Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp huy động nguồn lực của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã phía Nam của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG CẰN ĐỎN
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI MỘT SỐ XÃ PHÍA NAM
CỦA HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG CẰN ĐỎN
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI MỘT SỐ XÃ PHÍA NAM
CỦA HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành: 8.62.01.16
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Điền
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luân văn đã
được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày…tháng…năm 2018
Tác giả luận văn
Hoàng Cằn Đỏn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến Thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Điền - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, các Thầy Cô thuộc phòng Đào tạo trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện Bắc Mê; UBND các xã: Yên Cường, Đường
Hồng, Đường Âm và các hộ gia đình ở 3 xã trên đã cung cấp số liệu thực tế và
thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành
cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi
trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn!
Thái nguyên, ngày…háng …năm 2018
Tác giả luận văn
Hoàng Cằn Đỏn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3
1.1.1. Nông thôn mới ..................................................................................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................8
1.2.1. Kết quả triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của
Ban Bí thư BCH Trung ương Đảng và xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2011-2015 và năm 2016, 2017....................................................................................8
1.3. Bài học kinh nghiệm về huy động nguồn lực của người dân cho xây
dựng nông thôn mới ..................................................................................................19
1.3.1. Bài kinh học nghiệm về huy động nguồn lực của người dân cho xây
dựng nông thôn mới miền núi phía Bắc....................................................................19
1.3.2. Bài học kinh nghiệm của Tỉnh Hà Giang........................................................21
1.3.3. Bài học kinh nghiệm một số huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang .....................22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................24
2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................24
iv
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu:.........................................................................25
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................28
2.3.3. Phân tích số liệu ..............................................................................................28
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát hoá.............................................................28
2.3.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ................................................................28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................29
3.1. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội huyện Bắc Mê ...........................................29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................29
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................30
3.1.3. Đặc điểm 3 xã được chọn mẫu điều tra huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang ........36
3.1.4. Thực trạng xây dựng nông thôn mới của 3 xã: Yên Cường, Đường
Hồng, Đường Âm theo bộ tiêu chí năm 2017...........................................................41
3.2. Thực trạng huy động nguồn lực về xây dựng nông thôn mới huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang 5 năm, 2013 - 2017 ....................................................................43
3.2.1. Thực trạng huy động nguồn lực về xây dựng nông mới huyện Bắc Mê,
tỉnh Hà Giang giai đoạn năm 2013-2017 ..................................................................43
3.2.2. Thuận lợi .........................................................................................................50
3.2.3. Khó khăn .........................................................................................................51
3.2.4. Nguyên nhân ...................................................................................................52
3.2.5. Biện pháp khắc phục .......................................................................................53
3.3. Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới 5 năm 2013 - 2017 trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. .......................54
3.4. Kết quả huy động nguồn lực từ cộng đồng cho Chương trình xây dựng
phát triển nông thôn mới của 03 xã: Yên Cường, Đường Hồng, Đường Âm...........56
3.4.1. Sự hiểu biết của người dân và cán bộ xã, thôn về chương trình xây
dựng nông thôn mới ..................................................................................................57
3.4.2. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xã Yên Cường ..................59
3.4.3. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xã Đường Hồng ................60
3.4.4. Tình hình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở xã Đường Âm...................61
3.4.5. Những đóng góp của người dân và cộng đồng vào chương trình xây dựng NTM.......63
3.4.6. Những khó khăn trong việc huy động nguồn lực cộng đồng vào
chương trình xây dựng NTM ....................................................................................67
v
3.5. Những yếu tố ảnh hưởng huy động nguồn lực của người dân trong xây
dựng nông thôn mới huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang .................................................68
3.6. Đề xuất giải pháp huy động nguồn lực của người dân trong xây dựng nông
thôn mới .....................................................................................................................71
3.6.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu...................................................................71
3.6.1.1. Quan điểm ....................................................................................................71
3.6.1.2. Định hướng...................................................................................................71
3.6.1.3. Mục tiêu .......................................................................................................71
3.6.2. Đề xuất giải pháp huy động nguồn lực của người dân trong xây dựng
nông thôn mới tại một số xã của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang ..............................72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83
PHỤ LỤC.................................................................................................................85
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa
BCĐ Ban chỉ đạo
BQL Ban quản lí
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CSHT Cơ sở hạ tầng
HTX Hợp tác xã
KT-XH Kinh tế xã hội
MTQG Mục tiêu quốc gia
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTM Nông thôn mới
PTNT Phát triển nông thôn
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
VHXH Văn hoá - Xã hội
VSMT Vệ sinh môi trường
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chính của huyện Bắc
Mê giai đoạn 2013 - 2017...................................................................31
Bảng 3.2: Thu nhập của người dân huyện Bắc Mê giai đoạn 2013 - 2017.........32
Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Bắc Mê năm 2017...........................................32
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Bắc Mê 2013- 2017.......... 33
Bảng 3.5: Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp huyện Bắc Mê năm 2013 - 2017......... 34
Bảng 3.6: Dân số, số hộ tại 3 xã chọn điều tra của huyện Bắc Mê, Hà Giang.......... 36
Bảng 3.7: Hiện trạng lao động tại 3 xã: Xã Yên Cường, xã Đường Hồng,
xã Đường Âm chọn điều tra huyện Bắc Mê, Hà Giang .....................37
Bảng 3.8: Hiện trạng giao thông 3 xã chọn điều tra của huyện Bắc Mê,
Hà Giang.............................................................................................37
Bảng 3.9: Hiện trạng các nhà văn hóa tại 3 xã chọn điều tra của huyện
Bắc Mê, Hà Giang ..............................................................................38
Bảng 3.10: Hiện trạng về các điểm khu dân cư nông thôn tại 3 xã chọn
điều tra của huyện Bắc Mê, Hà Giang................................................39
Bảng 3.11: Bảng hiện trạng sử dụng đất 3 xã chọn điều tra của huyện Bắc
Mê, Hà Giang năm 2017 ....................................................................39
Bảng 3.12: Kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Bắc Mê giai đoạn 2013-2017......................................54
Bảng 3.13. Nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới
của Huyện Bắc Mê .............................................................................55
Bảng 3.14: Một số thông tin 3 xã nghiên cứu thời điểm cuối năm 2017..............56
Bảng 3.15: Sự hiểu biết của người dân về chương trình NTM.............................57
Bảng 3.16: Sự hiểu biết của cán bộ về chương trình NTM ..................................58
Bảng 3.17: Những công việc người dân tham gia vào xây dựng nông thôn
mới tại địa phương mình (n= 90) .......................................................63
viii
Bảng 3.18: Ý kiến đánh giá của cán bộ xã, thôn về sự tham gia cộng đồng
trong xây dựng NTM (n = 35)...........................................................64
Bảng 3.19: Giá trị đóng góp bình quân/hộ cho xây dựng các công trình hạ
tầng thuộc chương trình NTM của 3 xã nghiên cứu...........................66
Bảng 3.20: Ý kiến của các hộ dân về việc huy động nguồn lực cho chương
trình xây dựng NTM...........................................................................67
Bảng 3.21: Ý kiến của cán bộ xã, thôn về khó khăn huy động nguồn lực từ
cộng đồng (n=35) ...............................................................................68
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 31 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân,
nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nông nghiệp tiếp tục
được phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một
số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn
chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ
chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ
mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu
hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả
to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường, An ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Dân chủ cơ sở được phát huy. Vị thế chính
trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao.
Huyện Bắc Mê với tổng diện tích tự nhiên 85,606,5 ha, chiếm 10,79% diện
tích toàn tỉnh, huyện có 13 đơn vị hành chính (12 xã và 1 thị trấn), có 10.375 hộ =
53.100 nhân khẩu, gồm 14 dân tộc. Mục tiêu đến năm 2020 huyện Bắc Mê, tỉnh Hà
Giang thực hiện hoàn thành 70% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới trên tổng số 13
xã, thị trấn triển khai, có thể thấy rõ những khó khăn thách thức trong xây dựng
nông thôn mới của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang (Trích dẫn báo cáo UBND huyện
Bắc Mê, năm 2017).
Trình độ dân trí phân bố không đồng đều giữa các vùng. Chênh lệch phát
triển kinh tế - xã hội giữa các xã còn lớn. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới là một chương trình lớn, mới đòi hỏi huy động nguồn lực đầu tư rất
lớn từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa.., Huyện Bắc Mê triển khai
thực hiện trên diện rộng (100% số xã, thị trấn), từ Trung ương đến địa phương đều
vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm chưa có mô hình chung cụ thể nào để vận
dụng vào các địa phương của từng tỉnh, huyện, xã cho phù hợp.
2
Mặc dù Tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp để thực hiện
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới song kết quả đạt được ở
mức độ chưa cao, nhiều tiêu chí mặc dù không cần đầu tư từ nguồn ngân sách
nhưng chưa đạt so với kế hoạch. Có sự chênh lệch về nhận thức dẫn đến sự tham
gia đóng góp nguồn lực của người dân ở các vùng ven đô thị kinh tế phát triển hơn
thì lại hạn chế hơn người dân ở các vùng sâu vùng khó khăn. Do vậy, việc “Nghiên
cứu và đề xuất giải pháp huy động nguồn lực của người dân trong xây dựng
nông thôn mới tại một số xã phía nam của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang” là một
giải pháp phát triển nông thôn dựa vào nội lực bền vững được lựa chọn làm đề tài
của luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng huy động nguồn lực của người dân trong xây
dựng nông thôn mới của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng huy động nguồn lực của người dân
trong xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
- Xác định khó khăn trong việc huy động nguồn lực của người dân và giải
pháp tăng cường xây dựng nông thôn mới tại một số xã phía năm của huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp
theo về phát triển nông thôn mới tại tỉnh Hà Giang nói riêng và các tỉnh miền núi
phía bắc nói chung.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những phát hiện mới của đề tài góp phần góp phần giúp các xã tại Huyện
Bắc Mê, tỉnh Hà Giang có thêm các giải pháp phù hợp để huy động tốt hơn nguồn
lực cho phát triển nông thôn mới tại địa phương.