Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tổng hợp nano đồng từ dung dịch Cu2+ bằng dịch chiết lá trầu không :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mẫu IUH1521
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NANO ĐỒNG TỪ DUNG
DICH Cu2+ BẰNG DỊCH CHIẾT LÁ TRẦU KHÔNG
Mã số đề tài: 171.4210
Chủ nhiệm đề tài: Trịnh Ngọc Toàn
Đơn vị thực hiện: Khoa Công Nghệ -Cơ sở Thanh Hóa
Báo cáo đề tài nc cấp trường 2016-2017
Trang 1
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NANO ĐỒNG TỪ DUNG DICH Cu2+
BẰNG DỊCH CHIẾT LÁ TRẦU KHÔNG
1.2. Mã số: 171.4210
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT
Họ và tên
(học hàm, học vị)
Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
Trịnh Ngọc Toàn Khoa Công Nghệ -Cơ
sở Thanh Hóa
Chủ nhiệm
TS.Nguyễn Văn Sơn Khoa Công Nghệ -Cơ
sở Thanh Hóa-IUH
Thành viên
Lê Thị Như Quỳnh Khoa Công Nghệ -Cơ
sở Thanh Hóa- IUH
Thành viên
Lê Thành Long Khoa Công Nghệ -Cơ
sở Thanh Hóa- IUH
Thành viên
1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Công Nghệ -Cơ sở Thanh Hóa
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 3 Năm 2018
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng….. năm…..
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên
nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: năm triệu đồng.
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặt vấn đề
Vài thập kỉ gần đây, Công nghệ Nano được xem là một ngành công nghiệp mũi nhọn,
đang phát triển với tốc độ chóng mặt và làm thay đổi diện mạo các ngành khoa học trên
toàn cầu. Cùng với các ngành công nghệ cao khác như công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của công nghệ Nano hứa hẹn sẽ lấp đầy mọi
nhu cầu trong cuộc sống của chúng ta nhờ những ứng dụng to lớn và hữu ích trong các
ngành điện tử [1,2], năng lượng [3], y học [4,5], mĩ phẩm [6] và còn đi xa hơn nữa trong
Báo cáo đề tài nc cấp trường 2016-2017
Trang 2
nhiều lĩnh vực khác. Đặc biệt, nhờ vào những khả năng giúp con người can thiệp ở kích
thước Nanomet mà tại đó vật liệu Nano đang tạo ra một cuộc cách mạng trong những
ứng dụng y sinh học với những tính chất đặc biệt lý thú của nó.
Chế tạo được những hạt Nano có kích thước 1 – 100 nm đang là mục tiêu của các nhà
nghiên cứu khoa học vì kích thước của hạt là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến đặc
tính của chúng do sự thay đổi diện tích bề mặt tiếp xúc.
Tiêu biểu nhất cho ngành công nghệ Nano là các hạt Nano kim loại như các hạt Nano
Au, Ag, Cu,... các hạt Nano kim loại thể hiện những tính chất vật lý, hóa học, sinh học
khác biệt và vô cùng quý giá. Khi đạt đến kích cỡ Nano, các kim loại chuyển tiếp có khả
năng hoạt động rất mạnh. Những hoạt tính ở kích cỡ thông thường kim loại không thể
hiện, nhưng khả năng diệt khuẩn, khả năng xúc tác cho nhiều phản ứng xảy ra ở nhiệt độ
thường hoặc ở nhiệt độ âm, và quan trọng nữa là tính dẫn thuốc thông minh trong y học,
hơn nữa nó có tính tự phát quang khi chiếu tia sáng vào, mà không cần đến chất phát
quang gây độc tới các tế bào như một số hóa chất sử dụng để tạo phát huỳnh quang trong
công nghệ sinh học v.v. Lợi dụng các tính chất này, rất nhiều Nano của kim loại ứng
dụng vào thực tế cuộc sống và trong công nghiệp.
Hiện nay, Nano Vàng và bạc đang được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, với chi phí
tổng hợp tốn kém, có hạn, giá thành cao mà việc sử dụng trên quy mô rộng là rất khó
thực hiện. Trong khi đó đồng là một kim loại khá phổ biến, dồi dào, rẻ tiền hơn và dế
khai thác trong tự nhiên mà với những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho
thấy các tính năng ứng dụng đặc biệt ưu việt của Nano Đồng không hề thua kém Nano
Vàng và Bạc, đặc biệt là tính kháng khuẩn, kháng nấm [34]. Vì vậy trong đề tài này
chúng tôi hướng đến nghiên cứu nguồn vật liệu dồi dào này – Nano Đồng.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều phương pháp tổng hợp Nano Đồng. Phổ biến
nhất là tổng hợp từ dung dich Cu2+ nhờ xúc tác axit ascorbic [10]. Tuy nhiên, hiện nay
đang phát triển một hướng đi mới hướng đến tính ứng dụng dịch chiết từ thực vật mà
thành phần của chúng có thể thay thế xúc tác bằng chất hóa học để tạo ra những hạt Nano
Đồng chất lượng hơn. Đây là một con đường ít tốn kém, thân thiện với môi trường,
không liên quan đến bất kì hóa chất độc hại nào và an toàn để ứng dụng trong ngành y
sinh học. Trong khi đó việc tổng hợp các hạt Nano băng phương pháp hóa học có thể dẫn
đến sự hiện diện của một số hóa chất độc hại chưa thể xử lý sau khi tổng hợp gây ra các
Báo cáo đề tài nc cấp trường 2016-2017
Trang 3
tác hại không mong muốn khi sử dụng trong các lĩnh vực cần tính an toàn và nhạy cảm.
Vì vậy, đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường, giảm chi phí tổng hợp và quan trọng
nhất là tạo ra các hạt Nano Đồng sạch, an toàn khi sử dụng mà đề tài này chúng tôi
hướng đến phương pháp tổng hợp Nano Đồng từ dịch chiết xuất từ thực vật để thay thế
cho phương pháp hóa học, vật lý tốn kém khác.
Hàng ngàn năm nay, lá Trầu không đã được ông cha ta sử dụng thủ công như một vị
thuốc dân gian bởi tính tăng kháng khuẩn kháng viêm của nó. Trên thế giới, việc nghiên
cứu cây Trầu không ngày càng được chú trọng. Việc nghiên cứu dịch chiết của lá Trầu
không đã cho thấy thành phần của nó có chứa betel-phenol (hay chavibetol hoặc 3-
hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen, nó tạo ra hương vị như mùi khói), chavicol và cađinen
[11-14]. Vị trí phân bố của cây Trầu không chủ yếu lại là ở một số các nước Đông Nam
Á, đặc biệt là Việt Nam, nó sinh trưởng tốt, dế trồng, khí hậu phù hợp.
Với những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu với nội dung
“Nghiên cứu tổng hợp Nano Đồng từ dung dịch Cu2+ bằng dịch chiết lá Trầu không”.
2. Mục tiêu
- Nghiên cứu khả năng tổng hợp Nano Đồng từ dung dịch Cu2+ bằng tác nhân khử là dịch
chiết lá Trầu không.
- Xác định cấu trúc của Nano Đồng bằng các phương pháp Hóa lý như: FT-IR, XRD,
TEM, UV-Vis.
- Xây dựng quy trình tổng hợp Nano Đồng từ dung dịch Cu2+ bằng dịch chiết thực vật
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp lý thuyết
- Thu thập các nghiên cứu trước đây về nghiên cứu tổng hợp Nano Đồng trên các
tạp chí trong và ngoài nước.
3.1.2. Phương pháp thực nghiệm
Lá Trầu không được thu hái tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Cách lấy mẫu: Hái lá trầu tươi, xanh, không bị sâu bệnh, khôngbị vàng lá. Làm sạch lá,
để khô rồi cắt nhỏ.
Mẫu IUH1521
3.2.1.1. Định tính các nhóm chất hóa học trong dịch chiết nước lá Trầu không
3.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết lá Trầu không
3.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo Nano Đồng
3.5. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc hạt Nano Đồng
3.5.1. Phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis)
3.5.2. Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
3.5.3. Phổ nhiễu xạ tia X (XRD)
3.5.4. Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR)
3.6. Sơ đồ quy trình thực nghiệm
Hình 3.1. Sơ đồ quá trình thực nghiệm