Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Và Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Sâu Hại Thông Mã Vĩ Pinus Massoniana Lamb Tại Khu Vực Rừng Phòng Hộ Hồ Yên Lập Hoành Bồ Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Qua một thời gian nghiên cứu của bản thân cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình
của thầy cô giáo, cho đến nay đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu và đề
xuất biện pháp quản lý sâu hại thôngmã vĩ (Pinus massoniana Lamb) tại khu
vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập, Hoành Bồ, Quảng Ninh” đã hoàn thành.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới T.S Lê Bảo Thanh đã trực
tiếp tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài này, cùng với sự giúp đỡ của các thầy
cô trong khoa và bộ môn Bảo vệ thực vật, các đồng chí trong Ban quản lý rừng
phòng hộ hồ Yên Lập, Hoành Bồ, Quảng Ninh.
Mặc dù tôi đã cố gắng, nỗ lực hết mình để thực hiện đề tài một cách trọn
vẹn nhất. Song do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn và bƣớc đầu làm quen
với công tác nghiên cứu khoa học nên bài khóa luận này không tránh khỏi
những tồn tại và thiếu sót nhất định mà bản thân chƣa thấy đƣợc. Kính mong
nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 15 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Mạc Thị Ngần
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận: “Nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý sâu hại thôngmã vĩ
(Pinus massoniana Lamb) tại khu vực rừng phòng hộ hồ Yên Lập, Hoành Bồ,
Quảng Ninh”
2. Sinh viên thực hiện: MẠC THỊ NGẦN.
3. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. LÊ BẢO THANH.
4. Nội dung khóa luận:
4.1. Xác định thành phần loài sâu hại Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu.
4.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài sâu hại chính.
4.3. Thử nghiệm một số biện phòng trừ sâu hại chính.
Qua 3 đợt điều tra trên các lâm phần thông tại rừng phòng hộ hồ Yên Lập,
huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, từ ngày 13/02/03/2017– 13/05/2017. Tôi đã thu
thập đƣợc 6 loài côn trùng hại thông mã vĩ thuộc 6 họ và 5 bộ. Trong 6 loài thu
đƣợc có 2 loài hại lá, 1 loài hại thân cành ngọn và 3 loài hại rễ Thông mã vĩ. Các
loài sâu hại thuộc bộ cánh vảy chiếm tỷ lệ cao nhất với 28,58% số loài, các loài
thuộc bộ cánh bằng chiếm 28,55% ; còn lại thì các bộ khác có tỷ lệ phần trăm số
loài là nhƣ nhau.
Tại rừng phòng hộ hồ Yên Lập có 3 loài sâu hại thông chính đó là: Mối
(Macrotermes annandalei Silvestri), Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus
Walker), Ong ăn lá thông (Diprion pini L) với mật độ lần lƣợt là 2,47 con/cây, 0,4
con/cây, 0,285 con/cây. Cả 3 loài sâu hại này đều xuất hiện trong 2 đợt điều tra,
mật độ có xu hƣớng tang ở đợt 2do tình hình thời tiết và tình hình sinh trƣởng của
cây.
Lựa chọn biện pháp phòng trừ phù hợp đối với loài sâu hại chính ở rừng phòng
hộ hồ Yên Lập là:
- Biện pháp vật lý cơ giới: Cụ thể là trƣớc khi áp dụng biện pháp này thì tỷ lệ
phần trăm cây có sâu ở ô thí nghiệm là 64,5%, ở ô đối chứng là 66,6%. Sau khi áp
dụng biện pháp thì tỷ lệ cây có sâu giảm đi khá đáng kể ở ô thí nghiệm (sau 15
ngày giảm từ 64,5% xuống còn 48,4%). Còn ở ô đối chứng thì tỷ lệ cây có sâu tăng
lên (sau 15 ngày tăng từ 66,6% lên 72,7%).
- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Trƣớc khi áp dụng biện pháp thì tỷ lệ cây có sâu
ở ô thí nghiệm là 60%, ô đối chứng là 67,6%. Sau khi áp dụng biện pháp thì tỷ lệ
cây có sâu ở ô thí nghiệm giảm nhẹ (sau 15 ngày giảm từ 60% xuống 54,2%). Còn
ở ô đối chứng thì tỷ lệ câu có sâu tăng lên (sau 15 ngày tăng từ 67,6% lên 70,5%).
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 3
1.1. Tình hình nghiên cứu về côn trùng trên thế giới và Việt Nam...................... 3
1.2. Tổng quan về sâu hại Thông ở Việt Nam ...................................................... 7
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............................. 9
2.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 9
2.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................... 9
2.1.2. Địa hình, thổ nhƣỡng................................................................................... 9
2.1.3. Khí hậu, thủy văn ...................................................................................... 10
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................. 11
2.2.1. Dân số, dân tộc, lao động.......................................................................... 11
2.2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội......................................................................... 12
2.2.3. Khu vực hồ Yên Lập ................................................................................ 12
2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................... 13
2.3.1. Thuận lợi ................................................................................................... 13
2.3.2. Khó khăn ................................................................................................... 13
CHƢƠNG 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 15
3.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 15
3.1.1. Mục tiêu chung.......................................................................................... 15
3.1.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 15
3.2. Giới hạn nghiên cứu..................................................................................... 15
3.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 15
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 15
3.4.1. Phƣơng pháp thừa kế tài liệu..................................................................... 15
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa .................................................................. 16
3.4.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu.......................................................................... 21
3.4.4. Phƣơng pháp xác định loài sâu hại chính.................................................. 23
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........... 25
4.1. Thành phần các loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu ............................... 25
4.2. Xác định loài sâu hại thông chủ yếu ............................................................ 27
4.2.1. Đối với các loài sâu hại lá chủ yếu ............................................................ 28
4.2.2. Đối với các loài sâu hại thân cành ngọn ................................................... 30
4.3. Đặc tính sinh vật học của các loài sâu hại chủ yếu..................................... 32
4.3.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của các loài sâu hại thông chủ yếu......... 32
4.3.2. Biến động mật độ của các loài sâu hại chính ............................................ 38
4.4. Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp quản lí các loài sâu hại chính.... 42
4.4.1.Kết quả thử nghiệm biện pháp vật lí cơ giới.............................................. 42
4.4.2.Kết quả thử nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh ...................................... 43
4.5. Đề xuất biện pháp quản lý loài sâu hại chính .............................................. 43
4.5.1. Biện pháp vật lý cơ giới ............................................................................ 45
4.5.2.Biện pháp kỹ thuật lâm sinh....................................................................... 46
4.5.3. Biện pháp sinh học .................................................................................... 47
4.5.4. Biện pháp hóa học..................................................................................... 47
4.5.5. Biện pháp kiểm dịch thực vật.................................................................... 48
4.5.6. Biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)........................................................ 49
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ........................................... 50
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 50
5.2. Tồn tại........................................................................................................... 50
5.3. Kiến nghị...................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO