoá luận này.

Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô đã tạo mọi

điều kiện giúp đỡ, dìu dắt cho em.

Bên cạnh đó em cũng xin cảm ơn bạn bè đã góp ý

kiến và động viên em trong quá trình làm khoá luận.

Do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và do kiến thức

còn hạn chế, bài khoá luận không tránh khỏi những thiếu

sót. Em rất mong nhận đƣợc sự thông cảm và góp ý của

quí thầy cô để bài khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn

Một lần nữa em vô cùng biêt ơn những tấm lòng

nhiệt tình của quí thầy cô và các bạn đã dành cho em.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 26/04/2016

Sinh viên

Phan Thị Quý

Khoá luận tốt nghiệp

SVTH: Phan Thị Quý Trang 2

MỤC LỤC

A.MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................5

2. Mục đích của đề tài ...........................................................................................6

4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................6

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................6

6. Cấu trúc và nội dung của luận văn....................................................................7

CHƢƠNG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG HỆ

THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THEO ĐỊNH

HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1.1 Kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực................................8

1.2 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo năng lực của học sinh ...................15

1.3 Những yêu cầu sƣ phạm của KTĐG theo định hƣớng phát triển năng lực.16

1.4 Xu hƣớng kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực..............18

1.5 Vai trò của KTĐG theo định hƣớng phát triển năng lực.............................20

1.6 Các phƣơng pháp thi, KTĐG kết quả học tập của học sinh phổ thông theo

định hƣớng phát triển năng lực..............................................................................21

1.7 Phƣơng pháp trắc nghiệm............................................................................22

1.8 Cách xây dựng câu hỏi trắc nghiệm theo định hƣớng phát triển năng lực..23

KẾT LUẬN CHƢƠNG I......................................................................................26

CHƢƠNG II

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO ĐỊNH HƢỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở PHẦN “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÍ 10

(CHƢƠNG TRÌNH CƠ BẢN – BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO)

2.1 Vài nét lịch sử hình thành và phát triển phần “Động học chất điểm”.........27

2.2 Vị trí phần “Động học chất điểm” trong chƣơng trình vật lí phổ thông .....27

2.3 Phân tích nội dung và cấu trúc chƣơng trình vật lý lớp 10 ở chƣơng “Động

học chất điểm” theo hƣớng hình thành năng lực. ..................................................28

2.4 Sự phát triển chƣơng “Động học chất điểm” theo hƣớng hình thành năng

lực. 38

Khoá luận tốt nghiệp

SVTH: Phan Thị Quý Trang 3

2.5 Các năng lực thành phần hình thành qua kiểm tra đánh giá theo hƣớng phát

triển năng lực chƣơng “ Động học chất điểm” ......................................................40

2.6 Lập bảng phân bố câu hỏi............................................................................59

2.7 Xây dựng đề trắc nghiệm với hình thức trắc nghiệm theo định hƣớng phát

triển năng lực .........................................................................................................61

KẾT LUẬN CHƢƠNG II.....................................................................................81

CHƢƠNG III

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ BỘ CÂU HỎI

3.1 Mục đích của phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia ......................................82

3.2 Đối tƣợng của phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia.....................................82

3.3 Thời gian lấy ý kiến chuyên gia ..................................................................82

3.4 Ý kiến của các chuyên gia ...........................................................................82

KẾT LUẬN CHƢƠNG III ...................................................................................84

C. KẾT LUẬN.....................................................................................................85

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................87

PHỤ LỤC 1..........................................................................................................88

Khoá luận tốt nghiệp

SVTH: Phan Thị Quý Trang 4

Bảng liệt kê các từ viết tắt

KTĐG : Kiểm tra đánh giá

THPT : Trung học phổ thông

HS : Học sinh

GV : Giáo viên

NLCB : Năng lực chuyên biệt

Khoá luận tốt nghiệp

SVTH: Phan Thị Quý Trang 5

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây giáo dục Việt Nam thƣờng xuyên có những đổi mới

về phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ hình thức kiểm tra đánh giá (KTĐG) nhằm nâng

cao chất lƣợng giáo dục trong các trƣờng trung học. Đi kèm theo đó là sự chuyển

mình từ giáo dục theo hƣớng “ truyền thụ kiến thức” sang định hƣớng hình thành và

phát triển năng lực ngƣời học. Vì vậy, để phù hợp với định hƣớng đổi mới này,

việc KTĐG không còn nặng về ghi nhớ mà chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực

vận dụng tri thức một cách sáng tạo trong các tình huống khác nhau của học sinh.

Năng lực đặc thù về Vật lí cần đạt đƣợc khi KTĐG bao gồm bốn nhóm năng lực

chuyên biệt (NLCB): Nhóm NLCB liên quan đến kiến thức vật lí, nhóm NLCB về

phƣơng pháp nhận thức vật lí, nhóm NLCB liên quan đến giao tiếp trong vật lí,

nhóm NLCB liên quan đến đánh giá. Nhƣ vậy, có thể thấy mục tiêu dạy học vật lí từ

trƣớc đến nay chỉ là một phần trong mục tiêu dạy học vật lí theo định hƣớng phát

triển năng lực mà giáo dục Việt Nam đang hƣớng tới.

Về cơ bản, KTĐG theo định hƣớng phát triển năng lực cũng sử dụng hai hình

thức chủ yếu, đó là câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.

Câu hỏi tự luận là loại câu hỏi nhằm đánh giá mức độ nắm kiến thức và suy luận

của học sinh. Trong đó khả năng suy luận đƣợc phát huy nhiều hơn, học sinh đƣợc

tự do suy nghĩ và diễn đạt. Tuy nhiên, câu hỏi tự luận còn hạn chế ở số lƣợng câu

hỏi, phạm vi kiểm tra còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc chấm bài tự luận thƣờng mất

nhiều thời gian, kết quả lại thiếu khách quan do còn tuỳ thuộc vào ngƣời chấm. Vì

vậy, việc dùng câu hỏi tự luận để kiểm tra đánh giá sẽ không đạt đƣợc chất lƣợng

chính xác nhất.

Khắc phục những hạn chế của câu hỏi tự luận thì câu hỏi trắc nghiệm là một sự

lựa chọn tối ƣu. Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều dạng: Câu hỏi Đúng – Sai; câu hỏi

ghép đôi; câu hỏi điền khuyết hay câu trả lời ngắn; câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa

chọn (MCQ: Multiple Choice Question). Tuỳ thuộc vào loại bài kiểm tra mà số

lƣợng câu hỏi trắc nghiệm nhiều hay ít. Thông thƣờng, ngƣời ta sử dụng câu hỏi

trắc nghiệm nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá. Nhờ đó mà kiến thức sẽ đƣợc tái

hiện một cách phong phú đa dạng, học sinh không chỉ tái hiện đƣợc kiến thức mà

còn rèn luyện khả năng tƣ duy, phân tích, từ đó sẽ nhớ lâu hơn, hiểu kĩ vấn đề hơn.

Bên cạnh đó, việc chấm một bài trắc nghiệm sẽ nhanh và đảm bảo tính công bằng,

chính xác hơn bài tự luận. Với một đề kiểm tra bằng trắc nghiệm sẽ giúp ngƣời giáo

viên đánh giá chính xác năng lực của từng học sinh, hạn chế và tránh đƣợc các vấn

nạn trong thi cử nhƣ tình trạng học vẹt, học tủ, quay cóp hay trao đổi bài trong kiểm

tra.

Chính vì những lí do đó, chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu xây dựng câu hỏi

trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn

vật lý của học sinh lớp 10 theo định hƣớng phát triển năng lực phần Động học chất

điểm” – Chƣơng trình cơ bản - Bộ giáo dục và đào tạo. Hi vọng rằng đề tài sẽ góp

Khoá luận tốt nghiệp

SVTH: Phan Thị Quý Trang 6

phần làm phong phú thêm hệ thống câu hỏi KTĐG kết quả học tập và hình thành

đƣợc các năng lực chuyên biệt cho học sinh.

2. Mục đích của đề tài

Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở chƣơng “Động học chất

điểm”– Vật lý 10 (Chƣơng trình cơ bản – Bộ Giáo dục và Đào tạo) để KTĐG kết

quả học tập của học sinh.

Rút ra những kết luận sƣ phạm nhằm soạn câu hỏi trắc nghiệm phù hợp với trình

độ, đồng thời phát triển đƣợc các năng lực của học sinh.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Hoạt động dạy và học của học sinh các lớp 10.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung kiến thức chƣơng “Động học chất điểm” – Vật lý 10 (Chƣơng trình cơ

bản – Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Kết quả học tập môn Vật lý của học sinh lớp 10.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận về KTĐG trong dạy học theo hƣớng phát triển năng lực.

Phân tích nội dung và cấu trúc chƣơng trình Vật lý 10 ở chƣơng “Động học chất

điểm”.

Nghiên cứu phƣơng pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm, soạn và phân tích câu hỏi

trắc nghiệm theo các năng lực thành phần.

Cách xây dựng đề kiểm tra bằng trắc nghiệm, cách bố trí phân phối đề kiểm tra

và chấm bài.

Thống kê, xử lí số liệu và thông qua đó đánh giá chất lƣợng câu hỏi, khả năng

lĩnh hội kiến thức vật lý của học sinh. Từ đó rút ra kết luận sƣ phạm và đề xuất một

số ý kiến.

Thực nghiệm, đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã đƣợc xây dựng, từ đó

đánh giá bài thi trắc nghiệm và hệ thống câu hỏi đã biên soạn, rút ra một số câu hỏi

có giá trị.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu tôi đã sử dụng các phƣơng pháp sau:

- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc, nghiên cứu các tài liệu về kiểm tra

đánh giá học tập, nội dung kiến thức Vật lý lớp 10 nói chung chƣơng “Động học

chất điểm”– Vật lý 10 (SGK – Bộ Giáo dục và Đào tạo) nói riêng,các sách bài tập

Vật lý 10.

- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Sau khi ra các câu hỏi trắc nghiệm, tôi đã

gởi cho các thầy cô giáo ở trƣờng phổ thông có nhiều kinh nghiệm để đánh giá, góp

ý, chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện câu hỏi.

- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Tiến hành kiểm tra 15 phút ở một số lớp

để thu số liệu, phân tích, đánh giá câu hỏi.

Khoá luận tốt nghiệp

SVTH: Phan Thị Quý Trang 7

- Phƣơng pháp thống kê: Sử dụng phƣơng pháp này để thống kê và phân tích kết

quả thực nghiệm.

6. Cấu trúc và nội dung của luận văn

6.1 Cấu trúc luận văn gồm:

Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.

Ngoài ra còn có sơ đồ, biểu bảng và hình vẽ.

6.2 Nội dung gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của kiểm tra đánh giá và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc

nghiệm theo định hƣớng phát triển năng lực

Chƣơng 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở chƣơng “Động học chất

điểm” - Vật lý 10 (Chƣơng trình cơ bản- Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chƣơng 3: Khảo sát đánh giá bộ câu hỏi

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Các phụ lục

Khoá luận tốt nghiệp

SVTH: Phan Thị Quý Trang 8

B.NỘI DUNG

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY

DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THEO

ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1.1 Kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực.

1.1.1 Khái niệm năng lực. [6]

Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng Latinh “competentia”.

Ngày nay khái niệm năng lực đƣợc hiểu nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực đƣợc hiểu

nhƣ sự tạo thành, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc.

Năng lực bao gồm các kiến thức, kĩ năng cũng nhƣ quan điểm và thái độ mà một

cá nhân có thể hành động thành công trong các tình huống mới.

Năng lực là “khả năng giải quyết” và mang nội dung khả năng và sự sẵn sàng để

giải quyết các tình huống.

Theo John Erpenbeck, “năng lực đƣợc tri thức làm cơ sở, đƣợc sử dụng nhƣ khả

năng, đƣợc quy định bởi giá trị, đƣợc tăng cƣờng qua kinh nghiệm và đƣợc hiện

thực hóa qua ý chí”.

Weinert (2001) định nghĩa “năng lực là những khả năng và kĩ xảo học đƣợc hoặc

sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng nhƣ sự sẵn sàng về

động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách

nhiệm và hiệu quả trong các tình huống linh hoạt.”

Nhƣ vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, có điểm hội tụ của nhiều

yếu tố nhƣ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động

và trách nhiệm. Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động. Năng lực

hành động là một loại năng lực, nhƣng khi nói phát triển năng lực ngƣời ta cũng

hiểu đồng thời là phát triển năng lực hành động.

Tóm lại, năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành

động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống thay đổi thuộc các

lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và

kinh nghiệm cũng nhƣ sự sẵn sàng hành động.

Mô hình thành phần năng lực phù hợp với trụ cột giáo dục theo UNESCO:

Khoá luận tốt nghiệp

SVTH: Phan Thị Quý Trang 9

Các thành phần năng lực Các trụ cột giáo dục của UNESCO

Năng lực chuyên môn Học để biết

Năng lực phƣơng pháp Học để làm

Năng lực xã hội Học để cùng chung sống

Năng lực kiểm tra đánh giá Học để tự khẳng định

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hƣớng phát triển năng

lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ

năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phƣơng pháp, năng lực xã hội và năng

lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ.

Năng lực hành động đƣợc hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này [10]

Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri

thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các

lĩnh vực năng lực:

Học nội dung

chuyên môn

Học phƣơng pháp -

chiến lƣợc

Học giao tiếp – xã

hội

Học tự trải

nghiệm -

đánh giá

- Các tri thức

chuyên môn (các

- Lập kế hoạch học

tập, kế hoạch làm việc

- Làm việc trong

nhóm

- Tự đánh giá

điểm mạnh,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!