Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Pinch đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu phát thải cho các cơ sở chế biến tinh bột khoai mì :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
PREMIUM
Số trang
55
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1808

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Pinch đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu phát thải cho các cơ sở chế biến tinh bột khoai mì :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỂN THANH CẦN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP

PINCH ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM

NĂNG LƯỢNG VÀ GIẢM THIỂU PHÁT THẢI

CHO CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN TINH BỘT

……………………KHOAI MÌ

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Mã chuyên ngành: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGƯT Lê Thanh Hải

Người phản biện 1: PGS.TS Đinh Đại Gái

Người phản biện 2: TS. Hồ Minh Dũng

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại

học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ngày …. tháng …. năm 2017.

Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. PGS. TS. Mai Tuấn Anh – Chủ tịch Hội đồng.

2. PGS.TS. Đinh Đại Gái – Phản biện 1.

3. TS. Hồ Minh Dũng – Phản biện 2.

4. TS. Đào Nguyên Khôi – Ủy viên.

5. TS. Lê Việt Thắng – Thư ký.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VIỆN TRƯỞNG

NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Thanh Cần MSHV: 15001651

Ngày, tháng, năm sinh: 12.01.1983 Nơi sinh: Tây Ninh

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã CN: 60.85.01.01

I. TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp Pinch đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng

và giảm thiểu phát thải cho các cơ sở chế biến tinh bột khoai mì.

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Đánh giá hiện trạng tiêu thụ năng lượng của ngành sản xuất tinh bột khoai mì trên

địa bàn tỉnh Tây Ninh

- Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu phát thải cho các cơ sở

chế biến tinh bột khoai mì của tỉnh.

- Đề xuất các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm phát thải cho ngành

chế biến tinh bột khoai mì - Điển hình: Doanh nghiệp tư nhân Xuân Hồng.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định số 2541/QĐ-ĐHCN ngày

30/12/2016 của Trường Đại học Công nghiệp TPHCM.

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 30 tháng 6 năm 2017.

V. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGƯT. Lê Thanh Hải

TP. Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2017

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS.TS.NGƯT. Lê Thanh Hải

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Lương Văn Việt

VIỆN TRƯỞNG

PGS.TS. Lê Hùng Anh

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

i

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay học viên đã hoàn thành luận văn thạc sĩ

khoa học ngành quản lý tài nguyên và môi trường.

Luận văn ngành quản lý tài nguyên và môi trường với đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng

phương pháp Pinch đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu phát

thải cho các cơ sở chế biến tinh bột khoai mì” là do học viên cao học Nguyễn

Thanh Cần thực hiện và hoàn thành vào tháng 05 năm 2017, giáo viên hướng dẫn là

PGS.TS.NGƯT Lê Thanh Hải.

Tác giả luận văn xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thanh Hải

vì sự hướng dẫn tận tình trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn

này. Đồng chân thành cảm ơn TS. Trần Văn Thanh đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ cho

tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn cơ quan chuyên môn của tỉnh Tây Ninh là Sở Tài nguyên và

Môi trường, DNTN Xuân Hồng – nơi trực tiếp thực hiện nghiên cứu đã tạo điều kiện

thuận lợi cho tôi được khảo sát, phỏng vấn, thu thập tài liệu trong thời gian thực hiện

luận văn.

Xin chân thành cảm ơn các giảng viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ

Chí Minh. Đặc biệt là Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường đã tận tình

giảng dạy truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành khóa học và làm nền tảng cho tác

giả hoàn thành luận văn.

Bên cạnh đó tác giả không quên gởi lời cảm ơn và đón nhận được nguồn động viên

to lớn của gia đình, bạn hữu giúp đỡ tạo điều kiện để hoàn thành luận văn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017

Học viên thực hiện

Nguyễn Thanh Cần

ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng trong các quá trình công nghiệp luôn mang lại

những lợi ích quan trọng về kinh tế và môi trường, đặc biệt đối với những ngành sử

dụng nhiều năng lượng như ngành chế biến tinh bột khoai mì. Phân tích quá trình (PI

– Process Integration) là sự kết hợp nhiều phương pháp nhắm đến việc tìm kiếm cơ

hội tối ưu hóa nguồn năng lượng sử dụng trong sản xuất mà một trong những công

cụ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp này là phân tích Pinch.

Trong phạm vi luận văn này, phân tích Pinch được áp dụng nhằm mục tiêu đánh giá

tiềm năng tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu phát thải khí CO2 từ quá trình chế biến

tinh bột khoai mì cho đối tượng cụ thể là Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì - DNTN

Xuân Hồng thuộc ngành chế biến tinh bột khoai mì. Trong suốt quá trình phân tích,

việc xác định các dòng quá trình, dòng nóng, dòng lạnh và các thông số về nhiệt liên

quan là bước quan trọng nhất, xây dựng những kinh nghiệm ban đầu cho việc áp dụng

phương pháp này trong ngành chế biến tinh bột khoai mì.

Từ tiềm năng tiết kiệm năng lượng tính toán dựa trên phân tích Pinch, các giải pháp

sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng nhằm giảm phát thải được đề xuất bao gồm:

các giải pháp về quản lý và giải pháp về kỹ thuật, trong đó các giải pháp kỹ thuật tập

trung vào hệ sấy. Ngoài ra, áp dụng phương pháp PINCH sẽ góp phần thực hiện, đáp

ứng mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của ngành sản xuất tinh bột mì (nói riêng)

và của các ngành công nghiệp khác (nói chung) trong chiến lược quốc gia về phát

triển xanh (theo quyết định số: 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng về phê

duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến

năm 2050”).

Kết quả áp dụng phân tích Pinch cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng của đối

tượng nghiên cứu là: 874 - 1.282 kW. Lượng khí nhà kính có khả năng giảm thiểu từ:

2.400 – 3.600 tấn CO2/năm. Nếu tính cả ngành có thể đạt tiềm năng giảm thiểu đến

192.000 – 288.000 tấn CO2/năm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!