Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu trích ly hợp chất curcumin trong củ nghệ vàng ở huyện krông bông, tỉnh đăk lăk.
PREMIUM
Số trang
61
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1140

Nghiên cứu trích ly hợp chất curcumin trong củ nghệ vàng ở huyện krông bông, tỉnh đăk lăk.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

-------  -------

NGHIÊN CỨU TRÍCH LY HỢP CHẤT CURCUMIN

TRONG CỦ NGHỆ VÀNG

Ở HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

Sinh viên thực hiện : Trần Quang Huy

Lớp : 08 – CHD

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Đào Hùng Cường

Đà Nẵng – 2012

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi năm thế giới có 10 triệu người mắc

bệnh ung thư. Nguyên nhân gây ung thư vẫn còn là dấu hỏi lớn đối với các nhà khoa

học, tuy nhiên có điều chắc chắn rằng thuốc lá và béo phì là 2 nguyên nhân chính.

Hội ung thư Mỹ vừa công bố một kết quả nghiên cứu khẳng định bệnh nhân

béo phì không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm khớp và

huyết áp cao mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao mắc ít nhất chín loại bệnh ung thư. Chuyên

gia dinh dưỡng Willertt ở trường Y tế cộng đồng Boston cũng đã cảnh báo rằng:

“không bao lâu nữa béo phì sẽ qua mặt thuốc lá để trở thành nguyên nhân gây ung thư

ở các nước giàu có”.

Cách đây 5000 năm củ nghệ được biết đến như một loại gia vị, thuốc gia

truyền chữa được rất nhiều bệnh, chữa liền sẹo,… Tác dụng kìm hãm sự phát triển các

tế bào ung thư và điều trị nhiều bệnh của nghệ là do hoạt chất trong củ nghệ gọi là

curcumin. Curcumin là thành phần đặc biệt và là hoạt chất chính tạo nên màu vàng

đặc trưng cho củ nghệ. Trong đó lượng curcumin chỉ chiếm khoảng 0,3 - 1% về khối

lượng củ nghệ. Chỉ có curcumin tự nhiên trong củ nghệ mới có khả năng phòng và

chống lại sự phát triển các tế bào ung thư và các bệnh khác cao.

Nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm ở các nước phát triển trên thế giới đã

khẳng định từ lâu rằng curcumin có tác dụng hủy diệt tế bào ung thư vào loại mạnh.

Tại Mỹ, Đài Loan,… người ta đã tiến hành thử lâm sàng dùng curcumin điều trị ung

thư và kết luận: curcumin có thể kìm hãm sự phát tác của tế bào ung thư da, dạ dày,

ruột, vòm họng,… curcumin còn là chất bổ cho dạ dày, ruột, gan, mật, lọc máu, làm

sạch máu, điều trị vết thương, chống viêm khớp, dị ứng, nấm, chống vi khuẩn có hiệu

lực.

Tại Châu Á cây nghệ được trồng rộng rãi ở một số nước như Ấn Độ, Trung

Quốc và trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Được biết đến là một nước nông

nghiệp nhiệt đới nóng ẩm ở vùng Đông Nam Châu Á, Việt Nam có đủ điều kiện để

phát triển loại cây lấy củ như: gừng, nghệ, tỏi, hành,… Nước ta nói chung và tỉnh Đăk

3

Lăk nói riêng thì cây nghệ được trồng rất phổ biến với nhiều chủng loại đa dạng và

phong phú.

Và cùng với những thao tác thí nghiệm đã được học trong các môn thực

nghiệm hoá học, chúng tôi muốn một lần đặt bút thử sức tiến hành trích ly curcumin

từ củ nghệ vàng. Nhằm góp phần vào vấn đề chiết tách curcumin một cách hiệu quả

để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của hợp chất này, chúng tôi đã tiến hành thực

hiện đề tài: “Nghiên cứu trích ly hợp chất curcumin trong củ nghệ vàng ở huyện

Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk”.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Củ nghệ thu được từ cây nghệ vàng trồng ở huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

 Tìm hiểu thành phần, ứng dụng của củ nghệ và hoạt chất curcumin.

 Lựa chọn dung môi chiết.

 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết: thời gian, tỉ lệ nguyên

liệu và dung môi chiết.

 Tìm hiểu về HPLC.

 Nghiên cứu ly trích curcumin, từ đó thiết lập quy trình chiết tách Curcumin

trong củ nghệ vàng.

 Tách Curcumin ra khỏi các tạp chất trong dung dịch chiết để được Curcumin

tinh khiết.

 Định danh bằng các phương pháp phổ hồng ngoại, UV-VIS, sắc ký bản mỏng.

 Định lượng curcumin bằng HPLC.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu ly trích hợp chất curcumin trong củ nghệ vàng ở huyện Krông

Bông, tỉnh Đăk Lăk.

4

4. Cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận

 Tìm hiểu và đọc tài liệu.

 Hỏi ý kiến chuyên gia.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

 Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.

 Tự tìm tòi, tự nghiên cứu.

 Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước về phân

loại thực vật, đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học của cây nghệ, hóa học

về Curcumin, các phương pháp chiết tách.

4.2.2. Phương pháp thực nghiệm

 Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lý mẫu.

 Phương pháp phân tích trọng lượng để xác định độ ẩm.

 Phương pháp phân hủy mẫu phân tích để khảo sát hàm lượng tro

 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác định hàm lượng các

kim loại trong củ nghệ vàng.

 Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV-VIS để:

- Khảo sát dung môi chiết

- Khảo sát các điều kiện chiết tối ưu: tỉ lệ R-L, thời gian chiết.

 Chiết curcumin bằng phương pháp chiết nóng soxhlet.

 Định tính curcumin bằng phương pháp hóa học, vật lý, sắc ký bản mỏng, phổ

hồng ngoại, UV-VIS

 Phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) xác định lượng curcumin .

5. Phạm vi ứng dụng của nghiên cứu:

 Ứng dụng vào sản xuất Biocurmin

 Ứng dụng bào chế một số chế phẩm của curcumin

5

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiển của đề tài

6.1. Ý nghĩa khoa học

 Cung cấp những thông tin khoa học về quy trình chiết tách Curcumin trong cây

nghệ vàng ở Đăk Lăk.

 Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

 Nhằm giúp cho việc ứng dụng cây nghệ vàng ở phạm vi rộng một cách khoa

học hơn.

 Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của

cây nghệ.

 Tổng hợp kiến thức về hợp chất thiên nhiên để giảng dạy bộ môn hóa trong

nhà trường phổ thông được tốt hơn.

6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Tìm hiểu về phân lớp một lá mầm:

1. Tên gọi của phân lớp một lá mầm:

Tên gọi khoa học của thực vật một lá mầm là monocotyledons có nguồn gốc từ

tên gọi thực vật học truyền thống Monocotyledones (mono = một, cotyledon = lá

mầm), do thực tế là phần lớn các thành viên của nhóm này có một lá mầm, hay lá phôi

mầm trong hạt của chúng. Tuy nhiên, việc xem xét số lượng lá mầm không phải là

đặc điểm đáng tin cậy.

Thực vật một lá mầm là một nhóm riêng biệt. Một trong các đặc điểm đáng tin

cậy nhất là hoa của thực vật một lá mầm thuộc dạng ba đoạn, với các phần hoa được

chia thành ba hay bội số của ba.

Ví dụ, hoa của thực vật một lá mầm có thể có 3, 6 hay 9 cánh hoa. Rất nhiều

thực vật một lá mầm có lá với các gân lá song song.

2. Phân loại học:

Thực vật một lá mầm được coi là tạo ra một nhóm đơn ngành phát sinh sớm trong lịch

sử tiến hóa của thực vật có hoa. Các mẫu hóa thạch sớm nhất cho thấy các tàn tích của

thực vật một lá mầm có niên đại từ đầu kỷ Phấn Trắng (Cretaceous).

Về danh pháp khoa học, các nhà phân loại học có sự lựa chọn rộng rãi trong

việc đặt tên cho nhóm này, do thực vật một lá mầm là nhóm có bậc cao hơn mức họ.

Trong lịch sử, thực vật một lá mầm đã từng có các danh pháp khoa học như:

 Monocotyledoneae trong hệ thống de Candolle và hệ thống Engler

 Monocotyledones trong hệ thống Bentham & Hooker và hệ thống Wettstein

 Lớp Liliopsida trong hệ thống Takhtajan và hệ thống Cronquist (và trong hệ

thống Reveal)

 Phân lớp Liliidae trong hệ thống Dahlgren và hệ thống Thorne (1992)

 Nhánh đơn ngành monocots trong hệ thống APG và hệ thống APG II

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!