Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu và đánh giá về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
PREMIUM
Số trang
80
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1508

Nghiên cứu và đánh giá về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

1/ Lý do chọn đề tài

Kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với kinh tế thế giới, vƣơn mình trở

thành quốc gia công nghiệp hóa hiện đại hóa trong tƣơng lai không xa. Để làm đƣợc

điều đó từng cá nhân, hộ gia đình, tập thể cũng phải nỗ lực làm giàu nhƣ câu nói

“dân có giàu thì nƣớc mới mạnh”. Tuy nhiên khó khăn về vốn vẫn luôn là mối quan

tâm hàng đầu. Chính vì vậy xu hƣớng bán lẻ đang là xu hƣớng chính đƣợc nhiều

ngân hàng nhắm tới trong thời điểm hiện nay, những lợi ích của xu hƣớng trên là

không thể phủ nhận, vừa có thể tận dụng đƣợc triệt để mọi nguồn lực, vừa tiết kiệm

chi phí cho toàn bộ nền kinh tế..v..v....

Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động cho vay của các ngân hàng

nhƣng trong tƣơng lai không xa khi dân trí và nhu cầu của ngƣời dân đƣợc nâng

cao, hoạt động cho vay tín dụng đối với khách hàng cá nhân sẽ dần trở nên phổ biến

hơn so với hiện nay.

Qua hoạt động cho vay của các ngân hàng ta có thể thấy những tiến bộ đáng kể

từ mọi khía cạnh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, nhƣng để hiểu rõ

hơn về những điều đó chúng ta cần đi sâu nghiên cứu để từ đó có thể đánh giá đƣợc

khái quát những mặt tích cực, cũng nhƣ những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động

trên. Đây là lý do chính mà tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu và đánh giá hoạt động

cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Thương Tín”

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan về hoạt động tín dụng cá nhân của một Ngân hàng

thƣơng mại.

Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín

Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cá

nhân của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2012

2 | P a g e

2/ Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá

nhân.

Nghiên cứu cơ sở lý luận hoạt động tín dụng, trong đó tập trung vào hoạt

động cho vay khách hàng cá nhân.

Trên cơ sở lý luận trình bày, đề tài đi sâu vào nghiên cứu thực trạng, so sánh

đối với các đối thủ cạnh tranh. Qua đó đánh giá hoạt động cho vay cá nhân, những

mặt tích cực và những mặt hạn chế

Từ những vấn đề còn tốn đọng sẽ đề ra những giải pháp và kiến nghị để nâng

cao chất lƣợng tín dụng cá nhân tại ngân hàng.

3/ Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu đối tƣợng là hoạt động tín dụng cá nhân tại Sacombank

4/ Phạm vi nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Sacombank, đối tƣợng của đề tài

đƣợc nghiên cứu trong phạm vi toàn hệ thống ngân hàng từ 2008 - 2011

5/ Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phƣơng pháp thông kê mô tả, tính toán dựa trên các số liệu thu

thập đƣợc từ báo cáo tài chính của ngân hàng qua các năm

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2012

3 | P a g e

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.

1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng của ngân hàng

1.1.1. Khái niệm

Tín dụng ngân hàng: là hoạt động tín dụng của ngân hàng với các chủ thể trong nền

kinh tế. Nhƣ vậy, tín dụng ngân hàng bao gồm cả hoạt động ngân hàng với tƣ cách

ngƣời đƣợc cấp tín dụng lẫn với tƣ cách ngƣời cấp tín dụng. Song do tính phức tạp

và quan trọng của nó mà khi nói tới tín dụng ngân hàng ngƣời ta muốn đề cập tới

hoạt động ngân hàng với tƣ cách ngƣời cấp tín dụng.

Do đó, đứng trên góc độ xem xét tín dụng nhƣ một chức năng cơ bản của ngân hàng

thì tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc là hàng hoá) giữa bên cho vay (là

ngân hàng hoặc các định chế tài chính) và bên đi vay (là các doanh nghiệp, các cá

nhân hoặc các chủ thể khác); trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi

vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo sự thỏa thuận của hai bên đồng thời

bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi vay cho bên cho vay

khi đến hạn thanh toán.

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng

Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài

sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng. Đồng thời, rủi ro trong hoạt

động ngân hàng có xu hƣớng tập trung vào các khoản cho vay. Tình trạng khó khăn

của một ngân hàng thƣờng phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ

một số nguyên nhân sau: Quản lý yếu kém, cho vay không tuân thủ nguyên tắc tín

dụng, chính sách cho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của

nền kinh tế. Chính vì thế mà thanh tra ngân hàng thƣờng xuyên kiểm tra các danh

mục cho vay của các ngân hàng.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2012

4 | P a g e

Đối với các khách hàng và đối với nền kinh tế

Mọi ngƣời đều mong muốn các ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng

địa phƣơng thông qua việc cung cấp các khoản vay, đáp ứng nhu cầu tài chính của

doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng với một mức lãi suất hợp lý. Rõ ràng cho vay là

chức năng hàng đầu của các NHTM để tài trợ cho chi tiêu của doanh nghiệp, cá

nhân và các cơ quan Chính phủ.

Thông qua hoạt động cho vay, NHTM đã giúp cho quá trình sản suất kinh doanh

của các doanh nghiệp đƣợc liên tục và ổn định, góp phần vào sự ổn định của nền

kinh tế. Không chỉ có thế hoạt động cho vay còn nâng cao mức sống các tầng lớp

dân cƣ và cả cộng đồng. Chính vì thế mà hoạt động cho vay của ngân hàng có mối

quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi

vì cho vay thúc đẩy sự tăng trƣởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền

kinh tế. Hơn nữa, thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trƣờng sẽ có

thêm thông tin về chất lƣợng tín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ

có khả năng nhận thêm các khoản tín dụng mới từ các nguồn khác với chi phí thấp

hơn.

1.1.3. Phân loại tín dụng

1.1.3.1 Phân loại tín dụng dựa vào mục đích vay

Căn cứ vào mục đích cho vay, tín dụng đƣợc phân thành các loại sau:

Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan việc mua sắm và xây dựng bất

động sản nhƣ nhà ở, đất đai, nhà xƣởng, các bất động sản khác trong lĩnh vực công

nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ.

Cho vay công nghiệp và thƣơng mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lƣu

động trong lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ.

Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nông

nghiệp nhƣ chi phí mua phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc….

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2012

5 | P a g e

Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cho vay các ngân hàng, các công ty tài

chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng, các định chế tài

chính khác.

Cho vay cá nhân : cấp tín dụng cho các cá nhân cho nhu cầu vay vốn nhằm đáp

ứng các nhu cầu tiêu dùng hoặc trang trải các chi phí thông thƣờng của đời sống

thông qua việc phát hành thẻ tín dụng.

Cho thuê tài chính: bao gồm cho thuê vận hành và thuê tài chính. Tài sản cho thuê

bao gồm bất động sản và động sản, trong đó chủ yếu là máy móc - thiết bị.

1.1.3.2 Phân loại tín dụng dựa trên thời hạn cho vay

Căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng đƣợc phân thành các loại sau:

Cho vay ngắn hạn : thời hạn cho vay đến 12 tháng và đƣợc sử dụng để bù đắp sự

thiếu hụt vốn lƣu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của

các cá nhân.

Cho vay trung hạn : Theo qui định hiện nay của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam,

loại cho vay này có thời hạn trên 12 tháng đến 05 năm. Cho vay trung hạn chủ yếu

đƣợc sử dụng để đầu tƣ mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết bị, công

nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có qui mô nhỏ và thời

gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đầu tƣ cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn

là nguồn hình thành vốn lƣu động thƣờng xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là

những doanh nghiệp mới thành lập.

Cho vay dài hạn: Thời hạn vay trên 05 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30

năm, một số trƣờng hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm. Cho vay dài hạn là loại tín

dụng đƣợc cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn nhƣ xây dựng nhà ở, các thiết

bị, phƣơng tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2012

6 | P a g e

1.1.3.3 Phân loại tín dụng dựa trên đảm bảo tín dụng đối với khoản vay

Căn cứ trên mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, tín dụng đƣợc phân thành các

loại sau:

Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc

sự bảo lãnh của ngƣời thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân

khách hàng. Hình thức cho vay này chỉ áp dụng cho cho các khách hàng tốt, trung

thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh…

Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay có tài sản đảm bảo nợ vay thông qua các hợp

đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh. Tài sản đảm bảo nợ vay có thể là tài sản đã

có chủ quyền hợp pháp hình thành trƣớc khi có giao dịch tín dụng hoặc có thể hình

thành từ vốn vay.

1.1.3.4 Phân loại tín dụng dựa trên phương pháp hoàn trả

Căn cứ vào phƣơng pháp hoàn trả, tín dụng đƣợc phân thành các loại sau:

Cho vay có thời hạn:

 Cho vay không trả góp: là các khoản cho vay trong đó vốn gốc và lãi vay đƣợc

hoàn trả một lần khi đến hạn.

 Cho vay trả góp: là khoản vay trong đó nợ gốc và lãi đƣợc hoàn trả nhiều lần

trong một thời hạn vay gọi là kỳ hạn nợ đƣợc xác định một cách cụ thể trong

hợp đồng tín dụng.

Cho vay không có thời hạn: là các khoản vay trong đó nợ gốc và lãi đƣợc trả một

cách tuần hoàn trong thời hạn vay.

1.1.3.5 Phân loại tín dụng dựa trên xuất xứ tín dụng

Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho ngƣời có nhu cầu, đồng thời

ngƣời đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2012

7 | P a g e

Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại các

khế ƣớc hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Các

ngân hàng thƣơng mại cho vay gián tiếp theo các loại sau:

 Chiết khấu thƣơng mại

 Mua các phiếu bán hàng .

 Nghiệp vụ thanh tín

1.1.3.6 Phân loại tín dụng dựa vào hình thái cấp tín dụng

Tín dụng bằng tiền: là việc ngân hàng cho khách hàng sử dụng tiền trong một thời

hạn thoả thuận.

Tín dụng bằng tài sản: là việc ngân hàng cho khách hàng thuê các tài sản để sử

dụng.

Tín dụng chữ ký: ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng bằng uy tín của mình

thông qua hình thức bảo lãnh. Đối với nghiệp vụ này, ngân hàng không phải cung

cấp tín dụng bằng tiền, nhƣng khi ngƣời đƣợc bảo lãnh không thực hiện đƣợc nghĩa

vụ theo hợp đồng thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho ngƣời

đƣợc bảo lãnh.

1.2. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thƣơng mại:

1.2.1. Đặc điểm của hoạt động cho vay cá nhân, ƣu điểm và rủi ro

Về khoản vay: Các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân thƣờng là các khoản

có giá trị nhỏ, nhƣng số lƣợng các khoản vay là rất lớn

Chất lƣợng khoản vay: Chất lƣợng của các khoản vay thƣờng là khá tốt. Bên cạnh

đó do các khoản vay thƣờng có tính rủi ro cao nên các ngân hàng cho vay áp dụng

mức lãi suất cao nhất trong bảng lãi suất cho vay áp dụng đối với các khoản vay

trong các NHTM. Trong thời điểm hiện nay các ngân hàng đang hạn chế rủi ro tín

dụng , dƣ nợ xấu từ mảng tín dụng cá nhân nên điều kiện cho vay trở nên khắt khe

hơn.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2012

8 | P a g e

Thời hạn khoản vay: Thời hạn của cá khoản vay chủ yếu là ngắn hạn, một phần là

trung hạn và một phần rất nhỏ là dài hạn. Điều đó có thể đƣợc giải thích phần nào là

do đây là hình thức cho vay với mức lãi suất cao nhất trong các NHTM.

Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy được những ưu điểm và rủi ro của hoạt

động cho vay cá nhân

Ƣu điểm:

 Khoản vay nhỏ do đó có thể phân tán rủi ro cho ngân hàng. Khi phát sinh nợ

xấu sẽ ít ảnh hƣởng tới hoạt động của ngân hàng.

 Chất lƣợng các khoản vay là khá tốt, ít trƣờng hợp phát sinh nợ xấu.

Rủi ro:

 Trong những trƣờng hợp giá trị tài sản thế chấp thấp hay không có tài sản đảm

bảo sẽ khó xử lý nợ xấu.

1.2.2. Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động cho vay của ngân hàng

thƣơng mại

Là thị trƣờng với gần 90 triệu dân,Việt Nam là mảnh đất tiềm năng của dịch vụ bán

lẻ. Không giống nhƣ những năm trƣớc đây hoạt động tín dụng chủ yếu tập trung vào

các doanh nghiệp, các công ty, định chế tài chính thì tín dụng cá nhân đang ngày

càng phổ biến ở Việt Nam. Các ngân hàng với định hƣớng tập trung vào khâu bán lẻ

và tín dụng cá nhân nhƣ ACB,SACOMBANK....đang vƣơn lên mạnh mẽ

Không nhƣ tín dụng dành cho doanh nghiệp, tập trung vào những khoản vay lớn, tín

dụng cá nhân tập trung vào những khoản vay nhỏ nhƣng với số lƣợng lớn hàng năm

đem lại doanh thu từ 30 – 40% thu nhập cho các ngân hàng, tận dụng đƣợc tối đa

các nguồn lực trong xã hội.

Thông qua hoạt động cho vay cá nhân, các ngân hàng cũng xây dựng đƣợc mối

quan hệ với các doanh nghiệp trong cả nƣớc và củng cố, gia tăng thƣơng hiệu của

mình trong lòng khách hàng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!