Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ứng dụng logic mờ để xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác quản lý thi đua ở trường thpt chu văn an tỉnh quảng ngãi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TÔ HỒNG TRUYỀN
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LOGIC MỜ ĐỂ
XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THI ĐUA Ở TRƢỜNG THPT CHU VĂN AN
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 60.48.01.04
TÓM TẮT THẠC SĨ HỆ THỐNG THÔNG TIN
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình đƣợc hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh
Phản biện 1: TS. Nguyễn Hoàng Hải
Phản biện 2: PGS.TS Lê Văn Sơn
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ ngành hệ thống thông tin phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng
vào ngày 07 tháng 01 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nhiệm vụ
được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm. Trong đó công tác thi đua,
khen thưởng có vị trí, ý nghĩa, vai trò quan trọng là động lực thúc đẩy
kinh tế – xã hội phát triển, là biện pháp để người quản lý thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm, chính trị của cơ quan đơn vị mình, nhằm khuyến
khích, động viên mọi người hăng hái lập thành tích trong lao động,
sản xuất và công tác.
Mục đích của công tác thi đua, khen thưởng là nhằm động
viên, giáo dục, nêu gương để sau khi được biểu dương, khen thưởng;
tập thể, cá nhân được khen sẽ phát huy tính tích cực trong công việc
được giao; người chưa được khen cũng thấy được trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình, cần phải phấn đấu để được ghi nhận trong thời
gian tới.
Trong những năm gần đây, tại các trường THPT ở tỉnh Quảng
Ngãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và
quản lý ngày càng được áp dụng rộng rãi. Hạ tầng kỹ thuật được đầu
tư, nâng cấp hoàn thiện hơn. Các ứng dụng, cơ sở dữ liệu đã được
xây dựng đưa vào khai thác và sử dụng. Thế nhưng hiệu quả mang lại
từ việc ứng dụng chưa cao, ứng dụng còn thiếu và chưa đồng bộ.
Trong công tác quản lý nói chung và khâu quản lý thi đua, khen
thưởng chưa có sự trợ giúp đáng kể của công nghệ thông tin. Thông
tin phục vụ cho công tác thi đua còn thiếu, dẫn đến việc xử lý công
việc chậm trễ, đôi lúc chưa đạt hiệu quả cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của thi đua, khen thưởng, nên
cần phải ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản
2
lý để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên hiện nay việc quản lý thông tin về cán bộ, công
chức trong các cơ quan nhà nước nói chung, công tác thi đua, khen
thưởng nói riêng là một bài toán quan trọng và nhạy cảm, nó phục vụ
cho việc quản lý nguồn nhân lực chính sách cán bộ, nhằm giúp lãnh
đạo đưa ra các quyết định khen thưởng cán bộ, công chức. Thế nhưng
công việc này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và phải hoàn thành
đúng thời gian quy định, các tài liệu của công tác này được lưu trữ
trên giấy nên mất nhiều thời gian trong tra cứu, thống kê báo báo.
Hiện nay, trên thị trường cũng đã có những công cụ hỗ trợ
công tác về quản lý thi đua, khen thưởng, nhưng mang tính thương
mại với giá thành cao. Nhà trường không đủ kinh phí để mua, còn
công cụ miễn phí thì không đáp ứng được các tiêu chí thi đua của nhà
trường đã quy định.
Khi xét thi đua, khen thưởng cần phải đánh giá thành tích của
cá nhân trong cơ quan bằng những giá trị định lượng cụ thể, trong đó
có việc theo dõi quá trình công tác và đưa ra nhận xét bằng ngôn ngữ
tự nhiên, nhằm phân tích thông tin từ các câu nhận xét là những ngôn
tự nhiên, ngôn ngữ nói của lãnh đạo cơ quan về thi đua, kết hợp với
logic mờ. Từ đó xây dựng và đưa ra các tập luật quan hệ để cho ra
kết quả thi đua một cách chính xác.
Với đề tài này tôi hy vọng nhà trường sẽ có một công cụ hỗ trợ
đắc lực và hữu hiệu trong công tác quản lý thi đua, khen thưởng.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế nêu trên, cần thiết phải có
công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý thi đua cho nhà trường. Qua quá
trình tìm hiểu và nghiên cứa, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng
dụng Logic mờ để xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác quản lý thi đua
ở trường THPT Chu Văn An tỉnh Quảng Ngãi”.
3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài
2.1. Mục tiêu
Đề tài tập trung nghiên cứu ứng dụng logic mờ để xây dựng hệ
thống hỗ trợ công tác quản lý thi đua ở trường THPT Chu Văn An tỉnh
Quảng Ngãi, nhằm đưa ra phương án để cải cách thủ tục hành chính
trong công tác quản lý thi đua một cách khoa học và tối ưu nhất.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên đề tài tập trung vào các nhiệm vụ cụ
thể như sau:
- Phân tích tiêu chí thi đua của cơ quan, luật thi đua, văn bản
hướng dẫn thi đua, các hình thức thi đua, danh hiệu thi đua.
- Tìm hiểu lôgic mờ và ứng dụng nó để xây dựng hệ thống hỗ
trợ công tác quản lý thi đua ở trường THPT Chu Văn An.
- Phân tích và đánh giá kết quả đạt được khi thực hiện hệ thống
đối với các bộ dữ liệu thử đơn giản.
- Tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng và chính xác.
- Cho phép tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đưa
ra những kết quả đánh giá chính xác.
- Khai thác công tác quản lý thi đua có kết hợp logic mờ trong
việc phân tích thu thập thông tin để xây dựng thành những tập luật
quan hệ.
- Triển khai thực nghiệm với bộ dữ liệu xét thi đua ở trường
THPT Chu Văn An tỉnh Quảng Ngãi.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Qui trình thủ tục hành chính tại cơ quan, các văn bản pháp
quy của nhà nước.
- Tập mờ các kỹ thuật để đưa ra các luật mờ.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xây dựng mẫu thu thập thông tin cá nhân tại trường THPT
Chu Văn An từ năm học 2015-2016.
- Nghiên cứu logic mờ để xây dựng tập luật quan hệ từ những
thông tin mờ, từ đó đưa ra những kết quả hỗ trợ cho công tác quản lý
thi đua.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu tài liệu, ngôn ngữ và công nghệ liên quan.
- Tổng hợp các tài liệu về logic mờ liên quan đến công tác thi
đua, khen thưởng để đưa ra các tập luật.
- Tìm hiểu văn bản hành chính liên quan, các văn bản luật và
tổ chức hoạt động thực tế tại đơn vị.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phân tích và thiết kế hệ thống hỗ trợ công tác quản lý thi đua
theo quy trình xây dựng ứng dụng phần mềm.
- Xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác quản lý thi đua kết hợp
logic mờ.
- Thử nghiệm hệ thống và đánh giá kết quả đạt được dựa trên
bộ dữ liệu thực tế tại trường THPT Chu Văn An tỉnh Quảng Ngãi.
5. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
5.1. Mục đích của đề tài
Xây dựng công cụ hỗ trợ công tác quản lý thi đua ở trường
THPT Chu Văn An.
5.2. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả của đề tài là xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý công tác
thi đua dễ sử dụng, có tính tùy biến cao, đáp ứng tốt nhu cầu của
người dùng.
6. Kết quả dự kiến
5
- Nhận thức đầy đủ về thế mạnh của logic mờ trong việc giải
quyết các bài toán tối ưu.
- Đề ra được giải pháp và ứng dụng logic mờ vào việc giải
quyết bài toán quản lý thi đua.
- Xây dựng hệ thống nhằm phục vụ cho việc quản lý công tác
thi đua trường THPT Chu Văn An.
7. Bố cục luận văn
Sau phần mở đầu, giới thiệu,…nội dung chính của luận văn
được chia làm 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp luận về công
tác quản lý thi đua.
- Giới thiệu nội dung về phương pháp thi đua.
-Cơ sở thu thập thông tin.
- Nghiên cứu logic mờ.
Chƣơng 2: Giải pháp áp dụng logic mờ để xét thi đua.
- Giới thiệu bài toán quản lý trong thi đua.
- Phân tích phương pháp thu thập thông tin.
- Xây dựng các tập luật mờ.
-Biểu đồ luồng dữ liệu.
-Mô tả thuật toán
Chƣơng 3: Cài đặt và triển khai thực nghiệm.
- Đặc tả một số chức năng.
-Mô tả giao diện chính.
-Thực nghiệm.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG
1.1.1. Khái niệm thi đua
Thi đua là một hiện tượng khách quan, là quy luật phát triển tất
yếu trong quá trình lao động hợp tác của con người. Ở đâu có hợp tác
lao động thì ở đó nảy sinh thi đua.
1.1.2. Khái niệm khen thƣởng
Khen là sự nhận xét đánh giá tốt về một con người nào đó; tổ
chức nào đó, về cái gì, việc gì đó với ý nghĩa hài lòng. Còn thưởng là
tặng cho bằng hiện vật, tiền,... Khen thưởng là hình thức ghi nhận
công lao, thành tích của Nhà nước bằng quyết định của cơ quan có
thẩm quyền do luật định. Như vậy khen thưởng là một vấn đề thuộc
phạm trù khoa học xã hội
1.1.3. Mối quan hệ giữa thi đua và khen thƣởng
Thi đua và khen thưởng luôn quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn
nhau. Mối quan hệ đó biểu hiện: Thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân
và cộng đồng hoàn thành nhiệmvụ. Khen thưởng vừa là kết quả, vừa
là yếu tố thúc đẩy phong trào thi đua phát triển.
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN
THƢỞNG
Thi đua, khen thưởng là lĩnh vực hoạt động của xã hội cần có sự
quảnlýcủanhà nước.
1.3. MÔ HÌNH THI ĐUA
1.3.1. Danh hiệu thi đua
1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân
2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể
7
1.3.2. Các hình thức khen thƣởng
1.3.3. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, khen thƣởng
Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua dựa vào:
a) Phong trào thi đua.
b) Đăng ký tham gia thi đua.
c) Thành tích thi đua.
1.4. CƠ SỞ THU THẬP THÔNG TIN
Trong công tác quản lý thi đua, công việc phân tích, thu thập
thông tin phục vụ cho quá trình quản lý có vai trò quan trọng quyết
đinh đến kết quả thi đua, tính chính xác và sự công bằng. Cơ sở để
thu thập thông tin cho đề tài là:
1.4.1. Luật thi đua, khen thƣởng
Luật số 15/2003/QH11, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Luật số 47/2005/QH11 Sửa đổi bổ sung một số điều của luật thi đua
khen thưởng ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003.
1.4.2. Văn bản hƣớng dẫn các cấp
1.4.3. Tiêu chuẩn thi đua của cơ quan
Dựa vào nội qui cơ quan để đánh giá việc thực hiện của cá
nhân và tập thể.
1.4.4. Hồ sơ quản lý nhân sự
Hồ sơ quản lý nhân sự gồm danh sách CB, GV, CNV, ngành
đào tạo, môn giảng dạy, ngày vào ngành, bảng lương, ngày quyết
định nâng lương, thành tích thi đua đã đạt được.
1.5. TẬP HỢP CỔ ĐIỂN VÀ TẬP HỢP MỜ
Để nghiên cứu và xây dựng các tập luật mờ hỗ trợ công tác thi
đua, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu về các lĩnh vực sau:
1.5.1. Tập hợp cổ điển
a. Các khái niệm