Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Việt Nam là một trong những nước nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng
của văn hoá Hán, và cũng là nước có những yếu tố đặc thù về thời tiết khí hậu,
lại luôn xảy ra chiến tranh, nên người Việt đã dựng bia đá từ hơn 1000 năm nay
như là một phương thức hữu hiệu để lưu giữ các ghi chép và truyền tải thông
tin ở thời cổ và trung đại.
Huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá là một trong những địa phương còn
lưu giữ được bia đá tương đối dồi dào về số lượng, phong phú về nội dung và
nghệ thuật. Đến bất cứ thôn làng nào ở huyện Đông Sơn đều có thể bắt gặp
những tấm bia đá được dựng ở đình, chùa, đền, miếu, từ đường, lăng mộ, hoặc
ngoài cánh đồng, trong hang động… với kích thước và hình dáng khác nhau,
tạo nên một vẻ đẹp cổ kính cho cảnh quan và toát lên một màu sắc văn hoá khá
độc đáo của Việt Nam nói chung và huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá nói riêng.
Văn bia huyện Đông Sơn có một lịch sử lâu dài vào loại nhất nước. Bia
sớm nhất được đặt tại xã Đông Minh huyện Đông Sơn là Đại Tuỳ Cửu Chân
quận Bảo An đạo tràng chi bi văn 大 大 大 大 大 大 大 大 大 大 大 大, khắc năm Đại
Nghiệp thứ 14 (618) nhà Tuỳ. Nội dung bia ca tụng giáo lý nhà Phật và ca ngợi
đạo học cùng sự nghiệp của Viên thứ sử Cửu Chân họ Lê. Bia đã bị mờ nhiều
chữ, tác phẩm không còn nguyên vẹn, nhưng nó là văn bản văn bia cổ nhất còn
lại ở Việt Nam. Tấm bia muộn nhất ở huyện Đông Sơn có niên đại của đầu thế
kỷ XX, tiêu biểu là bia Ngọc Tích bi ký 大 大 大 大, tạo năm Việt Nam dân quốc
năm Bính Tuất thứ 2 (1946) thuộc xã Đông Thanh. Với lịch sử trải dài trên 13
thế kỷ tồn tại, văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá đã góp phần quan trọng
trong việc tìm hiểu niên đại và nghiên cứu các vấn đề văn học, lịch sử, địa lý,
tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam nói chung và huyện Đông Sơn tỉnh Thanh
Hoá nói riêng.
1
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
Có thể nói, văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá là địa phương có
nhiều văn bia cổ. Xét về loại hình văn bản, văn bia huyện Đông Sơn mang đầy
đủ những đặc trưng của văn bia Việt Nam nói chung. Hơn nữa, văn bia huyện
Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá tuy từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu Hán Nôm
lưu tâm, dịch và công bố, song đến nay, chúng tôi vẫn chưa thấy có một công
trình nghiên cứu nào mang tính chất bao quát, tổng hợp. Những công trình
nghiên cứu trước đây, hoặc là chỉ nghiên cứu, giới thiệu mang tính độc lập đối
với từng di tích lịch sử văn hoá; hoặc là chỉ hướng tới mục đích công bố một số
văn bia tiêu biểu của huyện Đông Sơn. Vấn đề số lượng bia đá, số lượng thác
bản văn bia hiện có và địa điểm đặt bia của huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
ngày nay, vẫn còn chưa mang tính đích xác, văn bia còn bị xếp nhập nhằng
giữa xã này với xã khác, giữa huyện Đông Sơn với huyện khác. Tình trạng này
đã gây ít nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu khi muốn sử dụng, khai thác
văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá.
Vì vậy, việc nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá là
việc cần thiết và có ý nghĩa. Trong đó, việc tập hợp đầy đủ, chính xác số lượng
văn bia, cũng như việc khảo sát tổng quan để tìm hiểu đặc điểm, giá trị nội
dung văn bia, đồng thời tiến hành phiên âm, dịch nghĩa các văn bản văn bia tiêu
biểu của huyện Đông Sơn để nghiên cứu và phục vụ cho việc nghiên cứu là
công việc thiết thực, nằm trong chuyên môn của ngành Hán Nôm.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu văn bia huyện
Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn - chuyên
ngành Hán Nôm.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá từ lâu đã thu hút được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Cụ thể là trong các cuốn sách như: Khảo sát
văn hoá truyền thống Đông Sơn do Trần Thị Liên - Phạm Văn Đấu biên soạn năm
1988 đã giới thiệu một số bài văn bia của huyện Đông Sơn; hai cuốn sách Địa chí
Thanh Hoá, tập II- Văn hoá xã hội, Nxb. KHXH, 2004 và Địa chí huyện Đông
2
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
Sơn tỉnh Thanh Hoá, Nxb. KHXH, 2006 cũng có giới thiệu một vài văn bia tiêu
biểu của huyện Đông Sơn, đồng thời đưa ra danh mục văn bia huyện Đông Sơn
tỉnh Thanh Hoá, tuy nhiên, danh mục này chưa thật đầy đủ và chính xác so với
số lượng và đơn vị hành chính hiện nay.
Bên cạnh đó, trong các tạp chí, thông báo Hán Nôm, cũng có một số
nhà nghiên cứu có bài giới thiệu về văn bia huyện Đông Sơn, như các bài viết
của: Trần Thị Băng Thanh với bài “Thanh Hoá vườn văn bia” (Tạp chí Hán
Nôm, số 3-2000), tác giả giới thiệu khái quát sự phong phú đa dạng về số lượng
và nội dung văn bia trong cả mảng khắc thơ đề vịnh và bi ký của tỉnh Thanh
Hoá, trong đó bao gồm cả giới thiệu về một số văn bia huyện Đông Sơn. Phạm
Thị Hoa với bài “Văn khắc Hán Nôm ở đền thờ Nguyễn Nghi” (Thông báo Hán
Nôm, năm 2000) đã giới thiệu tóm tắt về ngôi đền thờ Nguyễn Nghi cùng với
ba tấm bia được đặt tại đền, thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh
Thanh Hoá.
Ngoài ra, trong cuốn Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb. KHXH, 1993 do
Nguyễn Quang Hồng chủ biên cũng có giới thiệu thư mục 20 văn bia của huyện
Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá.
Như vậy, có thể thấy, những bài viết nêu trên chỉ nghiên cứu, giới thiệu
mang tính độc lập cho từng di tích lịch sử văn hoá; hoặc là chỉ hướng tới mục
đích công bố một số văn bia tiêu biểu của huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá, mà
hoàn toàn chưa có một công trình nào trình bày về văn bia huyện Đông Sơn
tỉnh Thanh Hoá một cách hệ thống.
3. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là các thác bản văn bia
của huyện Đông Sơn tính theo địa lý hành chính hiện nay, cụ thể là tất cả
những bài văn, bài thơ được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm chuyển tải đầy đủ
một nội dung hoàn chỉnh được khắc trên bia đá.
3
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập trung tiến hành khảo sát
180 thác bản văn bia, có đối chiếu với địa điểm đặt bia tại địa phương theo đơn
vị hành chính hiện nay. Nghiên cứu đặc điểm về phân bố không gian và thời
gian của các văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá. Bước đầu tìm hiểu giá
trị nội dung của văn bia trong nghiên cứu lịch sử, văn hoá xã hội huyện Đông
Sơn tỉnh Thanh Hoá. Ngoài ra chúng tôi còn lập danh mục văn bia huyện Đông
Sơn và dịch nghĩa một số bài văn bia tiêu biểu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành Luận văn, chúng tôi vận dụng một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:
3.3.1. Phương pháp văn bản học.
Thông qua mô tả văn bản về các mặt như kích cỡ bia, độ dài bài văn
bia, đặc điểm trang trí trên bia, đặc điểm viết chữ,… chúng tôi đưa ra một số
nhận định về đặc điểm của văn bia huyện Đông Sơn, về vấn đề niên đại, về thời
đại và tác giả.
3.3.2. Phương pháp thống kê định lượng.
Chúng tôi tiến hành một loạt các thao tác thống kê định lượng đối với
tư liệu văn bia huyện Đông Sơn thu thập được theo các tiêu chí: sự phân bố
theo không gian và thời gian, tác giả biên soạn, và các vấn đề có liên quan,
v.v… Thông qua các kết quả đó, chúng tôi đưa ra những nhận xét tổng quát về
tình hình và đặc điểm của văn bia huyện Đông Sơn.
3.3.3. Phương pháp tổng hợp.
Phương pháp tổng hợp liên ngành là phương pháp quan trọng trong quá
trình tiến hành nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi dựa vào phương pháp này
để bước đầu đưa ra những nhận định tổng quát về văn bia huyện Đông Sơn.
Ngoài những phương pháp trên, chúng tôi còn tiến hành phương pháp
nghiên cứu điền dã để khảo chứng, xác minh, và bổ sung tư liệu mới về văn bia
huyện Đông Sơn.
4
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
4. Đóng mới của luận văn
- Bước đầu khảo sát văn bản, xác định được chính xác vị trí đặt bia,
thống kê tương đối đầy đủ về mặt số lượng văn bia huyện Đông Sơn được sưu
tầm trong những năm qua, hiện đang được lưu trữ ở Thư viện Viện nghiên cứu
Hán Nôm. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành thu thập thêm một số văn bản văn
bia huyện Đông Sơn thông qua các tài liệu khác, và qua quá trình điền dã
- Lần đầu tiên văn bia huyện Đông Sơn được trình bày một cách có hệ
thống và tương đối đầy đủ về tình trạng và đặc điểm.
- Đưa ra một số nhận xét về giá trị cơ bản của văn bia huyện Đông Sơn
về: văn học, văn hoá, nghệ thuật tạo hình. Tất cả những giá trị đó được đề cập
một cách cụ thể.
- Phần Phụ lục giới thiệu những bài văn bia huyện Đông Sơn tiêu biểu,
bao gồm có nguyên văn kèm phiên âm, dịch nghĩa và chú thích.
- Lập Danh mục văn bia huyện Đông Sơn mà chúng tôi thu thập và làm
lược thuật theo 8 tiêu chí.
5. Bố cục của luận văn
- Luận văn gồm có 4 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận
và Phần phụ lục.
- Phần Nội dung được chia làm 3 chương:
+ Chương 1:Giới thiệu khái quát về huyện Đông Sơn.
+ Chương 2: Đặc điểm văn bia huyện Đông Sơn.
+ Chương 3: Tìm hiểu giá trị của văn bia huyện Đông Sơn.
- Phần Phục bao gồm:
+ Phụ lục 1. Danh mục văn bia huyện Đông Sơn.
+ Phục lục 2. Phiên âm, dịch nghĩa giới thiệu một số văn bia huyện
Đông Sơn.
+ Phụ lục 3. Nguyên văn một số bài văn bia giới thiệu.
5
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
6. Quy ước trình bày
- Trong phần danh mục văn bia tóm lược, kích thước văn bia được đo
theo hình thức: chiều ngang x chiều cao, đơn vị tính là cm.
- Những chữ trên thác bản bị mờ, chúng tôi chưa chắc chắn về phương
án phiên âm sẽ được đặt trong dấu [].
6
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐÔNG SƠN
Đông Sơn là một huyện đồng bằng của châu thổ Sông Mã, nằm ở trung
tâm của tỉnh Thanh Hoá, cách 5 km về phía Tây thành phố. Đông Sơn là một
vùng đất được kiến tạo trên một địa hình tương đối ổn định, có đồng bằng mầu
mỡ phì nhiêu, có hệ thống núi đồi gò bãi phong phú, và còn có cảnh quan rất
đẹp, hài hoà. Đông Sơn là huyện có nhiều tiềm năng đất đai và con người, có vị
trí quan trọng về kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Thanh Hoá.
1.1. Địa lý
1.1.1. Địa lý tự nhiên
Về diện tích.
Đông Sơn là huyện có diện tích nhỏ nhất tỉnh Thanh Hoá. Theo số liệu
thống kê năm 2003, Đông Sơn có diện tích là 10635,42 ha. Bình quân diện tích
tự nhiên là 0,1 ha/người.
Về địa giới.
Phía Đông giáp thành phố Thanh Hoá, gồm các xã, thị trấn: Đông
Hưng, Đông Tân, Đông Lĩnh và thị trấn Rừng Thông; phía Tây giáp huyện
Triệu Sơn, gồm các xã: Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Hoà, Đông Yên, Đông
Văn, Đông Phú; phía Nam giáp huyện Quảng Xương, gồm các xã: Đông Nam
và Đông Vinh; phía Bắc giáp huyện Thiệu Hoá, gồm các xã: Đông Lĩnh, Đông
Tiến, Đông Thanh, Đông Khê, Đông Hoàng.
Về địa hình.
Địa hình huyện Đông Sơn tương đối bằng phẳng, thấp, trũng, hướng
dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam; có núi, đồi xen lẫn đồng bằng.
Về đất đai, thổ nhưỡng.
Đất đai huyện Đông Sơn hình thành chủ yếu do quá trình trầm tích, là
kết quả của lắng đọng các mẫu chất, đất từ nơi khác do nước chuyển tới. Đồng
7
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
đất của Đông Sơn hình thành chủ yếu do phù sa của sông Chu và sông Mã bồi
đắp nên có độ mùn khá cao, các chất dinh dưỡng trong đất phong phú, phù hợp
với nhiều loại cây trồng, nhất là thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Ngoài ra,
Đông Sơn còn có một diện tích đất không nhỏ thường bị úng nước mưa mùa
hè, phân bố ở địa hình thấp, trũng hoặc lòng chảo của vùng châu thổ.
Nhìn chung, đất Đông Sơn tốt cả về hoá tính và lý tính, không chua,
thích hợp với các loại cây lương thực và cây công nghiệp [195/17].
Về khí hậu, sông ngòi.
Khí hậu của huyện Đông Sơn cũng như các huyện trong vùng đồng
bằng Thanh Hoá, đều chịu sự ảnh hưởng, chi phối của khí hậu nhiệt đới gió
mùa.
Sông ngòi của Đông Sơn gồm có 2 sông chính là sông Hoàng và thuỷ
nông sông Chu. Ngoài ra còn có trên 325ha ao hồ phân bố hầu hết các xã trong
huyện [195/11-12].
Về tài nguyên, khoáng sản.
Đông Sơn là một trong những huyện của Thanh Hoá có đồi, núi đá vôi
phong phú, nằm rải rác ở các xã trong huyện với trữ lượng khoảng 20 triệu m3
.
Phần lớn các núi đá này có chất lượng tốt, đáp ứng cho nhu cầu xây dựng các
công trình vĩnh cửu, làm đá mỹ nghệ, ôplat có giá trị cao. Đặc biệt là đá núi
Nhồi: “Ở phía Tây Nam huyện, có một quả núi lớn và cao gọi là núi An Hoạch,
… Sắc đá óng ánh như ngọc lam, chất biếc xanh như khói nhạt. Sau này đục đá
làm khí cụ, ví như đẽo đá làm khánh, đánh lên thì tiếng ngân muôn dặm; dùng
làm bia văn chương thì còn mãi ngàn đời”[2]. Đá núi Nhồi được hình thành
cách ngày nay khoảng 200 - 300 triệu năm, là loại đá không liền tấm, cứng
nhưng không giòn, không có tạp chất, mịn, các khối đá tạo thành từng lớp có
độ dày mỏng khác nhau.
Ngoài ra, huyện Đông Sơn còn có các tài nguyên khác như: đất sét
(dùng làm gạch, ngói, gốm, sứ,.. tiêu biểu là đất sét Đông Ngàn, xã Đông
Vinh); than bùn; nước ngầm;…
8
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
1.1.2. Địa lý hành chính
1.1.2.1. Tên huyện và Lỵ sở huyện Đông Sơn
- Tên huyện
Thời thuộc Hán - Tam Quốc - Lưỡng Tấn, “Đông Sơn là miền đất
thuộc huyện Tư Phố và một phần thuộc huyện Cư Phong. Theo “Di Biên của
Cao Biền” thì lúc này có huyện Đông Dương, sau gọi là Đông Cương tức là
Đông Sơn sau này” [188/259]. Thời Tuỳ Đường đến thời Đinh - Tiền Lê - Lý,
Đông Sơn vẫn là vùng đất thuộc vào huyện Cửu Chân [226/130].
Thời Trần - Hồ, phủ lộ Thanh Hoá gồm có 7 huyện và 3 châu. Cụ thể
là: huyện Cổ Đằng, Cổ Hoằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, Yên Định,
Lương Giang, châu Thanh Hoá, châu Ái, châu Cửu Chân. Tên gọi Đông Sơn
bắt đầu từ đây.
Thời thuộc Minh, Trấn Thanh Đô đổi thành phủ Thanh Hoá, lãnh 4
châu và 11 huyện, trong đó có Đông Sơn [195/27].
Thời Lê - Nguyễn. Thanh Hoa lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu. Huyện
Đông Sơn lúc này thuộc vào phủ Thiệu Thiên. Năm Gia Long thứ 14 (1815)
đổi phủ Thiệu Thiên thành phủ Thiệu Hoá.
Năm 1928, huyện Đông Sơn được đổi gọi là phủ Đông Sơn.
- Lỵ sở của huyện.
Trước thời Nguyễn, lỵ sở của huyện Đông Sơn đóng ở xã Cổ Đô (làng
Vạc) tức xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hoá ngày nay.
Năm Gia Long thứ 7 (1808) dời về xã Thạch Khê (tức Ke Rủn), tổng
Thạch Khê, nay là xã Đông Khê. Đến năm Minh Mệnh thứ 4 (1823), lỵ sở
huyện dời đến xã Thọ Hạc (nay thuộc Thành phố Thanh Hoá), gọi là phủ Đông
(địa điểm ga Thanh Hoá ngày nay) [195/28-29].
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tên huyện Đông Sơn vẫn giữ
nguyên. Huyện lỵ Đông Sơn đóng ở Rừng Thông (nay là thị trấn Rừng Thông)
9
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
1.1.2.2. Địa danh làng xã.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhất là Khảo cổ
học và Sử học cho thấy, Đông Sơn là một trong những vùng đất cổ nhất của
Thanh Hoá và cương vực lúc đó rộng gấp nhiều lần hiện nay. “Kẻ” - một từ chỉ
địa danh cổ nhất nước ta, còn lưu danh ở nhiều vùng ở Đông Sơn, như: Kẻ Trổ,
Kẻ Dậu, Kẻ Môi, Kẻ Thìa, Kẻ Trầu, Kẻ Chiếu, Kẻ Rủn, Kẻ Bôn, Kẻ Chẻo, Kẻ
Bụt, …. Và những từ chỉ địa danh như: xá, trang, ấp, phường, vạn, … cũng
xuất hiện và có không ít ở vùng đất này như: Nguyên Xá, Lê Xá, Ngô Xá,
Quảng Xá, Bồ Lồ trang, phường Vạn Niên, … là những bằng chứng sinh động
về sự phong phú và đa dạng của một vùng đất cổ nổi tiếng của Thanh Hoá.
Theo tiến trình phát triển của xã hội, những từ chỉ địa danh hành chính đó đã sự
thay đổi. như: Kẻ Bôn chuyển thành Cổ Bôn; Kẻ Rủn chuyển thành làng Rủn
(nay là xã Đông Khê); Kẻ Bụt chuyển thành thôn Cửa Bụt; Kẻ Lậu chuyển
thành thôn Ngọc Lậu; …
Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, vào thời kỳ này Đông
Sơn gồm có 6 tổng (Thọ Hạc, Thạch Khê, Đại Bối, Vận Quy, Quang Chiếu, Lê
Nguyễn), 145 xã, thôn, trang, vạn, giáp, sở, phường [223/111].
Dưới thời vua Minh Mệnh, một số tên tổng, làng, xã của huyện Đông
Sơn được đổi tên, như: tổng Lê Nguyễn đổi thành tổng Thanh Hoa; xã Nguyễn
Xá (tổng Vận Quy) đổi thành tổng Quy Xá; xã Ngọc Đôi (tổng Thạch Khê) đổi
thành xã Ngọc Tích;… chia tổng Thọ Hạc thành 2 tổng (Thọ Hạc và Bố Đức);
tổng Quang Chiếu thành 2 tổng (Quang Chiếu và Quảng Chiếu). Lúc này,
huyện Đông Sơn gồm có 8 tổng.
Đến nửa sau thế kỷ XIX, dưới thời Tự Đức, tên gọi một số thôn, làng
của huyện Đông Sơn đã thay đổi. Theo Đồng Khánh dư địa chí, cuối thế kỷ
XIX, hai tổng Thạch Khê và Tuyên Hoá được chia làm 3 tổng (Tuyên Hoá,
Thạch Khê và Thanh Khê). Đông Sơn gồm có 9 tổng (Thọ Hạc, Đại Bối, Bố
10
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
Đức, Vận Quy, Thạch Khê, Thanh Khê, Tuyên Hoá, Quang Chiếu, Quảng
Chiếu), bao gồm 147 xã, phường, giáp, vạn.
Đầu thế kỷ XX, tổng Thanh Khê sau đổi thành Kim Khê, tổng Quang
Chiếu đổi thành Viễn Chiếu. Đến năm Thành Thái thứ 12 (1900), nhà Nguyễn
cắt 2 tổng Vận Quy và Đại Bối nhập vào huyện Thuỵ Nguyên (nay thuộc huyện
Thiệu Hoá). Huyện Đông Sơn còn lại 7 tổng: Thọ Hạc, Bố Đức, Viễn Chiếu
(Quang Chiếu), Quảng Chiếu, Tuyên Hoá, Kim Khê (Thanh Khê), Thạch Khê.
Đến năm Bảo Đại thứ 3 (1928), huyện Đông Sơn đổi thành phủ Đông
Sơn, gồm có 7 phủ với 115 làng và 5.794 xuất đinh.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1946, huyện Đông Sơn
đã chia 7 tổng cũ thành 22 xã.
Từ sau năm 1954 đến nay, huyện Đông Sơn nhiều lần thay đổi tên
huyện và các cuộc tách nhập giữa các xã của huyện Đông Sơn với các xã ở cấp
huyện khác, cùng với đó là các quyết định thành lập thị trấn Rừng Thông (năm
1992) và thị trấn Nhồi (năm 2006).
Hiện nay, huyện Đông Sơn bao gồm 19 xã và 2 thị trấn. Đó là: Thị trấn
huyện lỵ Rừng Thông, thị trấn Nhồi và các xã Đông Anh, Đông Hoà, Đông
Hoàng, Đông Hưng, Đông Khê, Đông Lĩnh, Đông Minh, Đông Nam, Đông
Ninh, Đông Phú, Đông Quang, Đông Tân, Đông Tiến, Đông Thanh, Đông
Thịnh, Đông Văn, Đông Vinh, Đông Xuân, Đông Yên.
1.1.3. Dân cư và các ngành nghề truyền thống
1.1.3.1. Dân cư
Vùng đất Đông Sơn không chỉ là nơi đầu tiên phát hiện được di vật của
văn hoá Đông Sơn có niên đại cách ngày nay khoảng 2.820 năm, mà nơi đây
còn phát hiện được nhiều dấu tích cư trú, hoạt động vật chất của chủ nhân văn
hoá Đông Sơn. Trên lưu vực sông Mã, người ta đã phát hiện được nhiều di tích
khảo cổ thuộc về văn hoá Đông Sơn với đủ các loại hình: di tích cư trú, mộ
táng, di chỉ - xưởng, quan trọng hơn cả là việc phát hiện công xưởng chuyên
11
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
chế tác các công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức trên đất Đông Sơn. Các di
tích này chủ yếu tập trung ở khu vực ngã ba sông trên địa bàn Đông Sơn. Từ
kết quả khảo cổ, người ta cho rằng: vùng đất này không những chỉ là địa bàn
gốc, mà còn là một trung tâm kinh tế - chính trị quan trọng của cư dân Đông
Sơn trong buổi đầu dựng nước.
Hiện nay, dân số của các xã trong huyện khá đông đúc và tỉ lệ tăng
nhanh. Theo số liệu năm 2003, dân số huyện Đông Sơn là 109.797 người, bao
gồm 24.880 hộ, mật độ dân số trung bình 1.030 người/km2
[195]
1.1.3.2.Các ngành nghề truyền thống
Nghề chế tác đồ đá
Nghề chế tác đá ở Đông Sơn là một trong những nghề cổ truyền được
bảo lưu và phát triển lâu đời nhất ở Đông Sơn, nó được hình thành và phát triển
trên cơ sở của một nguồn nguyên liệu địa phương sẵn có, và tiếp thu truyền
thống kỹ thuật từ xưa.
Núi An Hoạch nằm ở phía Tây Nam huyện Đông Sơn, trên địa bàn hai
xã Đông Tân và Đông Hưng là một trong những trung tâm khai thác đá nổi
tiếng của nước ta, được người thợ đá rất ưa dùng. Núi cao, thoải, đá mịn, tiếng
kêu trong, có thể dùng làm bia, làm khánh cùng các vật dụng khác. Từ thời Lý,
Thái uý Lý Thường Kiệt đã biết đến tiếng đá núi Nhồi, nên đã cho người đến
núi Nhồi khai thác để sử dụng. Đến đời Trần, nghề đục đá ở núi An Hoạch (núi
Nhồi) đã nổi tiếng, được triều đình biết tới, thợ đá An Hoạch được huy động
vào việc đục đá ở các núi Thiên Kiện và Khuân Mai. Triều Lê, từ những miếu
điện ở Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) đến Lăng Quận công (Đông
Sơn) đều do thợ đá núi Nhồi góp phần tạo dựng.
Làng Nhồi chủ yếu vẫn sống bằng nghề nông. Đục đá, sản xuất các sản
phẩm từ đá là một nghề phụ quan trọng ở đây. Nghiên cứu về các nghề thủ
công ở Thanh Hoá, Robequain - một người Pháp cho biết: vào cuối triều
Nguyễn, ở làng Nhồi có khoảng 300 hộ làm nghề đục đá [196/971-972].
12
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
Hiện nay, nghề đục đá ở Đông Sơn, mà chủ yếu là ở làng Nhồi vẫn
tiếp tục phát triển đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của công tác xây dựng và đời sống.
Nghề gốm:
Đông Sơn là nơi có nguồn nguyên liệu đất sét tốt, có hệ thống giao
thông đường thuỷ thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi. Do vậy, nghề sản xuất
gốm ở đây đã sớm hình thành và nhanh chóng trở thành một trong những trung
tâm sản xuất đồ gốm của xứ Thanh [230/31-32].
Trung tâm sản xuất đồ gốm là vùng Đức Thọ và một số nơi ven sông
Chu, sông Mã, như Vồm, Thổ Phương,... Là vùng có đầy đủ các yếu tố về
nguồn nguyên liệu tốt, chất đốt dồi dào, cùng với việc tiếp thu kinh nghiệm sản
xuất từ xưa, nghề làm đồ gốm ở Đức Thọ phát triển tương đối nhanh trở thành
vùng gốm quan trọng của tỉnh Thanh Hoá, và cũng là một trong những vùng có
nghề gốm quan trọng nhất nước ta. Các lò gốm ở Đức Thọ sản xuất chủ yếu là
đồ dân dụng như chum, vại, lọ, hũ, chĩnh, chậu, ấm, bình vôi, tiểu sành,…
Ngày nay, nghề sản xuất đồ gốm sành sứ ở Thanh Hoá vẫn đang duy trì
và phát triển. Trên vùng đất Đức Thọ xưa đã hình thành một khu vực sản xuất
đồ gốm - sành khá sầm uất, đó là khu gốm Lò Chum được nhân dân khắp nơi
biết đến.
Nghề đúc đồng:
Nghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công cổ truyền khá nổi
tiếng ở Thanh Hoá, được tập trung chủ yếu ở làng Trà Đông, xã Thiệu Trung,
Đông Sơn (này thuộc huyện Thiệu Hoá tỉnh Thanh Hoá), xưa còn có tên là Trà
Sơn Trang, tên Nôm là Kẻ Chè. Làng này chủ yếu sống bằng nghề đúc đồng,
đơn vị sản xuất chủ yếu là gia đình. Mỗi gia đình là một cơ sở sản xuất, là một
lò riêng, chủ gia đình đồng thời cũng là chủ lò đúc.
Sản phẩm ở Trà Đông được khắp nơi ưa chuộng, không chỉ chủ yếu là
các đồ dùng dân dụng như: nồi đồng, bát hương, đèn, chân đèn,… mà với sự
tích luỹ kinh nghiệm phong phú,mà bàn tay tài hoa người thợ đúc đồng còn tạo
13
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, như các loại: tượng, chuông, con
giống, con rồng,… Nghề đúc đồng ở Trà Đông chủ yếu tập hợp nguyên liệu từ
việc tận dụng các nguồn đồng thứ phẩm.
Ngoài ra, ở Đông Sơn còn có nghề dệt, cũng là một nghề cổ truyền xuất
hiện sớm. Trong số những làng dệt được biết đến ở Đông Sơn, nổi tiếng là làng
dệt Hồng Đô, xã Thiệu Đô huyện Đông Sơn (nay thuộc huyện Thiệu Hoá) với
nghề dệt nhiễu. Dấu ấn của nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải còn để lại trong
một số hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, như hát phường vải, trong các lễ
hội thi dệt vải,…
1.2. Văn hoá - Xã hội.
Đông Sơn là một trong những vùng đất cổ của đồng bằng Thanh Hoá.
Bằng tinh thần lao động cần cù, trí thông minh sáng tạo và lòng yêu quê hương
đất nước, người dân Đông Sơn đã tạo dựng cho mình một đời sống tinh thần vô
cùng phong phú và đa dạng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, những tinh hoa
trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội, cùng với những đặc điểm của hoàn cảnh
thiên nhiên, hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh con người đã tạo nên các đặc trưng
văn hoá của vùng đất này, trở thành những di sản văn hoá không chỉ của riêng
Đông Sơn mà còn là của Thanh Hoá và cả nước.
1.2.1. Những phong tục tập quán, tín ngưỡng.
Cũng như bao miền quê khác, người dân Đông Sơn rất coi trọng phong
tục thờ cúng tổ tiên. Ở Đông Sơn hiện có khoảng hơn 60 nhà thờ họ và từ
đường [195/435-442]. Mỗi nhà thờ họ thường gắn liền với một cá nhân nổi
tiếng của dòng họ đó, là những người khoa bảng đỗ đạt, có công lao to lớn với
dân, với nước. Đấy không chỉ là niềm tự hào của riêng dòng họ mà còn là niềm
tự hào chung của cả cộng đồng cư dân làng và cả một vùng rộng lớn. Có các
nhà thờ họ như: Nhà thờ Nguyễn Chích (xã Đông Ninh); nhà thờ Nguyễn Văn
Nghi, Nguyễn Khải (xã Đông Thanh); lăng mộ Quận công Lê Trung Nghĩa (xã
Đông Hưng); từ đường họ Lê Khả (xã Đông Khê);…
14
Ngô Thị Thanh Tâm - Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
Họ lớn thì có nhà thờ riêng, họ nhỏ thì lấy nhà Tộc trưởng làm nhà thờ
họ, do Tộc trưởng đảm trách việc hương khói, giỗ tết và có phần ruộng hương
hoả để chi dùng. Vào ngày giỗ họ, con cháu trong họ “đơm cỗ” đội đến cúng ở
nhà thờ họ rất nghiêm cẩn. Cũng trong những dịp này, người ta thường kết hợp
bàn việc quan trọng khác của dòng họ, như: lập hoặc bổ sung gia phả, xây mộ
tổ, xây dựng nhà thờ họ,…
Ngoài ra, có một số người không có con để kế nối việc thờ cúng ông
bà, cha mẹ thì họ cúng ruộng, tiền cho làng xã để sửa chữa, xây dựng đình chùa
và các công trình công cộng của làng như: cầu, cống, đường xá, v.v… để được
xã tôn bầu làm Hậu thần và thờ cúng khi họ qua đời. Điều này được phản ánh
khá đậm nét trong các văn bia Hậu thần, Hậu phật ở huyện Đông Sơn.
Tín ngưỡng thành hoàng, là một phong tục không thể thiếu trong các
làng xã Đông Sơn. Do quan niệm “đất có thổ công” nên phần nhiều các làng
đều có thờ một vị thần “bảo trợ”. Tuỳ theo quy mô kiến trúc và chức năng mà
các vị thần được thờ ở đình, đền, nghè, miếu,... Thành hoàng có thể là nhân vật
thần thoại; có thể là một con người thực có công tích lớn lao với cộng đồng
làng, được cả làng suy tôn; có thể là nhân vật lịch sử của địa phương hay của
dân tộc. Vị thần đó được dân làng kính ngưỡng thờ cúng. Ở Đông Sơn, trong
các nhân vật được tôn là “Thành hoàng” thì nhiều nhất là những người có công
lao trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và những người đỗ đạt, giữ những
trọng trách quan trọng trong xã hội. Cụ thể như: đền thờ Nguyễn Nghi, đền thờ
Cao Cử (xã Đông Thanh); đền thờ Nguyễn Đăng Khoa (xã Đông Hoà); đình
Xuân Lưu (xã Đông Xuân) thờ Quận công Nguyễn Đình Thuần;…
Bên cạnh đó, ở Đông Sơn còn thờ cúng nhiều vị thần khác như thần:
Cao Sơn, Đông Hải, công chúa Liễu Hạnh, Thiên Cương, Long Uyên,… Có thể
nói, tục thờ cúng tổ tiên, thần thánh từ lâu đã trở thành truyền thống đạo đức
dân tộc “uống nước nhớ nguồn” của con người Đông Sơn nói riêng và của
người Việt Nam nói chung.
Ngoài ra, ở Đông Sơn còn có một số tục lệ như:
15