Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ câu hỏi tự luận nhằm kiểm tra đánh giá và củng cố kiến thức môn vật lý của học sinh trung học phổ thông (thể hiện qua chương “tĩnh học vật rắn” vật lý 10 – nâng cao).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TỪ CÂU HỎI TỰ LUẬN
NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ CỦNG CỐ
KIỂN THỨC MÔN VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Thể hiện qua chương “Tĩnh học vật rắn”)
Vật lí 10 – Nâng cao
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO
Lớp : 10SVL
Khóa : 2010 – 2014
Ngành : SƯ PHẠM VẬT LÝ
Người hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN BẢO HOÀNG THANH
Đà Nẵng, 05/2014
1
LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Vật
lí – Trƣờng Đại học sƣ phạm, các thầy cô giáo trong tổ vật lí
và cô Nguyễn Thị Phƣơng Lan trƣờng THPT Phan Châu
Trinh, TP Đà Nẵng, đặc biệt là sự tận tình hƣớng dẫn của
thầy giáo Nguyễn Bảo Hoàng Thanh nên em đã hoàn thành
khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tạo điều
kiện giúp đỡ cho em trong quá trình tiến hành khoá luận.
Bên cạnh đó, em xin cảm ơn bạn bè đã đóng góp ý
kiến và động viên em rất nhiều trong quá trình làm khoá
luận.
Một lần nữa, em xin cảm ơn về sự giúp đỡ nhiệt tình
của quý thầy cô và các bạn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Thảo
2
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................8
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................8
5. Giả thiết khoa học .....................................................................................................9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................9
7. Những đóng góp của khoá luận...............................................................................9
8. Cấu trúc của khoá luận ..........................................................................................10
B. NỘI DUNG..................................................................................................................11
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG HỆ
THỐNG CÂU HỎI ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ...............................................................11
1.1. Khái niệm kiểm tra đánh giá..............................................................................11
1.1.1. Kiểm tra .........................................................................................................11
1.1.2. Đánh giá........................................................................................................11
1.2. Chức năng của kiểm tra đánh giá......................................................................12
1.3. Cơ sở của việc kiểm tra đánh giá.......................................................................12
1.3.1. Mục tiêu dạy học...........................................................................................12
1.3.2. Mục đích học tập...........................................................................................13
1.3.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu dạy học, mục đích dạy học và kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập ......................................................................................................13
1.4. Mục đích, bản chất của việc kiểm tra đánh giá................................................13
1.4.1. Mục đích của việc kiểm tra đánh giá ...........................................................13
1.4.2. Bản chất của việc kiểm tra đánh giá............................................................14
1.5. Các yêu cầu sƣ phạm đối với việc KTĐG kết quả học tập của HS.................14
1.5.1. Yêu cầu chung...............................................................................................14
1.5.2. Đảm bảo tính khách quan ............................................................................15
1.5.3. Đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống và tính thường xuyên....................15
1.5.4. Đảm bảo tính công khai ...............................................................................15
1.5.5. Đảm bảo tính phát triển của KTĐG.............................................................16
1.6. Các hình thức, quy trình của kiểm tra đánh giá ..............................................16
1.6.1. Các hình thức kiểm tra đánh giá .....................................................................16
1.6.2. Quy trình kiểm tra đánh giá .........................................................................17
1.7. Các phƣơng pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ
thông 17
1.7.1. Phương pháp quan sát..................................................................................18
1.7.2. Phương pháp vấn đáp...................................................................................18
1.7.3. Phương pháp tự luận....................................................................................18
1.7.4. Phương pháp trắc nghiệm khách quan .......................................................19
1.8. Cơ sở lí thuyết của kĩ thuật xây dựng câu hỏi tự luận và TNKQ...................19
3
1.8.1. Xác định mục tiêu dạy học ...........................................................................19
1.8.2. Phương pháp xây dựng các loại câu hỏi dùng trong KTĐG......................19
1.8.2.1. Câu hỏi tự luận .........................................................................................19
1.8.2.2. Trắc nghiệm khách quan..........................................................................19
1.8.2.3. Một số điểm giống và khác nhau giữa TNKQ và tự luận........................19
1.8.2.4. Điều kiện áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận...20
1.8.3. Cách xây dựng câu hỏi tự luận....................................................................22
1.9. Phƣơng pháp chuyển bài toán vật lí dạng tự luận sang dạng TNKQ nhiều lựa
chọn 23
1.9.1. Các bước chuyển bài toán vật lí dạng tự luận sang TNKQ nhiều lựa chọn
23
1.9.2. Kỹ thuật biên soạn câu nhiễu trong câu TNKQ nhiều lựa chọn........................23
CHƢƠNG II: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TỰ LUẬN Ở CHƢƠNG “TĨNH HỌC
VẬT RẮN” – Vật lí 10 nâng cao.........................................................................................24
2.1. Vị trí, nhiệm vụ và đặc điểm cấu trúc nội dung chƣơng “Tĩnh học vật rắn”................24
2.2.1. Vị trí của chương “Tĩnh học vật rắn” .................................................................24
2.2.2. Nhiệm vụ của chương “Tĩnh học vật rắn”..........................................................24
2.2.3. Đặc điểm cấu trúc chương “Tĩnh học vật rắn”...................................................24
2.3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chƣơng “Tĩnh học vật rắn”...........................................26
2.4. Phân tích nội dung kiến thức chƣơng “Tĩnh học vật rắn” ............................................27
2.4.1. Các khái niệm ........................................................................................................27
2.4.1.1. Khái niệm vật rắn................................................................................................27
2.4.1.2. Khái niệm lực......................................................................................................27
2.4.1.3. Khái niệm trọng tâm của vật rắn.........................................................................28
2.4.1.4. Khái niệm cân bằng của vật rắn..........................................................................29
2.4.1.5. Khái niệm momen lực.........................................................................................31
2.4.1.6. Khái niệm ngẫu lực.............................................................................................32
2.4.2. Điều kiện cân bằng của vật rắn..............................................................................33
2.4.2.1. Điều kiện cân bằng của vật rắn dƣới tác dụng của hai lực .................................33
2.4.2.2. Điều kiện cân bằng của vật rắn dƣới tác dụng của ba lực ..................................34
2.4.2.3. Điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế........................................................37
2.4.2.4. Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định .........................................38
2.4.3. Quy tắc hợp hai lực................................................................................................38
2.5. Soạn thảo hệ thống câu hỏi tự luận chƣơng “Tĩnh học vật rắn” vật lí 10 nâng cao .....40
2.5.1. Xác định các mục tiêu cần KTĐG chƣơng “Tĩnh học vật rắn” .............................40
2.5.2. Khung ma trận đề KTĐG chƣơng “Tĩnh học vật rắn”...........................................41
2.6. Xây dựng đề kiểm tra với hình thức tự luận chƣơng “Tĩnh học vật rắn” vật lí 10 nâng
cao 45
2.6.1. Yêu cầu chung .......................................................................................................45
2.6.2. Xác định số lƣợng đề .............................................................................................45
2.6.4. Xây dựng biểu điểm...............................................................................................45
CHƢƠNG III: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
TNKQ ĐỂ CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHƢƠNG “TĨNH HỌC VẬT RẮN” VẬT LÍ 10
NÂNG CAO ........................................................................................................................46
4
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm.........................................................................46
3.2. Công việc chuẩn bị cho thực nghiệm sƣ phạm.........................................................46
3.2.1. Gửi hệ thống câu hỏi tự luận cho giáo viên trường THPT xem xét và chỉnh sửa
.....................................................................................................................................46
3.2.3. Ý kiến của giáo viên và HS qua KTĐG bằng phương pháp tự luận..................47
3.4. Xử lí kết quả thực nghiệm ........................................................................................47
3.5. Quy trình soạn câu hỏi TNKQ từ câu hỏi tự luận.....................................................65
3.6. Hệ thống các câu hỏi TNKQ đƣợc thành lập từ câu tự luận ngắn............................72
C. KẾT LUẬN .................................................................................................................85
PHỤ LỤC 1: ........................................................................................................................87
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TỰ LUẬN NGẮN ...............................................87
PHỤ LỤC 2: ........................................................................................................................96
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT ................................................................................................96
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................................108
BÀI GIẢI CHI TIẾT .........................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................136
5
DANH SÁCH CÁC MỤC VIẾT TẮT
1. KHKT – Khoa học kĩ thuật.
2. CNTT – Công nghệ thông tin.
3. GDĐT – Giáo dục, đào tạo.
4. KTĐG – Kiểm tra đánh giá.
5. HS – Học sinh.
6. THPT – Trung học phổ thông.
7. TNKQ – Trắc nghiệm khách quan.
8. SGK – Sách giáo khoa.
9. TNSP – Thực nghiệm sƣ phạm.
10.TL – Trả lời.
6
A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nƣớc ta trải qua hơn 20 năm đổi mới có nhiều thay đổi tích cực và thu
đƣợc nhiều thành tích trên nhiều lĩnh vực. Trong những thập niên gần đây, đặc biệt
là thế kỉ XXI, thế kỉ tiến bộ vƣợt bậc trên tất cả các lĩnh vực của con ngƣời. Cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, của khoa học kĩ thuật (KHKT).
Thế giới đã tạo ra đƣợc rất nhiều công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn cũng nhƣ
ý nghĩa khoa học, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con ngƣời.
Trƣớc sự phát triển nhƣ vũ bão của KHKT, công nghệ thông tin (CNTT) và
đặc biệt là nền kinh tế tri thức, Đảng và Nhà nƣớc ta nhận thấy cần phải đƣa đất
nƣớc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu vƣơn lên trình độ tiên tiến của thế giới, xây
dựng nƣớc ta ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các nƣớc trong khu vực và trên thế
giới.
Một nhân tố có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nƣớc là giáo
dục. Vì vậy chất lƣợng giáo dục là vấn đề hàng đầu trong nội dung công tác của
nghành giáo dục hiện nay. Để thực hiện vai trò to lớn đó của giáo dục, toàn nghành
giáo dục đã và đang ra sức nâng cao chất lƣợng giáo dục, đổi mới phƣơng pháp để
có thể đáp ứng một cách hiệu quả hơn nhu cầu phát triển của giáo dục bởi nó không
chỉ là bộ mặt của mỗi dân tộc mà còn là yêu cầu về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội
của mỗi quốc gia. Tuy vậy, nền giáo dục của mỗi quốc gia, mỗi châu lục có nội
dung và cách thức thực hiện khác nhau. Chính điều đó đã làm cho giáo dục ở mỗi
quốc gia có đƣợc những thành tựu khác nhau. Đối với Việt Nam là một đất nƣớc
đang phát triển, chắc chắn chƣa có một nền giáo dục hiện đại và hoàn chỉnh. Cho
nên, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra những chủ trƣơng, đƣờng lối nhằm đầu tƣ phát
triển cho giáo dục, xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Với tầm quan trọng nhƣ vậy, đòi hỏi nghành giáo dục và đào tạo (GDĐT)
phải đổi mới nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy. Việc làm này đòi
hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ trong các khâu của quá trình dạy học trong đó
có việc đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của học sinh
(HS). Việc KTĐG không những cung cấp cho giáo viên những thông tin phản hồi từ
phía HS để có thể điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp mà còn giúp cho HS có thể
7
tự điều chỉnh hoạt động của chính bản thân mình. Vì thế để đáp ứng mục tiêu chung
đòi hỏi ngƣời giáo viên phải suy nghĩ, nghiên cứu những phƣơng pháp dạy học tối
ƣu nhất và cách KTĐG hữu hiệu nhất.
Có nhiều hình thức để KTĐG kết quả học tập của học sinh. Trong đó có hai
hình thức đƣợc sử dụng nhiều nhất đó là câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm
khách quan (TNKQ).
Trong những năm gần đây việc đánh giá kết quả học tập và thi cử của HS
bằng phƣơng pháp TNKQ đã đƣợc sử dụng ở nhiều bộ môn. Việc sử dụng phƣơng
pháp TNKQ trong KTĐG và thi cử có rất nhiều ƣu điểm nổi bật nhƣ: kiểm tra đƣợc
nhiều nội dung kiến thức, đi sâu đƣợc từng khía cạnh khác nhau của kiến thức, kĩ
năng của học sinh đồng thời chống lại việc học tủ, học lệch, học đối phó của HS.
Bên cạnh đó, kết quả đánh giá cũng khách quan, chính xác, ít tốn thời gian công sức
của giáo viên… Đặc biệt phƣơng pháp này còn bồi dƣỡng cho HS năng lực tự đánh
giá kết quả học tập của bản thân, tự giác, chủ động tích cực học tập và biết vận dụng
kiến thức một cách linh hoạt.
Mặc dù việc KTĐG bằng phƣơng pháp TNKQ có những ƣu điểm nhƣ trên
nhƣng nó cũng có những hạn chế đó là không thu đƣợc kết quả cao là do trong một
số trƣờng hợp HS không suy nghĩ để tìm ra đáp án mà lại chọn đáp án một cách
ngẫu nhiên (tức là chọn tất cả các phƣơng án A và B, C, D để lấy xác suất may rủi
là 25%). Mặc khác, giáo viên cũng không đánh giá đƣợc quá trình tƣ duy của HS
trong tiến trình giải bài tập vật lí. Trong đó, đối với câu hỏi tự luận mặc dù kết quả
thu đƣợc chƣa khách quan, độ chính xác không cao, tốn nhiều thời gian cho ngƣời
chấm bài và số lƣợng câu hỏi tự luận ít không thể bao quát hết nội dung kiến thức
nhƣng lại là loại câu hỏi giúp cho giáo viên có thể đánh giá đƣợc mức độ tƣ duy
cũng nhƣ hiểu biết của HS về một nội dung kiến thức vì đây là loại câu đòi hỏi HS
phải viết câu trả lời, tạo cho HS cơ hội để phân tích và tổng hợp dữ kiện theo lời lẽ
riêng của mình dựa trên kinh nghiệm học tập và thực tế.
Vì vậy, đối với bộ môn vật lí, em nhận thấy rằng việc thực hiện một trong
hai hình thức để KTĐG kết quả học tập của HS gặp không ít khó khăn. Vì mỗi hình
thức đều có những điều kiện áp dụng khác nhau. Tuỳ theo từng điều kiện áp dụng,
8
nội dung kiến thức và mục đích giáo viên đề ra mà lựa chọn hình thức KTĐG cho
phù hợp.
Từ những vấn đề cấp thiết đó, em quyết định lựa chọn đề tài khoá luận của
em là: “Nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ
câu hỏi tự luận nhằm kiểm tra đánh giá và củng cố kiến thức môn vật lí của
học sinh trung học phổ thông”. (Thể hiện qua chương “Tĩnh học vật rắn” – Vật
lí 10 nâng cao).
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận ở chƣơng “Tĩnh học vật
rắn” của phần cơ học – Vật lí 10 (SGK nâng cao) để KTĐG kết quả học
tập của HS trung học phổ thông (THPT).
- Góp phần giúp giáo viên KTĐG học sinh một cách công bằng, chính xác,
giúp HS học tập và đào sâu hơn những kiến thức đã học.
- Phối hợp xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ để củng cố lại kiến thức
chƣơng “Tĩnh học vật rắn” vật lí 10 nâng cao.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Kết quả KTĐG của học sinh lớp 10/1 và 10/2.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung kiến thức của chƣơng “Tĩnh học vật rắn” ở phần cơ học lớp 10
(SGK nâng cao).
- Hai lớp 10/1 và 10/2 của trƣờng THPT Phan Châu Trinh, TP Đà Nẵng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu phƣơng pháp kiểm tra bằng tự luận, soạn và phân tích các
câu hỏi tự luận.
- Phân tích nội dung và cấu trúc chƣơng trình Vật lí lớp 10 chƣơng “Tĩnh
học vật rắn”. Từ đó xây dựng đƣợc mục tiêu kiến thức cần KTĐG.
- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết về công tác KTĐG kết quả học tập của HS ở
trƣờng THPT.
9
- Vận dụng cơ sở lí thuyết xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận, thiết kế các
loại đề KTĐG kết quả học tập của HS cho một số kiến thức chƣơng
“Tĩnh học vật rắn” Vật lí lớp 10.
- Thực nghiệm sƣ phạm (TNSP) để đánh giá hệ thống câu hỏi đã soạn và
đánh giá việc học tập của HS.
- Thống kê số liệu, nhận xét kết quả thu đƣợc để xây dựng hệ thống câu
hỏi TNKQ.
5. Giả thiết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc hệ thống câu hỏi tự luận trên cơ sở các mục tiêu đặt ra
và có phƣơng án lựa chọn phù hợp hai loại câu hỏi tự luận và TNKQ thì sẽ có phép
đánh giá chính xác khách quan mức độ nắm vững kiến thức của HS và nâng cao
trình độ và năng lực tự học chƣơng “Tĩnh học vật rắn” của HS THPT.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, em đã sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc và nghiên cứu các tài liệu về
KTĐG trong học tập, nội dung kiến thức vật lí lớp 10 nói chung và
chƣơng “Tĩnh học vật rắn” nói riêng, SGK nâng cao và các sách bài tập
vật lí lớp 10.
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Sau khi ra các câu hỏi tự luận, em đã
gởi cho thầy hƣớng dẫn và các thầy cô ở trƣờng THPT có nhiều kinh
nghiệm để đánh giá, góp ý, chỉnh sửa và bổ sung để hoàn thiện câu hỏi.
- Phƣơng pháp TNSP: Tiến hành kiểm tra một tiết ở hai lớp để thu thập số
liệu, phân tích, đánh giá chất lƣợng câu hỏi.
7. Những đóng góp của khoá luận
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm cơ sở lí thuyết của việc xây dựng hệ
thống câu hỏi tự luận và TNKQ để KTĐG kiến thức của HS trong dạy
học vật lí ở trƣờng phổ thông.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận chƣơng “Tĩnh học vật rắn” phần cơ
học lớp 10 (SGK nâng cao). Tiến hành ra đề, kiểm tra bài, chấm bài, rút
ra kết quả với hy vọng góp phần giúp sinh viên sƣ phạm, giáo viên tham
khảo.
10
- Thông qua TNSP xây dựng đƣợc hệ thống câu hỏi TNKQ góp phần thành
lập nên hệ thống ngân hàng các câu hỏi để HS củng cố lại kiến thức.
8. Cấu trúc của khoá luận
Khoá luận xây dựng gồm 5 phần chính:
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
Chƣơng I: Cơ sở lí thuyết về kiểm tra đánh giá và xây dựng hệ thống câu
hỏi để kiểm tra đánh giá.
Chƣơng II: Xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận chƣơng “Tĩnh học vật
rắn” – SGK Vật lí 10 nâng cao.
Chƣơng III: Thực nghiệm sƣ phạm và hình thành hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan để củng cố lại kiến thức chƣơng “Tĩnh học vật rắn”.
Kết luận.
Phụ lục.
Tài liệu tham khảo.
11
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ
1.1. Khái niệm kiểm tra đánh giá
1.1.1. Kiểm tra
Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoạt động giáo viên sử dụng để thu nhập
thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS trong học tập nhằm cung
cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá.
1.1.2. Đánh giá
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu nhập và xử lí thông tin về
trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS, về tác động và nguyên nhân
của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sƣ phạm của giáo viên và
nhà trƣờng, cho bản thân HS để HS học tập ngày càng tiến bộ hơn.
Đánh giá kết quả học tập của HS là một trong những khâu quan trọng của
quá trình dạy học nhằm giúp ta thu nhập đƣợc những thông tin về hoạt động nhận
thức của HS trong quá trình dạy học, qua đó giúp ngƣời giáo viên có thêm điều kiện
nắm vững trình độ của HS, kịp thời giúp cho HS củng cố và tự giác tích luỹ thêm
kiến thức cũng nhƣ kỹ năng, kỹ xảo.
Vậy đánh giá trong giáo dục là một quá trình đƣợc tiến hành có hệ thống,
liên tục, thƣờng xuyên để xác định mức độ các mục tiêu dạy học đạt đƣợc nhằm làm
cơ sở cho những quyết định của thầy giáo ở trƣờng học và bản thân HS để góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo ở các trƣờng phổ thông.
Việc KTĐG kết quả học tập của HS là cơ sở để HS tự đối chiếu, tự kiểm tra,
đánh giá kiến thức của mình để uốn nắn kịp thời, tạo điều kiện hoàn thành tốt quá
trình tự học của bản thân, góp phần tích cực để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy
học. Mặc khác, thông qua quá trình KTĐG giáo viên sẽ thu đƣợc những thông tin
phản hồi để điều chỉnh kịp thời những thiếu sót một cách có hiệu quả.
12
1.2. Chức năng của kiểm tra đánh giá
Kiểm tra gồm ba chức năng bộ phận liên kết thống nhất với nhau: đánh giá,
phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.
Từ hai sơ đồ trên ta thấy: nhờ đánh giá sẽ phát hiện ra cả những mặt tốt lẫn
mặt chƣa tốt trong trình độ đạt tới của HS, trên cơ sở đó tìm hiểu kĩ nguyên nhân
của những lệch lạc.
Từ đánh giá và phát hiện lệch lạc giáo viên điều chỉnh, uốn nắn, loại trừ
những lệch lạc đó, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy chất lƣợng dạy học
lên rất nhiều.
1.3. Cơ sở của việc kiểm tra đánh giá
1.3.1. Mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học là những gì HS cần có sau khi đã học xong một bài, một
chƣơng… bao gồm hệ thống các kiến thức khoa học, các kỹ năng, kỹ xảo.
Ví dụ: Trong bài “Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực không
song song” của chƣơng “Tĩnh học vật rắn” sẽ có các mục tiêu dạy học sau:
- Về kiến thức: Phát biểu đƣợc điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng
của các lực không song song.
- Về kỹ năng: Vận dụng đƣợc điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để
giải các bài tập đối với trƣờng hợp vật rắn chịu tác dụng của ba lực đồng
quy.