Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sản xuất chè trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì - tỉnh Hà Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÙNG THỊ THU
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN HẠNG
THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI LÀM CƠ SỞ CHO QUY HOẠCH
SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HOÀNG SU PHÌ - TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN – 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÙNG THỊ THU
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN HẠNG
THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI LÀM CƠ SỞ CHO QUY HOẠCH
SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HOÀNG SU PHÌ - TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Nhuận
THÁI NGUYÊN – 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Lùng Thị Thu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến Thầy giáo TS. Nguyễn Đức Nhuận - Người trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý Tài
Nguyên, các Thầy Cô thuộc phòng Đào tạo - Đào tạo sau đại học trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn HU - HĐND - UBND huyện Hoàng Su Phì; Phòng Tài
nguyên Môi Trường, phòng Nông nghiệp, Văn phòng UBND huyện Hoàng Su Phì;
UBND các xã, thị trấn: Bản Máy, Thàng Tín, Túng Sán, Bản Nhùng, Bản Luốc, Pờ
Ly Ngài, Hồ Thầu, Nam Sơn, Nậm Ty, Nậm Khòa huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà
Giang và các hộ gia đình ở 10 xã trên đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần
thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia
đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn
Lùng Thị Thu
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai (FAO, 1976)....................14
Bảng 3.1: Bảng hiện trạng sử dụng đất của huyện Hoàng Su Phì năm 2017 ...........37
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai .....43
Bảng 3.3: Kết quả xây dựng bản đồ loại đất.............................................................44
Bảng 3.4: Kết quả xây dựng bản đồ độ chua pH ......................................................45
Bảng 3.5: Kết quả xây dựng bản đồ thành phần cơ giới...........................................47
Bảng 3.6: Kết quả xây dựng bản đồ độ dày tầng canh tác........................................48
Bảng 3.7: Kết quả xây dựng bản đồ độ dốc ..............................................................49
Bảng 3.8: Kết quả xây dựng bản đồ chế độ tưới.......................................................51
Bảng 3.9: Các đơn vị bản đồ đất đai (LMU).............................................................52
Bảng 3.10: Tổng hợp mức độ thích hợp đất đai của cây chè Shan...........................53
Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả so sánh mức độ thích hợp của các LMU với loại đất
trồng chè Shan...........................................................................................................54
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Phần mềm GIS ..........................................................................................20
Hình 3.1: Bản đồ loại đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang ................................45
Hình 3.2: Bản đồ độ pH khu vực huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ...................46
Hình 3.3: Bản đồ thành phần cơ giới ........................................................................47
Hình 3.4: Bản đồ độ dầy tầng canh tác huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang ...........48
Hình 3.5: Bản đồ độ dốc huyện Hoàng Su Phì .........................................................50
Hình 3.6: Bản đồ chế độ tưới huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang ..........................51
Hình 3.7: Bản đồ đơn vị đất đai huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang .....................53
Hình 3.8: Bản đồ thích hợp cây chè huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. ..............56
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không có khả năng tái tạo, hạn
chế về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng. Trong quá trình phát triển xã hội
con người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo, thay thế cho các hệ sinh thái tự
nhiên, do đó làm giảm dần tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Với sức ép
của việc gia tăng dân số, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất đai ngày càng bị tàn phá
mạnh mẽ. Nhiều trường hợp khai thác sử dụng đất một cách tuỳ tiện dẫn đến sản
xuất không thành công. Vì vậy quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững đã được
định hướng cho các đề tài nghiên cứu và ứng dụng quan trọng và cấp bách hiện nay
trong sản xuất nông nghiệp toàn cầu.
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng ở các tỉnh trung du và miền
núi phía Bắc và Lâm Đồng. Sản xuất trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu
về chè uống của nhân dân, đồng thời xuất khẩu đạt kim ngạch hàng triệu USD hàng
năm. Tuy có những thời điểm giá chè thấp làm cho đời sống người làm chè gặp
nhiều khó khăn, nhưng nhìn tổng thể cây chè vẫn là cây giữ vị trí quan trọng đối với
nền kinh tế quốc dân và tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho một bộ
phận đáng kể nhân dân ở các vùng trung du, miền núi, vùng cao, vùng xa và góp
phần bảo vệ môi sinh. Vì vậy việc phát triển sản xuất chè là một hướng quan trọng
nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta [17].
Huyện Hoàng Su Phì hiện đang sở hữu vùng chè Shan tuyết cổ thụ lớn của
tỉnh Hà Giang. Nằm ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, với khí hậu mát
mẻ, trong lành, những cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở huyện Hoàng
Su Phì có mùi thơm rất đặc trưng, vị đậm, nước xanh, hiếm nơi nào có. Chè Shan
tuyết đã, đang khẳng định được thương hiệu trên thị trường, trở thành một trong
những cây trồng xóa đói, giảm nghèo của huyện. Do đó, việc nghiên cứu, mở rộng
diện tích trồng chè nhằm tạo ra sản phẩm chè có năng xuất và chất lượng cao là việc
làm cần thiết, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện [11].