Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ứng Dụng Chế Phẩm Enxyme Thương Mại Để Sản Xuất Đạm Thủy Ngân Từ Khô Đậu Tương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA LÂM HỌC
----------***----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM ENZYME
THƢƠNG MẠI ĐỂ SẢN XUẤT ĐẠM THỦY PHÂN TỪ
KHÔ ĐẬU TƢƠNG
NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ : 307
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đặng Hồng Ánh
KS. Nguyễn Thị Minh Hằng
Sinh viên thực hiện : Cầm Duy Biên
Khóa học : 2005 - 2009
Hà Nội, 2009
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các thành phần dinh dưỡng luôn là
nhân tố quan trọng để có được một cơ thể khoẻ mạnh. Trong các thành phần
dinh dưỡng, protein đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu thiếu nó cơ thể kém
phát triển. Trước đây nói đến nguồn protein, người ta thường nghĩ đến các
loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật gọi là “ thịt đỏ”. Thập niên gần đây, thế
giới đặc biệt quan tâm tới nguồn protein từ thực vật. Theo FAO, chỉ có 30%
protein tiêu thụ trên toàn thế giới có nguồn gốc từ động vật, còn lại 70% là từ
thực vật, đã minh chứng cho xu thế sử dụng protein thực vật trong thế giới
hiện đại.
Sở dĩ giờ đây thế giới quan tâm tới nguồn protein từ thực vật và vi sinh
vật do sự thiếu hụt protein bởi việc tăng dân số trên toàn cầu; khoa học đã
chứng minh nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch, huyết áp là do
sử dụng nhiều thịt đỏ, vì trong đó có chứa hàm lượng cholesterol cao. Những
năm qua xuất hiện các bệnh lây từ động vật sang người như bệnh “bò điên”
(Bovine Spongiform encephalopathy), bệnh “cúm gia cầm”, bệnh “lở mồm
long móng” từ động vật móng guốc (lợn, dê, trâu, bò), bệnh ”lợn tai xanh”,
Protein từ thực vật và vi sinh vật có nhiều ưu điểm mà thịt đỏ không có được
như là protein sạch chứa đầy đủ các axit amin không thay thế, giá thành rẻ và
không cholesterol.
Trong số các loài thực vật thì đậu tương tên khoa học Glycine max (L)
Meriil có hàm lượng protein khá cao. Không chỉ vậy, protein từ đậu tương
còn có giá trị dinh dưỡng tương đương với thịt, chứa đầy đủ các axit amin với
tỷ lệ hết sức cân đối hài hoà và có hệ số tiêu hoá cao. Protein từ đậu tương
còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh như tiểu đường, ung thư, cao huyết
áp… Chính vì giá trị to lớn đó mà nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ đậu nành
nói chung và protein đậu tương nói riêng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm nông sản vào các mục
đích thương mại hóa ảnh hưởng nhiều đến an ninh lương thực và tình trạng
2
thiếu lương thực nghiêm trọng ở các nước nghèo, chậm phát triển. Nguyên
nhân chính của tình trạng thiếu lương thực ngày nay trên thế giới không phải
vì không thể sản xuất đủ thực phẩm cho con người mà là do sự phung phí
thực phẩm của các quốc gia kỹ nghệ hay nói rõ hơn nguồn gốc của tình trạng
đói bắt nguồn từ thói quen của con người sử dụng quá nhiều protein động
vật..
Trong khi có hàng triệu người chết vì thiếu đói thì hơn một phần ba
lượng ngũ cốc sản xuất trên thế giới và phân nửa số cá sản xuất đã làm thức
ăn cho súc vật nơi những quốc gia giàu có. Kỹ nghệ sản xuất thịt bò Hoa Kỳ
tiêu thụ thực phẩm ngũ cốc nhiều hơn tổng số lượng tiêu thụ của cả hai nước
Ấn Độ và Trung Hoa. Sự chăn nuôi súc vật là một đường lối kém hiệu quả để
cung cấp thực phẩm cho dân số trên đà gia tăng. Mỗi 10 kg ngũ cốc cho súc
vật ăn chỉ đem lại kết quả 1 kg thịt, 9 kg còn lại là chất thải mà phần lớn là
phân. Súc vật ăn ngũ cốc nhiều gấp 5 đến 10 lần hơn con người nhưng lại cho
rất ít kết quả như 100 kg chất protein từ thực vật sản xuất được 6 kg thịt bò,
hay 9 kg thịt heo hoặc 18 kg thịt gà.
Trước tình trạng thiếu lương thực ngày nay, vấn đề đặt ra là phải sản
xuất được nguồn protein khác, thay thế nguồn protein từ động vật. Trong các
nguồn protein thì nguồn protein đậu tương được coi là nguồn protein thực vật
quan trọng nhất, chiếm 70% tổng số protein dùng cho dinh dưỡng trên phạm
vi toàn cầu. Hạt đậu tương có hàm lượng protein cao, do đó có thể thay thế
một phần lớn proein động vật với giá thành rẻ hơn. Các nhà khoa học cùng
với giới kinh tế học đã tính được rằng chỉ 1 kg đậu tương có thể chứa các hợp
chất dinh dưỡng ngang với 7,5 lít sữa; hay 2,5kg thịt; hoặc 58 quả trứng - là
những sản phẩm từ động vật phải chăm sóc công phu. Hạt Đậu Tương thành
phẩm so với các sản phẩm từ những loài cây họ đỗ khác tuy chứa ít tinh bột
hơn, nhưng chính vậy mà chúng lại có từ 35 - 40% chất đạm anbunin rất giàu
dinh dưỡng, chưa kể có chứa từ 18 - 22% lượng chất béo nữa. Đây là giống
cây trồng cho lượng đạm nhiều nhất trong tất cả các loài thực vật, vì vậy Đậu
3
Tương thường được người ta tôn là “thịt thực vật”. Để có được 1 kg chất đạm
dinh dưỡng từ động vật, cần phải sản xuất một lượng thành phẩm chí ít cũng
gấp chục lần so với sản phẩm Đậu Tương. Từ những vấn đề nêu trên đặt ra
cho ngành công nghệ bảo quản chế biến nhiều thách thức làm sao để sản xuất
chế biến những sản phẩm từ nông sản có giá trị dinh dưỡng cao.
Với sự phát triển của của công nghệ tiên tiến, nhiều loại sản phẩm cao
cấp được chế biến từ đậu tương như sữa bột trẻ em, đồ ăn tráng miệng, kem
cao cấp, dầu thực vật… Ngoài ra các nghiên cứu đã khẳng định rằng sử dụng
thực phẩm từ protein đậu tương sẽ tránh được một số bệnh tật cao huyết áp,
sơ cứng động mạch, cholesterol trong máu, đau tim… và còn tác dụng tăng
cường sức khỏe và được dùng cho những người ăn kiêng.
Trong công nghiệp thực phẩm, việc sử dụng trực tiếp hạt đậu tương thô
được ứng dụng trong nhiều ngành chế biến và tạo ra rất nhiều sản phẩm dinh
dưỡng phục vụ cho đời sống con người. Tuy nhiên, trước những vấn đề về an
ninh lương thực thì việc sử dụng hợp lí và tái sản xuất từ các sản phẩm phụ từ
các nhà máy chế biến là hết sức cần thiết. Khô đậu tương là sản phẩm phụ của
các nhà máy ép dầu, các nhà máy sản xuất sữa đậu nành, các nhà máy thực
phẩm… Khô đậu tương có chất lượng dinh dưỡng cao vừa rẻ, tiết kiệm nguồn
protein thực vật góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Các sản phẩm
chế biến từ dịch đạm thủy phân như: sử dụng trực tiếp làm nước chấm dinh
dưỡng, sấy khô rồi bổ sung vào các sản phẩm protein thương phẩm, phục vụ
trực tiếp cho nhu cầu dinh dưỡng của con người.
Khô đậu tương cũng như đậu tương khi chế biến trong sản xuất có một
số hạn chế như mùi và vị chưa thực sự hấp dẫn. Đó là mùi của đậu tương, mùi
lá xanh, vị đắng và vị chát. Các phương pháp vật lí, hóa học trước đây được
sử dụng trong quá trình chế biến đậu tương nói chung ít có tác dụng tới việc
loại bỏ các yếu tố gây ra mùi vị không mong muốn. Vì vậy chúng tồn tại ngay
cả trong những sản phẩm được coi như là đậu tương tinh khiết.