Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm Enzyme thủy phân dịch bột sắn để cung cấp cho giai đoạn đường hóa và lên men đồng thời SSF (Simultaneous Saccharificatio
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trần Thế Hiển và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 71 - 77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
71
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM ENZYME THỦY PHÂN
DỊCH BỘT SẮN ĐỂ CUNG CẤP CHO GIAI ĐOẠN ĐƯỜNG HÓA
VÀ LÊN MEN ĐỒNG THỜI SSF (SIMULTANEOUS SACCHARIFICATION
AND FERMENTATION)
Trần Thế Hiển, Lương Hùng Tiến*
, Nguyễn Viết Hưng, Nguyễn Thế Hùng
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu sản xuất bioethanol theo phƣơng pháp SSF (Simultaneous Saccharification and
Fermentation) giữ một vai trò quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vƣc chất đốt ở việt nam. Trong
nghiên cứu này, các thí nghiệm đƣợc tiến hành trên những dung dịch phù hợp, thích hợp để cung
cấp cho giai đoạn đƣờng hóa và lên men đồng thời.
Phần đầu tiên đề cập đến giai đoạn dịch hóa trong điểu kiện gia nhiệt hạn chế. Nghiên cứu đƣợc
thực hiện trên các chế phẩm enzyme (Spezyme Extra, Stargen 001, Termamyl), nhiệt độ và thời
gian dịch hóa đề chọn lựa những điều kiện công nghệ phù hợp. Những điều kiện tối ƣu là dịch hóa
từ dung dịch sắn (bột sắn 100 g : 400 ml nƣớc) với Spezyme (0,3 kg/tấn chất khô), ở 70 oC trong
60 phút.
Phần thứ 2 đề cập đến gíai đoạn đƣờng hóa. Ba yếu tố đƣợc lựa chọn nghiên cứu: nhiệt độ, thời
gian và chế độ làm mát dịch đã đƣờng hóa tới nhiệt độ lên men. Các kết quả nhận đƣợc cho phép
chúng tôi chọn lựa quá trình đƣờng hóa: sau dịch hóa, dịch đƣợc làm lanh tới 500 C, sau đó đƣợc
điều chỉnh pH tới 4,2 và thêm Stargen 001 (2,0 kg/tấn chất khô). Sau đó dịch đƣợc làm lạnh lập
tức tới nhiệt độ lên men (30oC) trong 45 phút.
Với giai đoạn có các yếu tố công nghệ đã chọn lựa, nhóm nghiên cứu nhận đƣợc dịch đƣờng khử
có DE đạt khoảng 14. Dịch này cho sự khởi động lên men tố từ 12-36h. Dịch đƣợc đánh giá là đáp
ứng yêu cầu của giai đoạn SSF.
Từ khóa : Đường hóa và lên men đồng thời (SSF); Khởi động lên men; gia nhiệt hạn chế; Mức độ
thủy phân; cồn sinh học; Stargen; Tinh bột sắn.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, việc sản xuất cồn trên
thế giới phát triển mạnh và theo dự tính trong
tƣơng lai nhu cầu về cồn ngày càng tăng do
xu hƣớng sử dụng cồn sinh học đƣợc sản xuất
từ sinh khối tự nhiên nhƣ từ rỉ đƣờng, củ cải
đƣờng, từ ngũ cốc (ngô, lúa mì) hay từ chất
thải thực vật nhƣ mùn cƣa, rơm rạ nhƣ một
nguồn nhiên liệu sạch, thân thiện với môi
trƣờng, có thể tái tạo làm nhiên liệu để thay
thế xăng sử dụng cho các phƣơng tiện vận
chuyển để giảm hiện tƣợng nhà kính cũng
nhƣ làm giảm sự phụ thuộc của thế giới vào
các quốc gia dầu lửa [8,9,10,11]. Cùng với
các nguồn năng lƣợng khác nhƣ năng lƣợng
địa hóa học, năng lƣợng gió…năng lƣợng từ
nhiên liệu sinh học đƣợc coi năng lƣợng của
tƣơng lai, là một giải pháp tối ƣu phục vụ cho
Tel: 0988 060 060
các phƣơng tiện vận chuyển khi mà các
nguồn nguyên liệu hóa thạch nhƣ than, dầu
lửa…đang ngày càng cạn kiệt.
Trên thế giới, hai quá trình sản xuất cồn sinh
học đi từ sinh khối là quá trình truyền thống
và quá trình SSF. Quá trình truyền thống đã
đƣợc nghiên cứu và ứng dụng sản xuất từ rất
lâu với việc sử dụng 4 giai đoạn tách rời
nhau : dịch hóa (90 – 100 0C, 80 phút), đƣờng
hóa (60 0C, 30 phút), lên men (30 0C, 80 giờ)
trong đó theo nghiên cứu của Duan Gang,
năng lƣợng sử dụng cho quá trình dịch hóa
chiếm 10-15 % năng lƣợng tổng của quá trình
sản xuất [1,2]. Ngƣợc với quá trình truyền
thống, trong quá trình sản xuất cồn theo
phƣơng pháp SSF, giai đoạn dịch hóa đƣợc
tiến hành ở nhiệt độ thấp hơn (70-75 0C), và
đặc biệt giai đoạn đƣờng hóa và lên men đƣợc
tiến hành đồng thời ở 30 0C [7,11]. Phƣơng
pháp này giúp tiết kiệm năng lƣợng sử dụng