Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ MINH NGỌC
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NGHÈO
VÀ GIẢM NGHÈO Ở TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
THÁI NGUYÊN, 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ MINH NGỌC
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NGHÈO
VÀ GIẢM NGHÈO Ở TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60310501
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIỆT TIẾN
THÁI NGUYÊN, 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích dẫn có
nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Lê Minh Ngọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành, tôi xin chân thành cảm ơn T.S.
Nguyễn Việt Tiến, người đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập
nghiên cứu và hoàn thành luận văn .
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Địa lí,
Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ để
tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn văn phòng UBND tỉnh Yên Bái, Sở Lao động - Thương
binh và xã hội tỉnh Yên Bái, Cục thông kê Tỉnh, Sở kế hoạch đầu tư, Chi Cục Dân Số
Và KHHGĐ Tỉnh Yên Bái, bạn bè đồng nghiệp, người thân trong gia đình, các bạn học
viên cao học lớp Địa Lí K20 đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình làm luận văn của
mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Học viên:
Lê Minh Ngọc (Khóa học 2012 - 2014)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp mới của luận văn 8
7. Bố cục của luận văn 9
Chương 1.
TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO
10
1.1. Khái quát chung về nghèo 10
1.1.1. Định nghĩa về nghèo 10
1.1.2. Phân loại nghèo 14
1.1.3. Nguyên nhân nghèo 15
1.2. Chuẩn nghèo trên thế giới và Việt Nam 16
1.2.1. Chuẩn nghèo trên thế giới 16
1.2.2. Chuẩn nghèo ở Việt Nam 17
1.3. Thực trạng nghèo, giảm nghèo ở Việt Nam và Trung du miền núi
phía Bắc
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.3.1. Ở Việt Nam 19
1.3.2. Ở vùng TDMNPB 23
Tiểu kết chương I 25
Chương 2.
THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở TỈNH YÊN BÁI
26
2.1. Đặc điểm môi trƣờng tự nhiên, dân cƣ, xã hội, kinh tế tỉnh Yên
Bái
26
2.1.1. Vị trí địa lí (VTĐL) và lãnh thổ 26
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 28
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 35
2.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế 42
2.1.5. Đánh giá chung 43
2.2. Thực trạng và nguyên nhân nghèo ở Yên Bái 45
2.2.1. Một số chính sách và dự án XĐGN ở tỉnh Yên Bái 45
2.2.2. Thực trạng nghèo và giảm nghèo ở Yên Bái 52
2.2.3. Kết quả chỉ tiêu đánh giá nghèo ở tỉnh Yên Bái 59
2.2.4. Nhận xét về công tác giảm nghèo tỉnh Yên Bái từ 2006 đến nay 67
2.2.5. Nguyên nhân nghèo ở Yên Bái 73
Tiểu kết chương 2 76
Chương 3.
NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở TỈNH YÊN BÁI
78
3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái 78
3.1.1. Tổng quan chính sách đã ban hành của Đảng, Nhà nước về vấn
đề XĐGN
78
3.1.2. Định hướng PTBV ở Việt Nam 81
3.1.3. Quan điểm, mục tiêu trong công tác giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái 86
3.2. Một số giải pháp hướng tới giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái 88
3.2.1. Nhóm giải pháp Quy hoạch và phát triển kinh tế 88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng 90
3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 92
3.2.4. Giải pháp tuyên truyền 95
3.2.5. Một số giải pháp khác 95
3.3. Kiến nghị 97
3.3.1. Đối với nhà nước 97
3.3.2. Đối với cơ quan địa phương 98
3.3.3. Đối với từng hộ gia đình 98
Tiểu kết chƣơng 3 98
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ NGHĨA
CNTT Công nghệ thông tin
DTTS Dân tộc thiểu sổ
ĐBKK Đặc biệt khó khăn
ĐKTN Điều kiện tự nhiên
H Huyện
CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện dại hóa
KHCN Khoa học công nghệ
LĐTBXH Lao động thƣơng binh và xã hội
PTBV Phát triển bền vững
TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc
THPT Trung học phổ thông
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
TX Thị xã
LHQ Liên hợp quốc
VTĐL Vị trí địa lý
WB Ngân hàng Thế giới
XĐGN Xoá đói giảm nghẻo
KT-XH Kinh tế - xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn
2004 - 2010
20
Bảng 1.2 Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010 20
Bảng 1.3 Hệ số Gini giai đoạn 2004 - 2010 22
Bảng 1.4 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế 24
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính của tỉnh Yên Bái, năm 2012 26
Bảng 2.2 Nhiệt độ trung bình của các trạm khí tượng tỉnh Yên
Bái giai đoạn 1999 – 2011
29
Bảng 2.3 Lượng mưa trung bình các trạm khí tượng tỉnh Yên Bái
giai đoạn 1999 – 2011
29
Bảng 2.4 Số giờ nắng của các trạm khí tượng tỉnh Yên Bái giai
đoạn 1999 – 2011
30
Bảng 2.5 Độ ẩm trung bình của các trạm khí tượng tỉnh Yên Bái
giai đoạn 1999 – 2011
30
Bảng 2.6 Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn giai
đoạn 2005 - 2012
35
Bảng 2.7 Tình hình cấp phát, huy động vốn Chương trình 135
(giai đoạn II)
50
Bảng 2.8 Tỉ lệ hộ nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2013 54
Bảng 2.9 Sự phân hóa nghèo phân theo huyện, thị tỉnh Yên Bái năm
2012
56
Bảng 2.10 Tỷ lệ hộ nghèo của 02 huyện nghèo theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP năm 2012
57
Bảng 2.11 Phân hóa nghèo theo dân tộc tỉnh Yên Bái, năm 2012 58
Bảng 2.12 GDP, GDP/ngƣời của Yên Bái giai đoạn 2005 - 2012 60
Bảng 2.13 Thu nhập bình quân đầu ngƣời phân theo thành
thị, nông thôn tỉnh Yên Bái
61
Bảng 2.14 Các nguồn chi tiêu tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 - 2012 62
Bảng 2.15 Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe 62
Bảng 2.16 Số cơ sở y tế, số giường bệnh tỉnh Yên Bái 64
Bảng 2.17 Hộ nghèo đang sử dụng nước sạch tỉnh Yên Bái, năm
2012
67
Bảng 2.18 Tỉ lệ hộ nghèo phân theo huyện, thị tỉnh Yên Bái
giai đoạn 2006 - 2013
71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình Trang
Hình 1.1 Tỉ lệ hộ nghèo phân theo vùng năm 2010 23
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái 27
Hình 2.2 Mật độ dân số theo huyện, thị tỉnh Yên Bái năm
2012
35
Hình 2.3 Cơ cấu thành phần dân tộc tỉnh Yên Bái, năm 2012 36
Hình 2.4 Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 —
2012
42
Hình 2.5 Bản đồ hiện trạng nghèo tỉnh Yên Bái năm 2012 53
Hình 2.6 Tỉ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn tỉnh Yên
Bái giai đoạn 2006-2012
55
Hình 2.7 Thu nhập bình quân đầu người phân theo huyện, thị
năm 2012
60
Hình 2.8 Tốc độ giảm nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-
2013
72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua đã đẩy giá thực phẩm tăng
mạnh nhất kể từ những năm 1970. Điều này những tưởng đã đẩy hàng triệu
người trên thế giới lâm vào tình cảnh đói nghèo. Tuy nhiên, ước tính của Ngân
hàng Thế giới (WB) cho thấy, trong năm 2008, năm đầu tiên của cuộc khủng
hoảng tài chính và lương thực, cả số lượng và tỷ lệ người có mức sống dưới
1,25 USD/ngày đã giảm trên mọi khu vực của thế giới. Đây là lần suy giảm
rộng khắp đầu tiên kể từ khi WB bắt đầu tổng hợp số liệu năm 1981. Trong giai
đoạn 2008 - 2010, tốc độ giảm nghèo vẫn được duy trì ở mức trên 1%, người
dân tại các nước đang phát triển có tiêu chuẩn sống dưới 1,25 USD/ngày giảm
từ 50% dân số toàn cầu năm 1981 xuống còn 21% trong năm 2011. Như vậy,
khoảng 1 tỷ người đã thoát khỏi ngưỡng đói thế giới đã đạt được mục tiêu giảm
người nghèo trong giai đoạn 1990 – 2015 sớm hơn 5 năm so với dự tính.
Trong Báo cáo "Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành
tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới" của WB
ngày 24/1/2013, cũng ghi nhận: Trong vòng 20 năm (1990-2010), tỷ lệ nghèo ở
Việt Nam đã giảm với khoảng hơn 30 triệu người thoát nghèo. Bên cạnh đó,
Việt Nam cũng đạt được thành tựu ấn tượng về giáo dục và y tế. Tỷ lệ nhập học
ở bậc tiểu học của người nghèo là trên 90% và ở bậc trung học cơ sở là 70%.
Trình độ học vấn tăng và sự đa dạng hóa các hoạt động phi nông nghiệp, cơ hội
làm việc ở công trường, nhà máy... cũng đóng góp tích cực cho công tác
XĐGN (XĐGN) ở Việt Nam.
Không chỉ WB mà nhiều nước và tổ chức quốc tế khác cũng đánh giá
cao, coi Việt Nam là "một điểm sáng thành công" trong XĐGN. Mới đây, tại
Italia, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã tổ chức "Công nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thành tích nổi bật trong đấu tranh XĐGN" cho 38 quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng nằm trong nhóm 18 quốc gia được
trao bằng khen chứng nhận việc sớm đạt được Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ
1 (MDG 1) - hướng tới mục tiêu giảm một nửa số người bị đói vào năm 2015.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình giảm
nghèo bền vững vẫn còn những hạn chế, cần tập trung khắc phục: Tỷ lệ giảm
nghèo nhanh nhưng chưa bền vững, khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng,
nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên. Tại một số nơi, tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60-
70%; tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 50% tổng số hộ
nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân của hộ DTTS chỉ bằng 1/6 mức thu
nhập bình quân của các nước.
Yên Bái là tỉnh vùng cao thuộc tiểu vùng Đông Bắc. Những năm gần
đây, mặc dù tỉnh đã đạt được một số kết quả trong công tác giảm nghèo nhưng
tốc độ giảm nghèo chậm, đặc biệt nguy cơ tái nghèo còn rất cao. Yên Bái vẫn là
một trong những tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo cao, với con số là 24,23% năm 2010.
Nhận thức được vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài ―Nghiên cứu vấn
đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái” nhằm tìm hiểu về thực trạng, nguyên
các giải pháp giảm nhanh đói nghèo một cách bền vững.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề nghèo và giảm nghèo từ lâu là mối quan tâm của hầu hết các nước trên
thế giới. Vì vậy nó được nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu chú ý.
Trên thế giới, đáng chú ý là các nghiên cứu của Chương trình phát triển
của Liên hợp quốc, của WB và Ngân hàng Châu Á (ADB), chương trình nghiên
cứu Việt Nam – Hà Lan (WNRP).
Cách đây gần 200 năm, vấn đề gai góc về mối quan hệ giữa dân số -
nguồn tài nguyên đã được nêu ra trong tác phẩm gây nhiều tranh cãi: “Bàn về