Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ TÂM
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 603110
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Ngô Xuân Hoàng
Thái Nguyên – 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai
trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên ” được thực hiện từ tháng 11/2010 đến tháng 5/2012.
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin
này đã được chỉ rõ nguồn gốc, có một số thông tin thu thập từ điều tra thực
tế ở địa phương, số liệu đã được tổng hợp và xử lý.
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc
trích dẫn rõ ràng.
Thái nguyên, ngày …tháng…năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tâm
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa Đào tạo Sau Đại học cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Xuân Hoàng – Phó hiệu
trưởng trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật , người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, các
phòng chức năng của huyện Hồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên và các hộ nông
dân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập
thông tin để thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày …tháng…năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tâm
iii
M ỤC L ỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………...i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………....ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………............iii
DANH MỤ C CHƢ̃ VIẾT TẮT…………………………………………………...vi
DANH MỤ C BẢNG, BIỂU………………………………………………………vii
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................i
1.Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................ 1
2. Mục Tiêu Nghiên cứu............................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu............................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn................................................................................................................... 4
Chƣơng 1.......................................................................................................... 4
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 5
1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
............................................................................................................................................................ 5
1.1.1. Giới và giới tính...........................................................................................................................5
1.1.2. Hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình..........................................................................................8
1.1.3. Vị trí và vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ............................................10
1.1.4. Vai trò của lao động nữ nông thôn của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
.................................................................................................................................................................16
1.1.5. Một số vấn đề cơ bản đặt ra đối với lao động nữ nông thôn............................................26
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................................33
iv
1.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu........................................................................................33
1.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu...................................................................................33
1.2.3. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................................35
1.2.4. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................................36
1.2.5. Phương pháp phân tích đánh giá .........................................................................................36
1.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích.............................................................................................37
1.2.6.1. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ...........................................................37
Chƣơng 2........................................................................................................ 39
THỰC TRẠNG, VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG ...... 39
PHÁT TRIỂN KINH HỘ Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI
NGUYÊN........................................................................................................ 39
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ............................39
2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................................39
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................................44
2.2. Thực trạng vai trò lao động nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ....................53
2.2.1. Khái quát thực trạng về vai trò của phụ nữ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ........53
2.2.2. Thực trạng, vai trò của lao động nữ trong các hộ điều tra...............................................59
2.2.3. Một số tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế vai trò của lao động nữ trong
phát triển kinh tế hộ.........................................................................................................................80
Chƣơng 3........................................................................................................ 82
QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM. 82
NÂNG CAO VAI TRÒ PHỤ NỮ NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ... 82
TỈNH THÁI NGUYÊN................................................................................. 82
3.1. Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói
riêng................................................................................................................................................82
v
3.1.1. Quan điểm lựa chọn giải pháp ..............................................................................................82
3.1.2. Cơ sở khoa học của những giải pháp...................................................................................82
3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ.............................................83
3.2.1. Quan điểm chủ đạo đối với phát triển..................................................................................83
3.2.2. Mục tiêu phát triển...................................................................................................................84
3.3. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế
hộ.....................................................................................................................................................85
3.3.1. Nhóm giải pháp chung............................................................................................................85
3.2.2. Giải pháp cho nông hộ............................................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 96
I. KẾT LUẬN.......................................................................................................................96
III.KIẾN NGHỊ...........................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
I. Tiếng việt....................................................................................................................................99
III. Internet..................................................................................................................................102
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
1 LHQ Liên hợp quốc
2 CNXH Chủ nghĩa xã hội
3 CP Chính phủ
4 CTXH Tổ chức xã hội
5 TW Trung ương
6 QĐ Quyết định
7 CT Chỉ thị
8 NQ Nghị quyết
9 UBQG Ủy ban quốc gia
10 BCH Ban chấp hành
11 UBND Ủy ban nhân dân
12 HĐND Hội đồng nhân dân
13 QH Quốc hội
14 CBCC Cán bộ công chức
15 ĐBQH Đại biểu quốc hội
16 CNH- HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
vii
DANH MỤ C BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác Đảng chính quyền các cấp năm 2010 ....22
Bảng 1.2: Tỷ lệ lao động nữ đang làm việc phân theo ngành kinh tế.......................24
Bảng 1.3: Tỷ lệ phụ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở tỉnh Thái Nguyên
nhiệm kỳ 2011 – 2016...............................................................................................25
Bảng 1.4: Kết quả chọn mẫu điều tra........................................................................34
Biểu đồ 2.1: Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ .....................................................40
Bảng 2.1: Dân số trung bình phân theo giới và phân theo thành thị nông thôn của
Huyện Đồng Hỷ năm 2011 .......................................................................................45
Bảng 2.2: Lao động phân theo các ngành của Huyện Đồng Hỷ Trong giai đoạn
2009- 2011 ................................................................................................................46
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ..............................................47
Bảng 2.3: Tình Hình sử dụng đất của Đồng Hỷ năm 2011.......................................47
Bảng 2.4: Phát triển kinh tế của Huyện giai đoạn 2005- 2010 .................................51
Biểu đồ 2.3 : Phân bố lực lượng lao động nữ huyện Đồng Hỷ theo dân tộc ...........54
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ phân bố lực lượng lao động nữ huyện Đồng Hỷ theo nhóm tuổi .....55
Biểu đồ 2.5: Trình độ học vấn của lao động nữ của Huyện Đồng Hỷ......................56
Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của lao động nữ huyện Đồng Hỷ năm 2011 .........57
Bảng 2.6: Lực lượng lao động phân theo các ngành Huyện Đồng Hỷ .....................58
Bảng 2.7: Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia tham gia quản lý kinh tế và điều hành
sản xuất trong các hộ hiều tra năm 2011...................................................................60
viii
Bảng 2.8: Phân công lao động sản xuất và người ra quyết định trong trồng trọt của
các nhóm hộ điều tra .................................................................................................62
Bảng 2.9: Phân công lao động sản xuất và người ra quyết định trong Chăn nuôi của
các nhóm hộ điều tra .................................................................................................64
Bảng 2.10. Phân công công việc ngày trong nhóm hộ nghiên cứu...........................65
Biểu đồ 2.6: Phân chia thời gian lao động của lao động nữ trong năm ....................69
Bảng 2.11: Tiếp cận thông tin sản xuất của lao động nữ..........................................70
Bảng 2.12: Phụ nữ với việc tiếp cận các kênh thông tin và Các quan hệ xã hội .............71
Bảng 2.13: Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ năm 2011...............73
Bảng 2.14: Quyền quản lý tài chính và ra quyết định trong gia đình .......................74
Biểu đồ 2.7 : Tỷ lệ biết chữ giữa lao đông nữ và lao động nam...............................75
Biểu đồ 2.8 : Tỷ lệ Thời gian chắm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình.............77
Bảng 2.15: Vai trò của lao động nữ trong việc tạo ra thu nhập của hộ gia đình tại
huyện Đồng Hỷ năm 2011 ........................................................................................78
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Người phụ nữ Việt Nam có một truyền thống vẻ vang trong lịch sử dân tộc.
Qua thăng trầm của lịch sử, ở thời đại nào gương mặt phụ nữ cũng hiện lên rạng
ngời cùng với những chiến công hiển hách của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc. Phụ nữ là người chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất lao động cần cù,
thông minh, sáng tạo, gìn giữ giống nòi và phát huy giá trị văn hoá dân tộc.
Giải phóng phụ nữ, nâng cao năng lực và vị thế, vai trò của phụ nữ, trong xã
hội là một mục tiêu quan trọng, một cuộc đấu tranh vô cùng cam go, quyết liệt và
dai dẳng diễn ra trong mỗi con người, trong từng gia đình và toàn xã hội. Chủ Tịch
Hồ Chí Minh là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ tại Việt Nam.
Người đã thức tỉnh phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc, nhân loại và từ đó giải
phóng chính mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ
của người phụ nữ Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân pháp và bọn phong
kiến tay sai. Người xác định rõ, bất bình đẳng nam nữ không đơn thuần là bị ảnh
hưởng bởi tư tưởng lạc hậu mà chủ yếu là do chế độ kinh tế- xã hội. Hồ Chí Minh vị
lãnh tụ của dân tộc Việt Nam là người đầu tiên kêu gọi “ Thực hiện nam nữ bình
quyền”, người luôn coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một mục tiêu cách mạng
[43]. Người luôn quan tâm đến việc xoá bỏ tư tưởng “ Trọng nam khinh nữ “, tạo
mọi điều kiện để phụ nữ phát huy tài năng, sức lực của mình [44].
Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đến nay, những chính sách đổi mới
kinh tế của Đảng và Nhà nước ban hành đã làm thay đổi mọi mặt đời sống, kinh tế,
xã hội của nhân dân cả nước, từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi,
lúc này phụ nữ đã có mặt trên tất cả các lĩnh vực xã hội với trình độ học vấn và năng
lực chuyên môn không ngừng được nâng cao. Đặc biệt ở khu vực nông thôn, vai trò
của người phụ nữ được đánh giá cao hơn nữa trong phát triển kinh tế hộ gia đình, họ
hoạt động trong nhiều ngành nghề để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Họ đã và
đang tích cực tham gia với các hoạt động sản xuất và đóng vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế ở nông thôn.
2
Tuy nhiên, dường như sự đóng góp của người phụ nữ lại chưa được ghi nhận
một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí và vai trò của họ trong nền kinh tế,
trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị
trường lấy kinh tế Hộ làm đơn vị sản xuất cơ sở như hiện nay, phụ nữ nông thôn
chiếm 80% trong tổng số phụ nữ của cả nước, 52% dân số ở nông thôn và 57% lao
động nông nghiệp; góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình và kinh tế
xã hội. Thế nhưng trong thực tế, người phụ nữ nông thôn còn chịu nhiều thiệt thòi,
chưa được sự quan tâm đúng mức về sức khoẻ, việc làm, địa vị xã hội, cả về tâm tư
tình cảm; thiếu thông tin, thiếu điều kiện học tập để nâng cao trình độ…Trong gia
đình, vai trò của họ mờ nhạt so với người chồng trong việc ra các quyết định. Phần
lớn họ được coi là người nội trợ đơn thuần mà thôi. Để tạo cơ hội tiến đến “Bình
đẳng nam nữ” và được hưởng những chính sách ưu đãi dành riêng cho phụ nữ để họ
được hoà nhập với thế giới văn minh hiện đại. Đây là những bức xúc, trăn trở của
không ít các nhà hoạch định chính sách. Qua nghiên cứu thực tế, nhiều câu hỏi đã
được đặt ra cho chúng ta: Vai trò của người phụ nữ hiện nay trong gia đình và ngoài
xã hội như thế nào? Thực trạng vị trí của lao động nữ ở nông thôn hiện nay trong
phát triển kinh tế ra sao? Giải pháp nào nhằm tháo gỡ những khó khăn mà lao động
nữ đang gặp phải? Đó là những câu hỏi không chỉ đặt ra riêng một địa phương nào
ở nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu về vấn đề vai trò của người phụ nữ
nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Đồng Hỷ được đặt ra như
một yêu cầu cấp bách. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhìn nhận sâu sắc
về những tiềm năng to lớn của phụ nữ, những khó khăn đang cản trở sự tiến bộ của
phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn huyện Đồng Hỷ, tôi đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: ” Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ
nông thôn trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Đống Hỷ - Tỉnh Thái Nguyêm”.
2. Mục Tiêu Nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
3
Nghiên cứu vai trò và năng lực của người phụ nữ nông thôn trong phát triển
kinh tế hộ. Tìm các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ khu vực nông thôn
phát huy thế mạnh, khai tác các nguồn lực để phát triển kinh tế hộ nhằm mục đích
tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình góp phần nâng cao vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận thực tiễn về vấn đề “giới tính”. Vị trí, vai trò
khả năng đóng góp của phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng trong phát
triển kinh tế xã hội.
- Đánh giá năng lực và vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế
hộ ở huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò và khả năng đóng góp của phụ
nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn
trong phát triển kinh tế hộ, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ trong những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ ở trên
địa bàn huyện Đồng Hỷ trong các điều kiện kinh tế khác nhau.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng Hỷ -Tỉnh
Thái Nguyên.
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu về tình hình kinh tế, sự phát triển lao động
nữ được thu thập từ năm 2009-2011.
- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong
phát triển kinh tế hộ gia đình huyện Đồng Hỷ.
4
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài
liệu giúp cho huyện Đồng Hỷ xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ ở Huyện
Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao vai
trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế ở huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái
Nguyên.
Chƣơng 1