Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tổng hợp nano oxit hỗn hợp trên cơ sở niken và thăm dò khả năng xúc tác oxi hóa CO
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
MỞ ĐẦU
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề toàn cầu. Các hiện
tượng lụt lội, bão tố, nước biển dâng cao... các dịch bệnh và ung thư ngày
càng gia tăng... Đó là hậu quả của ô nhiễm môi trường do con người gây ra.
Trong ba dạng ô nhiễm môi trường: khí, nước và đất, thì dạng ô nhiễm môi
trường khí có tác động rộng rãi, bao quát và trầm trọng nhất. Các khí như
cacbonclorofloro (CFCs), cacbon oxit (CO, CO2), nitơ oxit (NOx), các chất
hữu có dễ bay hơi (VOCs)... là các tác nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi
trường khí.
Việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường khí đã thu hút được sự quan tâm
đặc biệt của nhiều nhà khoa học trong thời gian dài. Xúc tác chuyển hóa ba
hướng có khả năng xử lý đồng thời CO, VOCs, và NOx là một ví dụ hoàn
hảo cho việc sử dụng các kim loại quý làm chất xúc tác. Do giá thành cao và
sự khan hiếm của các kim loại quý, các chất xúc tác trên cơ sở oxit kim loại
chuyển tiếp đã được tập trung nghiên cứu và ứng dụng. Đó là các đơn oxit,
oxit hỗn hợp kích thước nanomet.
Ngày nay, nhiều phương pháp tổng hợp vật liệu mới được phát triển
nhằm mục đích đạt được những đặc tính mong muốn của sản phẩm. Các
phương pháp hóa học pha lỏng, bao gồm: phương pháp sol - gel, kết tủa,
tổng hợp đốt cháy... có thể tạo ra vật liệu xúc tác oxit kích thước nanomet
với diện tích bề mặt riêng lớn. Trong số đó phải kể đến phương pháp tổng
hợp đốt cháy gel PVA. Quá trình tổng hợp được thực hiện trên cơ sở phản
ứng oxi hóa khử tỏa nhiệt giữa hợp phần kim loại và hợp phần không kim
loại. Đặc điểm nổi bật của phương pháp tổng hợp đốt cháy PVA là sự phân
bố đồng đều các ion kim loại trong polyme và quá trình phản ứng nhiệt
phân, diễn ra trong một thời gian ngắn tạo ra sản phẩm có kích thước
nanomet.
2
Vật liệu nano khác với vật liệu ở dạng khối về kích thước, mật độ cao
của góc và cạnh bề mặt, do đó chúng đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật
xúc tác - hấp phụ để xử lý môi trường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy
các oxit kim loại chuyển tiếp của sắt, đồng, coban, niken... đã thể hiện hoạt
tính mạnh trong phản ứng oxi hóa khí thải. Tuy nhiên, các công bố này ở
mức độ đơn lẻ, chưa đánh giá tổng thể khả năng xúc tác của các hợp chất
chứa cùng một kim loại. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp nano oxit hỗn
hợp trên cơ sở niken và thăm dò khả năng xúc tác oxi hóa CO” đã được thực
hiện trong khuôn khổ của một luận án khoa học.
Điểm mới của luận án là tổng hợp các dạng oxit chứa niken kích
thước nanomet: đơn oxit niken (oxit NiO), oxit hỗn hợp kiểu cấu trúc
spinen của niken (spinen NiFe2O4), oxit hỗn hợp kiểu cấu trúc perovskit của
niken (perovskit LaNiO3) bằng phương pháp đốt cháy gel polime PVA và
đánh giá khả năng xúc tác của các loại oxit này trong phản ứng oxi hóa
hoàn toàn CO. Đặc biệt, các vật liệu xúc tác perovskit LaNiO3 được biến
tính bằng Ce, Co có hoạt tính oxi hóa hoàn toàn CO ở nhiệt độ khá thấp (<
250oC).
3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan một số oxit hỗn hợp chứa niken
1.1.1. Đặc điểm cấu trúc, tính chất một số oxit chứa niken
Niken là một trong những nguyên tố kim loại chuyển tiếp, thuộc
nhóm VIIIB trong bảng hệ thống tuần hoàn. Niken tồn tại trong nhiều hợp
chất và được biết đến với số oxi hóa từ +2 đến +4. Hợp chất của niken được
ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như: chế tạo hợp kim,
công nghệ mạ, chất tạo màu, sản xuất chất xúc tác và nhiều hóa chất công
nghiệp khác [1, 2].
Trong ngành tổng hợp vật liệu xúc tác của niken, phải kể đến việc
tổng hợp và ứng dụng các sản phẩm oxit chứa niken. Dạng oxit phổ biến
nhất của niken là các hợp chất ở đó niken thể hiện số oxi hóa +2, +3. Cấu
trúc đại diện nhất cho các số oxi hóa này là đơn oxit của niken (oxit NiO),
oxit hỗn hợp kiểu cấu trúc spinen của niken (spinen NiB2O4) và oxit hỗn
hợp kiểu cấu trúc perovskit của niken (perovskit ANiO3). Trong mục này sẽ
trình bày cơ bản đặc điểm cấu trúc và tính chất một số oxit chứa niken gồm
có: oxit NiO, spinen NiFe2O4, perovskit LaNiO3.
1.1.1.1. Cấu trúc tinh thể của oxit NiO
NiO là oxit có công thức chung MO, kiểu cấu trúc tinh thể MO phụ
thuộc vào tỷ số bán kính ion kim loại so với bán kính ion oxi (nếu rM
2+/rO
2-
nằm trong khoảng 0,414 đến 0,732 thì có mạng lưới tinh thể kiểu NaCl, nếu
rM
2+/rO
2-
nằm giữa 0,225 và 0,414 có cấu trúc kiểu ZnS). Trong công thức
NiO có tỷ lệ bán kính ion rNi
2+/ro
2-
= 0,493 [2, 3]. Do vậy, oxit NiO có liên
kết ion thuộc cấu trúc mạng tinh thể kiểu lập phương tâm mặt (kiểu NaCl).
4
Ô mạng cơ sở của oxit NiO [3] được biểu trên hình 1.1, có thể xem
như đây là sự lồng vào nhau của hai phân mạng lập phương tâm mặt của
cation Ni2+ (Ni2+ ở các đỉnh và tâm các mặt của lập phương) và phân mạng
anion O2-
(anion O2-
ở tâm tất cả các cạnh của hình lập phương), tịnh tiến
với một khoảng cách bằng ½ cạnh của lập phương. Mỗi ô mạng cơ sở gồm 4
phân tử NiO, cation Ni2+ và anion O2-
liên kết với nhau và có cùng số phối
trí là 6. Thông số đơn vị mạng cơ sở của NiO tương ứng a = 4,1769 Å.
Hình 1.1: Ô mạng cơ sở của oxit NiO
Dựa trên những cơ sở [3] về cấu trúc tinh thể và độ dẫn, có thể xem
oxit NiO là chất bán dẫn. Chất bán dẫn có đặc điểm ngược lại so với chất
dẫn điện kim loại (đối với chất dẫn điện kim loại khi nhiệt độ tăng thì độ
dẫn giảm), đó là khi nhiệt độ tăng thì độ dẫn cũng tăng. Với đặc điểm này,
oxit NiO có khả năng trở thành vật liệu xúc tác oxi hóa khí thải ở vùng nhiệt
độ làm việc nhất định.
4 Ni2+ + O2 → 4 Ni3+ + 2 O2-
(1.1)
Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu [3 - 5] oxit NiO được xếp vào
nhóm chất bán dẫn loại p với sự thiếu hụt oxi trong mạng tinh thể, do đó
oxit NiO hấp phụ oxi theo phương trình (1.1). Quá trình này tạo oxi hoạt
động O2-
, khi đó công thức của oxit NiO có dạng Ni1-xO. Hiện tượng này
xảy ra trên bề mặt vật liệu oxit, người ta đã chứng minh được hoạt tính xúc
5
tác oxit NiO tăng khi diện tích bề mặt vật liệu oxit tăng và xúc tác có khả
năng hoạt động ở vùng nhiệt độ thấp [6].
Kết quả ghi tín hiệu XRD trên máy XRD-D8 (JCP2.2CA:00-004-093)
và trong các công bố [7 - 9], cho thấy trong quá trình tổng hợp pha tinh thể
NiO hình thành đã kết tinh tinh thể với đặc trưng mạng lưới lập phương.
1.1.1.2. Cấu trúc tinh thể của spinen NiFe2O4
Các oxit hỗn hợp spinen [3, 10] có công thức tổng quát AB2O4 là hợp
chất của hai oxit kim loại có số oxi hóa 2 (AO) và oxit kim loại có số oxi
hóa 3 (B2O3). Trong mạng lưới spinen lý tưởng, đơn vị mạng cơ sở được tạo
bởi các ion oxi lập phương mặt-tâm (hình 1.2). Mỗi đơn vị mạng có 8 phân
tử AB2O4 gồm 8 khối lập phương nhỏ ghép lại với nhau, trong đó có 24
cation (8 cation A2+ và 16 cation B3+) ở vị trí tâm các mặt lập phương nhỏ,
32 anion O2-
nằm ở tất cả các đỉnh của hình lập phương nhỏ.
(a). Hốc tứ diện, bát diện (b). Ô mạng cơ sở của spinen
Hình 1.2: Ô mạng cơ sở của spinen chứa niken
Có thể tính được lập phương lớn gồm 32 hốc bát diện (hốc O, hốc O
nằm trên 24 cạnh ngoài của lập phương nhỏ, 24 cạnh mặt, 6 cạnh nằm trong,
8 tâm lập phương nhỏ, do vậy sẽ có 24 x ¼ + 24 x ½ + 6 x 1 + 8 x 1 = 32
hốc O) (hình 1.2 b) và 64 hốc tứ diện (hốc T, mỗi lập phương nhỏ có 8 hốc
tứ diện do vậy sẽ có 8 x 8 = 64 hốc T) (hình 1.2 a). Như vậy, mỗi đơn vị tinh
6
thể spinen có 64 + 32 = 96 hốc T và hốc O, nhưng số cation chỉ có 8 + 16 =
24 cation, nghĩa là chỉ 1/4 số hốc chứa cation, còn 3/4 hốc để trống.
Hợp chất spinen với công thức AB2O4 nếu 8 cation A2+ nằm trong 8
hốc trống T, còn 16 cation B3+ nằm vào hốc O thì gọi là mạng lưới spinen
thuận, ký hiệu A[BB]O4; nếu 8 cation A2+ nằm trong 8 hốc trống O, còn 16
cation B3+ phân làm hai: 8 cation nằm vào hốc T, 8 cation nằm vào hốc O thì
gọi là spinen nghịch đảo, ký hiệu B[A.B]O4. Nếu 24 cation A và B được
phân bố một cách thống kê (ngẫu nhiên) vào các hốc T và hốc O thì gọi là
spinen trung gian:
[
] với 0 < x <1.
Do đặc điểm cấu trúc tinh thể của spinen, có sự hoán đổi vị trí cation
giữa vị trí bát diện và tứ diện, nên bản thân các spinen khá bền được sử
dụng nhiều làm bột màu, vật liệu chịu lửa... Trong lĩnh vực ứng dụng làm
vật liệu xúc tác xử lý khí, các spinen chủ yếu được sử dụng trong phản ứng
phân hủy NOx [11 - 13]. Tuy nhiên, dựa vào độ dẫn có thể nhận thấy spinen
NiFe2O4 là chất bán dẫn (các spinen thông thường khác là chất điện môi) do
spinen NiFe2O4 có cấu trúc đảo Fe3+[Ni2+Fe3+O4]. Với kết quả này, tạo cơ sở
để spinen NiFe2O4 thể hiện hoạt tính oxi hóa trong vùng nhiệt độ thấp.
Kết quả ghi nhận tín hiệu XRD trên máy XRD-D8 và trong các công
bố [3, 14] cho thấy spinen NiFe2O4 hình thành trong quá trình tổng hợp đã
kết tinh ở cấu trúc tinh thể thuộc mạng lưới lập phương kiểu spinen nghịch
ứng với công thức Fe3+[Ni2+Fe3+O4].
1.1.1.3. Cấu trúc tinh thể của perovskit LaNiO3
Các hợp chất perovskit [15, 16] có công thức chung là ABO3, ứng với
cấu trúc lý tưởng của perovskit là dạng lập phương. A thường là cation kim
loại có kích thước lớn hơn, trong cấu trúc tinh thể cation A3+ nằm đỉnh lập
phương và phối trí với 12 anion O2-
, còn cation B3+ nằm ở tâm lập phương
và có 6 liên kết với anion O2-
. Như vậy mỗi cation B3+ được bao quanh bởi 6
7
anion O2-
tạo thành hình đa diện 8 mặt đều (hình 1.3a), các đa diện này nối
với nhau thông qua ion oxi (hình 1.3b). Trong trường hợp này, góc liên kết
B-O-B là 180oC và độ dài liên kết giữa cation B3+ tới các đỉnh của bát diện
là như nhau. Có thể biểu diễn ngược lại khi cation A3+ nằm ở tâm của lập
phương tạo bởi các cation B3+ ở đỉnh và anion O2-
ở giữa các cạnh của lập
phương (hình 1.3b).
(a). Ô mạng cơ sở của perovskit (b). Hốc bát diện trong perovskit
Hình 1.3: Ô mạng cơ sở của perovskit chứa niken
Trong cấu trúc lý tưởng, khoảng cách liên kết B-O là a/2 (a là thông
số đơn vị mạng, cạnh lập phương) và khoảng cách liên kết A-O là a√ . Do
đó sẽ có biểu thức liên hệ (1.2) giữa bán kính các ion:
rA + rO = √ (rB + rO)
(1.2)
Trong đó rA, rB, rO là bán kính các ion A3+, B3+, O2-
(rA ≠ rO, rB < rA)
Người ta nhận thấy cấu trúc lập phương của perovskit vẫn giữ được
khi phương trình trên không đúng hoàn toàn. Goldschmidt [6, 17] đã đưa ra
thừa số dung sai t (torlerance) của perovskit và được định nghĩa bằng biểu
thức (1.3), như sau:
√
(1.3)
8
Phương trình trên áp dụng ở nhiệt độ phòng, cấu trúc perovskit trở
thành lập phương khi t ~ 1. Tuy nhiên, trong thực tế nhận thấy một số ít
trường hợp cấu trúc lập phương vẫn xuất hiện khi giá trị t nhỏ hơn 1 (0,75 <
t < 1), còn đa số trường hợp khác cấu trúc perovskit bị méo và tồn tại ở các
dạng cấu trúc khác như [6, 17]: trực thoi (orthorhombic), mặt thoi
(rhombohedral), tứ diện (tetragonal)... trong đó phổ biến nhất là méo cấu
trúc kiểu trực thoi, mặt thoi. Trong trường hợp bị méo, cấu trúc tinh thể
không còn lập phương nữa, độ dài liên kết sẽ không đồng nhất và góc liên
kết sẽ khác 180oC.
Từ đặc điểm cấu trúc có thể nhận thấy tính chất dẫn và oxi linh động
là điểm đặc trưng cho oxit hỗn hợp kiểu cấu trúc perovskit. Phản ứng oxi
hóa trên perovskit [18, 19] đã được đề xuất bởi oxi hấp phụ trên bề mặt
perovskit và phần lớn do oxi mạng tinh thể ở nhiệt độ phản ứng xấp xỉ
400oC. Vì thế, khi ở nhiệt độ cao oxi linh động trong mạng tinh thể xác định
hiệu quả của phản ứng xúc tác oxi hóa. Thật vậy, đã tìm thấy hoạt tính xúc
tác là cực đại, nếu năng lượng liên kết của oxi mạng tinh thể là nhỏ nhất.
Hơn nữa, lỗ trống oxi cũng là yếu tố quan trọng đối với hoạt tính xúc tác, vì
tại lỗ trống sẽ hấp phụ oxi và trở thành tâm xúc tác.
Ngày nay, các nghiên cứu tập trung [17 - 26] nhiều vào tổng hợp, đặc
trưng và hoạt tính xúc tác của perovskit. Thông thường, trong công thức
ABO3 bao gồm các nguyển tố Ln (lantanit) A và các kim loại chuyển tiếp B.
Phần nguyên tố A được thay thế làm tăng lỗ trống oxi. Phần thay thế nguyên
tố B có thể tăng lớn hoạt tính xúc tác oxi hóa của perovskit bởi hiệu ứng
tương tác giữa nguyên tố gốc với nguyên tố thay thế ở vị trí B.
Kết quả ghi tín hiệu XRD trên máy XRD-D8 (JCP2.2CA: 01-079-
2451) và trong các công bố [15 - 17, 27 - 29] cho thấy, perovskit LaNiO3
được tổng hợp đã hình thành mạng lưới tinh thể kiểu mặt thoi.
9
1.1.2. Tính chất hấp phụ hóa học trên oxit chứa niken
Các ứng dụng của oxit hỗn hợp chứa niken cơ bản dựa trên tính chất
bán dẫn của loại vật liệu này, các oxit hỗn hợp chứa niken đều là các chất
oxit bán dẫn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tăng nhiệt độ, mạng tinh
thể oxit có xu thế hấp phụ hoặc thoát oxi [30 - 32].
Các khí O2, H2, CO có thể bị hấp phụ hoá học rất mạnh trên vật liệu
oxit hỗn hợp chứa niken, thực chất đó là phản ứng oxi hóa - khử, trong
nhiều trường hợp quá trình hấp phụ là không thuận nghịch.
a) Hấp phụ CO
Các oxit kim loại chuyển tiếp trong đó có oxit hỗn hợp chứa niken
sau khi hấp phụ CO, trong điều kiện đun nóng sẽ thu được CO2 + H2O. CO
bắt đầu hấp phụ hoá học bằng tương tác với ion kim loại trên bề mặt, trong
nhiều trường hợp phản ứng này dẫn tới sự khử kim loại theo phương trình
(1.4).
CO....Me2+ + O2 M + CO2
(1.4)
b) Hấp phụ oxi
Các vật liệu oxit hỗn hợp chứa niken có khả năng hấp phụ oxi với độ
che phủ bề mặt rất cao và kèm theo sự hình thành oxi linh động O2
o và ion
O
2-
. Thí dụ, trong trường hợp của oxit NiO, ion Ni2+ sẽ bị oxi hoá thành
Ni3+, nhiệt hấp phụ gần như là hằng số, còn bề mặt vật liệu được lấp đầy dần
tới bão hoà bởi O2
o
, quá trình hấp phụ oxi được biểu diễn bằng phương trình
(1.5).
2Ni2+ + O2 2(O2-Ni3+) (1.5)
c) Hấp phụ hyđro
Phản ứng hấp phụ H2 xảy ra theo phương trình (1.6). Trong đó bước
hấp phụ hoá học là phản ứng đồng thời tạo ra H nguyên tử trên bề mặt vật
10
liệu oxit. Khi tăng nhiệt độ ion hyđroxyl chuyển hoá thành hơi nước thoát ra
và để lại một lỗ trống anion, các cation kim loại sẽ bị khử với số lượng
tương ứng, đôi khi đạt tới kim loại.
M
2+ + O2
+ HH HM+
+ OH
(1.6)
1.1.3. Biến tính một số oxit chứa niken
Trên cơ sở cấu trúc và tính chất một số oxit hỗn hợp chứa niken, cho
thấy một số oxit hỗn hợp chứa niken đã được ứng dụng làm chất xúc tác
chuyển hóa khí thải như CO, VOCs, NOx. Để tăng cường hoạt tính của các
oxit hỗn hợp này, trước tiên người ta tìm kiếm phương pháp tổng hợp để thu
được vật liệu có diện tích bề mặt cao, kích thước nhỏ hay cấu trúc xốp để
xúc tác làm việc đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh các yếu tố kể trên (yếu tố không gian) ảnh hưởng đến hoạt
tính chất xúc tác, thì yếu tố bản chất cấu trúc mạng tinh thể (yếu tố điện tử)
của xúc tác cũng cần quan tâm đến. Để có thể tăng cường yếu tố điện tử,
ngày nay người ta dùng kỹ thuật pha tạp [30 - 32].
Nói chung tính chất của các chất rắn vô cơ được quyết định bởi các
khuyết tật trong mạng tinh thể khi đưa thêm chất pha tạp vào, hoặc bởi sự
sai khác so với thành phần hợp thức do tạo thành các nút mạng trống ở trong
mạng tinh thể...
Phương pháp tổng hợp để biến tính vật liệu oxit sẽ dựa trên cơ sở điều
chỉnh các khuyết tật của mạng lưới tinh thể. Để tổng hợp các vật liệu này có
thể sử dụng các oxit kim loại chuyển tiếp từ Sc đến Ni, đó là các nguyên tố
có phân mức điện tử 3d chưa được lấp đầy. Trong đó có thể kể đến Cr2O3,
MnO, Fe2O3, CoO, NiO… và hợp chất giữa các oxit như spinen ZnFe2O4,
spinen MgCr2O4, perovskit LaMnO3…
Để pha tạp vật liệu oxit có thể sử dụng ba phương pháp [3]: phương
pháp điều chỉnh hoá trị, phương pháp tổng hợp hợp chất bất hợp thức,
phương pháp pha loãng, như sau:
11
(i). Phương pháp điều chỉnh hoá trị là đưa các ion khác có số oxi hoá
thay đổi vào mạng tinh thể oxit kim loại. Phương pháp này có thể tổng hợp
được nhiều chất xúc tác. Thí dụ: AFeO3, AMnO3 (A = La, Nd, Sm),
LaFe1−xMgxO3, và Sm1−xSrxMnO3 [23, 24], LaCr1-xNixO3, La1-xSrxNiO3 [25,
26].
(ii). Theo phương pháp tổng hợp hợp chất bất hợp thức, người ta ép
mẫu bột oxit kim loại với kim loại đó rồi nung trong môi trường oxi hoá
hoặc môi trường khử. Phổ biến nhất là nung trong khí quyển, Thí dụ: mẫu
TiO2 nung trong hơi Ti, mẫu ZnO nung trong hơi Zn, mẫu FeO nung trong
hơi Fe, … Thành phần của vật liệu bán dẫn thu được khác với hợp thức. Thí
dụ
O, ở đây Vo là lỗ trống [3].
(iii). Nội dung của phương pháp pha loãng là trộn lẫn chất dẫn điện,
chất bán dẫn với chất không dẫn điện để tạo thành dung dịch rắn. Thí dụ:
dung dịch rắn của các hệ: CeO2-ZrO2 [33], CeO2-NiO [34], NiO-CoO [7].
Vật liệu xúc tác oxit khi biến tính kéo theo tính chất thay đổi rất
mạnh, tuy nhiên khó có thể tìm ra một quy luật chung để biến tính nhằm
thay đổi hoạt tính của vật liệu, nên các nghiên cứu chủ yếu mang tính khảo
sát để tìm điều kiện tối ưu.
Hiện nay, các vật liệu xúc tác, trong đó phần lớn là vật liệu oxit có
tiềm năng cải tiến rất lớn qua con đường thay đổi cấu trúc nhờ kỹ thuật pha
tạp, do đó có thể tạo ra những xúc tác oxit với giá rẻ nhưng có thể thay thế
được các kim loại quý hiếm, đó là trường hợp xúc tác oxi hóa hoàn toàn xử
lý khí thải, xúc tác oxi hoá chọn lọc...
1.2. Phản ứng oxi hóa trên xúc tác oxit kim loại
Các phản ứng oxi hóa rất đa dạng [16, 17], nhưng có thể chia thành
hai nhóm phản ứng: oxi hóa sâu (hay oxi hóa hoàn toàn) với sản phẩm cuối
là CO2, H2O và oxi hóa một phần (hay oxi hóa chọn lọc) với sản phẩm là
các hợp chất hữu cơ chứa oxi. Phản ứng thứ nhất được ứng dụng trong xử lý