Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tổng hợp các hạt nano phát quang ZnSe ZnSe: X (X có thể là Mn, Ag, Cu), ZnSe:X/ZnS (core/shell) định hướng ứng dụng trong y sinh học :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học cấp trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Nghiên cứu tổng hợp các hạt nano phát quang ZnSe,
ZnSe:X (X có thể là Mn, Ag, Cu), ZnSe:X/ZnS (core/shell) định
hướng ứng dụng trong y sinh học.
Mã số đề tài: 184.HH01
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bùi Thị Diễm
Đơn vị thực hiện: Khoa Công nghệ Hóa học
TP Hồ Chí Minh, 1/2019
viii
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG ĐỀ TÀI
I. Thông tin tổng quát
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu tổng hợp các hạt nano phát quang ZnSe, ZnSe:X (X
có thể là Mn, Ag, Cu), ZnSe:X/ZnS (core/shell) định hướng ứng dụng trong y
sinh học.
1.2. Mã số: 184.HH01
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT Họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 ThS. Bùi Thị Diễm Trường ĐH Công
nghiệp TP.HCM
Chủ nhiệm, chịu trách nhiệm toàn
bộ hoạt động, công việc của đề tài
1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Công nghệ Hóa học
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018.
1.5.2. Gia hạn (nếu có):
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): không có
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện;
Nguyên nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 22,0 triệu đồng.
II. Kết quả nghiên cứu
2.1. Đặt vấn đề
2.1.1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài
Các hạt nano phát quang (luminescent quantum dot) đã và đang được nghiên cứu
tổng hợp bằng nhiều phương pháp khác nhau, và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như trong sinh y học và thiết bị quang điện.
Căn cứ vào tính chất huỳnh quang của các hạt nano phát quang mà chúng trở thành
một trong những nguồn vật liệu cho việc chế tạo cảm biến sinh học trên cơ sở độ nhạy của
tính chất quang học sau khi đã gắn kết các kháng thể với các hạt nano phát quang qua hiệu
ứng truyền điện tử cộng hưởng.
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới tổng hợp các hạt nano phát quang dựa trên nguyên
tố từ ca-đi-mi (Cd) cho hiệu suất phát quang cao, tuy nhiên ca-đi-mi lại độc hại và đang bị
ix
hạn chế trong việc ứng dụng trong môi trường sinh học và thải ra bên ngoài gây ô nhiễm
môi trường sau khi sử dụng.
Do đó, các nguyên tố khác đang được nghiên cứu để thay thế vật liệu ca-đi-mi nano
phát quang như là kẽm (Zn) hoặc tạo các lớp vỏ (shell) bao phủ bên ngoài lõi hạt nano để
tạo thành hạt core/shell hoặc hạt nano phát quang cấu trúc đa lớp (core/multi-shell).
Các hạt hạt nano phát quang dựa trên nguyên tố Zn có pha tạp kim loại bền nhiệt,
bền hóa học có tính quang điện tốt, thời gian sống lâu và hiệu suất huỳnh quang cao.
Khi thay đổi nồng độ kim loại trong các hạt nano phát quang thì làm dãy màu thay
đổi nên việc ứng dụng để dò tìm bệnh, virus và dùng trong quang điện tử được thuận lợi
hơn.
Tuy nhiên các phương pháp tổng hợp chỉ dừng lại ở phương pháp hữu cơ vì thế dựa
trên các mặt thuận lợi và bất lợi này chúng tôi nghiên cứu cho ra các sản phẩm này bằng
các phương pháp khác có tính kinh tế, hóa học xanh, bảo vệ môi trường và hướng tới ứng
dụng trong y sinh học.
Từ những lý do trên đây và trên cơ sở trang thiết bị sẵn có của Khoa Công Nghệ Hóa
Học và Viện Khoa Học Vật Liệu, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: "Nghiên cứu tổng
hợp các hạt nano phát quang ZnSe, ZnSe:X (X có thể là Mn, Ag, Cu), ZnSe:X/ZnS,
(core/shell) định hướng ứng dụng trong y sinh học”
2.1.2. Tổng quan về các hạt nano phát quang và khả năng ứng dụng của chúng
Vi khuẩn E.coli O 157: H7 và S.aureus kháng methicillin (MRSA) là 2 tác nhân gây
bệnh thường gặp. Theo nghiên cứu của tác giả Bùi Thế Hiền (2001), trong số các tác nhân
gây ngộ độc thực phẩm, E.coli chiếm hơn 70%. MRSA chiếm hơn 45,24% trường hợp
nhiễm trùng tại Tp.HCM (Tạp chí y học dự phòng, tập XXI, số 6 (124)), đây cũng là
tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện, cộng đồng nguy hiểm vì khả năng gây tử vong cao
cho bệnh nhân, tiêu tốn nhiều thời gian trong điều trị. Để phát hiện các vi khuẩn này,
phương pháp nuôi cấy truyền thống vẫn được sử dụng như một chuẩn vàng, tuy nhiên, cần
3 – 5 ngày mới có thể thu được kết quả như mong muốn. Nhiều phương pháp sinh học
phân tử như PCR (polymerase chain reaction), realtime PCR, pentaplex PCR đã được áp
dụng để phát hiện nhanh vi khuẩn S.aureus MRSA và E.coli O 157: H7… (D. Jonas,
2002; Hassanain Al-Talib, 2009; Ralf M. Hagen, 2005). Tuy nhiên, kết quả âm tính
giả vẫn được ghi nhận trong nhiều trường hợp do có một số thành phần ức chế phản ứng
x
PCR khi dùng phương pháp này phát hiện trực tiếp vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm và thực
phẩm.
Để giải quyết các vần đề trên, hiện nay, ứng dụng công nghệ nano trong y sinh đang
được đầu tư nghiên cứu, một trong những hướng ứng dụng là chẩn đoán nhanh tác nhân vi
sinh gây bệnh bằng kỹ thuật nano.
Phát hiện nhanh và chính xác tác nhân gây bệnh là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh
hiện nay tại Việt Nam, khi mà số trường hợp nhiễm trùng bệnh viện và ngộ độc thực phẩm
ngày một gia tăng. Việc chẩn đoán nhanh, đúng tác nhân sẽ góp phần hỗ trợ công tác điều
trị cho bác sĩ lâm sàng, góp phần định hướng trong công tác phòng chống dịch bệnh cho
khối y tế dự phòng và hơn hết bệnh nhân sẽ nhận được đúng phác đồ điều trị nhanh, góp
phần cải thiện sức khỏe.
Các hạt nano phát quang (LNPs) đã và đang được nghiên cứu tổng hợp bằng nhiều
phương pháp khác nhau trong và ngoài nước. Trong đó có 3 phương pháp chính: tổng hợp
trong môi trường hữu cơ, phương pháp tổng hợp chuyển pha từ hữu cơ đến pha nước và
trong môi trường nước.
Trong đó, các LNPs được phân tán tốt trong môi trường nước và sẽ dễ phân tán trong
hệ đệm sinh học thông qua chất ổn định bề mặt với 2 nhóm chức –SH (gắn với LNPs) và –
COOH (liên kết với phân tử nước), do đó dễ dàng tương tác với tác nhân sinh học như
kháng thể, tế bào sinh học. Các hạt nano sau khi tương tác với tác nhân sinh học sẽ cho ra
tín hiệu phát quang khác nhau so với sự phát quang đặc trưng của chúng (Wing-Cheung
Law, 2009). Do đó, quy trình phát hiện vi khuẩn và việc chế tạo cảm biến sinh học dựa
trên cơ sở độ nhạy của hệ vật liệu huỳnh quang sau khi đã gắn kết các kháng thể với các
LNPs qua hiệu ứng truyền điện tử cộng hưởng (Förster resonance energy transfer - FRET)
từ LNPs đến chất cầu nối và tác nhân sinh học (vi khuẩn, tế bào hay ADN).
Để đáp ứng nhu cầu tương thích sinh học và tăng hiệu suất phát quang của hệ nano
phát quang liên hợp với kháng thể, cấu trúc lõi/vỏ của ZnSe:X/ZnS đã được định hướng và
nghiên cứu tổng hợp trong môi trường nước, sử dụng các chất ban đầu đơn giản thay vì
dùng các hợp chất cơ – kim trong dung môi hữu cơ độc hại. Kỹ thuật mới này được nhóm
tác giả Bich Thi Luong, Nakjoong Kim tại Đại Học Hanyang, Hàn Quốc xây dựng (Bich
Thi Luong , 2012). Tuy nhiên các kết quả này cũng chưa được đưa vào nghiên cứu nhằm
ứng dụng trong việc phát hiện vi khuẩn.
xi
2.1.2. Tình hình nghiên cứu nano phát quang trong và ngoài nước:
• Ngoài nước:
Tác giả Phương pháp Sản phẩm Ứng dụng
Zhong Li, Chaoqing
Dong, Lichuan Tang,
Xin Zhu, Hongjin Chen
and Jicun Ren*
Môi trường nước
(Thực hiện ba bước,
phải rửa giữa các
bước tiến hành), ở
nhiệt độ 140
CdTe/CdS/ZnS
Bắt kháng thể
nhưng bị chết
trong thời gian
ngắn (1 giờ)
Vanessa Wood,
Jonathan E.Halpert,
Matthew J. Panzer,
Moungi G. Bawendi
and Vladimir Bulovic
Dung môi hữu cơ cơ
kim
ZnSe/ZnS:Mn/Zn
- Bắt được kháng
thể
- Dùng trong đèn
huỳnh quang
Bohua Dong, Lixin
Cao, Ge Su and Wei Liu
Môi trường nước
(Thực hiện hai bước,
phải rửa giữa các
bước tiến hành)
ZnSe/ZnS Dò tìm chửa bệnh
Bich Thi Luong, Eunsu
Hyeong, Seokhwan Ji
and Nakjoong Kim
Môi trường nước
(Thực hiện ba bước,
không rửa giữa các
bước tiến hành).
ZnSe/ZnS:Mn/ZnS Chưa ứng dụng
• Trong nước:
Tác giả Phương pháp Sản phẩm Ứng dụng
Dieu Thuy Ung Thi, Kim Chi
tran Thi, Thu Nga Pham, Duc
Nghia Nguyen2
, Duy Khang
Dinh3 and Quang Liem Nguyen
Môi trường nước (Thực
hiện ba bước, phải rửa
giữa các bước tiến hành),
ở nhiệt độ 140
CdTe và
CdSe
Nông nghiệp
xii
Tác giả Phương pháp Sản phẩm Ứng dụng
Nguyen Thi Minh, Nguyen
Hong Quang and Nguyen Thi
Quynh Hoa
Dung môi hữu cơ cơ kim
CdSe;
CdSe: Mn
Dừng lại
nghiên cứu từ
trường
Weon-Sik, Ung Dieu Thuy,
Quang Liem Nguyen
Môi trường nước
Chấm lượng
tử đơn bán
dẩn
Phát hiện virut
gây bệnh
(H5N1)
Nguyen Ngoc Hai, Nguyen Hai
Yen, Dương Thi Giang, Nguyen
Duc Nhat, Pham Thu Nga and
Dao Tran Cao
Dung môi hữu cơ cơ kim
Hệ phối trộn
chấm lượng
tử
CdZnSe/ZnS
Dùng cảm
biến sinh học
Vì vậy, trong đề tài này, tôi tiến hành tổng hợp chấm lượng tử phát quang dựa
trên nguyên tố Zn ít độc hại và sử dụng phương pháp tổng hợp trong môi trường
nước, đây là xu hướng tổng hợp thân thiện môi trường, điều kiện phản ứng đơn giản
và tiết kiệm chi phí hơn. Phương pháp tổng hợp này có sử dụng chất hoạt động bề
mặt là Polyvinyl alcohol (PVA), 3-Mercaptopropionic Acid (MPA), Hồ tinh bột
nhằm hỗ trợ quá trình phân tán, tăng cường độ phát quang và đặc biệt là tăng khả
năng thích ứng sinh học cho quá trình ứng dụng để nghiên cứu phát hiện nhanh vi
khuẩn, vi rút, nấm gây bệnh. Quantum Dot tổng hợp dựa trên nguyên tố Zn có pha
tạp kim loại (Mn, Cu, Ag) để tăng cường độ phát quang.
2.2. Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát:
- Tổng hợp các hạt nano phát quang ZnSe, ZnSe:X (X có thể là Mn, Ag,
Cu), ZnSe:X/ZnS.
- Đánh giá khả năng ứng dụng của các hạt nano phát quang trong y sinh
học.
b. Mục tiêu cụ thể:
xiii
- Tổng hợp các hạt nano phát quang ZnSe trong môi trường nước.
- Khảo sát ảnh hưởng của kim loại và nồng độ của kim loại Mn, Ag, Cu
đến tính chất của các hạt nano phát quang ZnSe: X (X có thề là Mn, Ag,
Cu).
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp vật liệu nano.
- Khảo sát ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt (Polyvinyl alcohol (PVA),
3-Mercaptopropionic Acid (MPA), Hồ tinh bột đến một số tính chất của
vật liệu như: cấu trúc tinh thể, kích thước hạt và đặc biệt là tính chất
quang.
- Khảo sát hàm lượng tối ưu của kim loại pha tạp để mẫu có tính chất
quang tốt nhất.
- Tổng hợp các hạt core/shell để tạo vật liệu có độ bền và tính chất quang
tốt
- Đánh giá khả năng ứng dụng của các hạt nano có tính chất quang tốt nhất
trong lĩnh vực y sinh học.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Quy trình tổng hợp hạt nano phát quang ZnSe:X/ZnS được trình bày ở hình 1.
Thuyết minh quy trình:
Chuẩn bị hệ phản ứng: bình cầu 3 cổ có chứa hỗn hợp dung dịch như sau: 10
ml kẽm acetate 0.1 M, V ml dung dịch muối kim loại X 0.1 M (thể tích dung dịch
kim loại X thay đổi theo hàm lượng % kim loại pha tạp), 90 ml nước cất, và V ml
dung dịch chất hoạt động bề mặt 0.1 M. Hệ phản ứng được khuấy trộn đều và đuổi
không khí bằng khí N2 trong 30 phút, pH của dung dịch là 7, gia nhiệt độ hệ phản
ứng lên 90oC.
Dung dịch NaHSe được điều chế từ bột Se, NaBH4, và nước trong môi trường
chân không. Cân 0.04 g Se và 0.0386 g NaBH4 cho vào bình phản ứng, rút hết
không khí trong bình. Tiêm nhanh 0.3 ml nước cất vào bình phản ứng, phản ứng
xảy ra tức thì tạo thành dung dịch trong suốt ta thu được dung dịch NaHSe.
xiv
Hình 1: Sơ đồ quy trình tổng hợp nano phát quang ZnSe:X/ZnS
Phương trình phản ứng:
4NaBH4 + 2Se + 7H2O → 2NaHSe + Na2B4O7 + 14H2
Tiêm nhanh dung dịch NaHSe đã được điều chế vào hỗn hợp phản ứng trên, và
tiếp tục khuấy trộn tại nhiệt độ 90oC trong 4 h.
Phương trình phản ứng chính:
Zn2+ + HSe- + OH- → ZnSe + H2O
Giai đoạn bọc vỏ cần chuẩn bị: khuấy đều 0,1817g Zn(OAC)2.2H2O và 0,1992
g Na2S.9H2O trong 10 ml H2O rồi cho dung dịch vào bình phản ứng khuấy tiếp tục
trong 1h. Sản phẩm thu được sau phản ứng sẽ được để trong dung dịch 24h để ổn
định cấu trúc tinh thể. Sau đó tiến hành ly tâm để tách phần dung dịch, phần sản
phẩm rắn được rửa bằng isopropyl alcohol 2 – 3 lần rồi để khô tự nhiên sẽ thu được
sản phẩm và chuẩn bị cho việc phân tích sản phẩm.
xv
Phương pháp đo và phân tích mẫu:
− Chiếu đèn UV: Xác định nhanh các hạt nano có phát sáng khi bị kích thích
hay không
− Phương pháp đo độ hấp phụ electron (UV): Cho biết khả năng hấp thu bức
xạ phụ thuộc vào bước sóng hay tần số.
− Phương pháp đo phổ huỳnh quang (Photoluminescence, PL): công cụ để
nghiên cứu cấu trúc điện tử của các tâm định xứ (đôi khi rất phức tạp) và quá trình
truyền năng lượng giữa các tâm khác nhau trong chất bán dẫn.
− Phương pháp đo phổ hồng ngoại IR: Sử dụng để xác định định tính (nhận
biết chất), phân tích định lượng và đặc biệt xác định cấu trúc phân tử.
− Phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X (XRD): xác định thành phần.
− Kính hiển thị điện tử truyền qua (TEM): Sử dụng chùm điện tử có năng
lượng cao chiếu xuyên qua mẫu vật rắn mỏng và sử dụng thấu kính điện tử để tạo
thành ảnh có độ phóng đại lớn (có thể tới hàng triệu lần), ảnh có thể tạo ra trên
màng huỳnh quang, hay trên film quang học, hay ghi nhận bằng các máy chụp kỹ
thuật số. Độ tương phản của ảnh hiển vi điện tử chủ yếu xuất phát từ khả năng tán
xạ điện tử của vật liệu.
2.4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đã đạt được những kết quả cơ bản sau đây:
- Xây dựng thành công quy trình chế tạo các chấm lượng tử phát quang
- Tổng hợp các hạt nano phát quang ZnSe, ZnSe:X, (X có thề là Mn, Ag, Cu),
ZnSe:X/ZnS trong môi trường nước.
- Khảo sát ảnh hưởng của kim loại và nồng độ của kim loại Mn, Ag, Cu đến tính chất
của các hạt nano phát quang ZnSe: X (X có thề là Mn, Ag, Cu).
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp vật liệu nano.
- Khảo sát ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt (Polyvinyl alcohol (PVA), 3-
Mercaptopropionic Acid (MPA), Hồ tinh bột) đến một số tính chất của vật liệu
như: cấu trúc tinh thể, kích thước hạt và đặc biệt là tính chất quang.
- Khảo sát hàm lượng tối ưu của kim loại pha tạp để mẫu có tính chất quang
tốt nhất.
xvi
- Tổng hợp các hạt core/shell để tạo vật liệu có độ bền và tính chất quang tốt
- Đánh giá khả năng ứng dụng của các hạt nano có tính chất quang tốt nhất
trong lĩnh vực y sinh học.
2.5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận
- Tổng hợp được các hạt nano phát quang (QDs) ZnSe, ZnSe:X, (X có thể là
Mn, Ag, Cu), ZnSe:X/ZnS sử dụng chất ổn định là (Polyvinyl alcohol (PVA), 3-
Mercaptopropionic Acid (MPA), Hồ tinh bột trong dung môi là nước. Quy trình
tổng hợp QDs sử dụng dung môi chính là nước, thời gian tổng hợp ngắn, không
dùng các dung môi hữu cơ độc hại, tiết kiệm năng lượng nên thân thiện môi trường.
Chất ổn định (Polyvinyl alcohol (PVA), 3-Mercaptopropionic Acid (MPA), hồ tinh
bột) có tác dụng hỗ trợ quá trình phân tán của hạt nano phát quang trong nước và
tương thích với các tế bào sinh học.
- Các hạt nano phát quang ZnSe: Mn, ZnSe:Mn/ZnS sử dụng chất ổn định
(Polyvinyl alcohol (PVA), 3-Mercaptopropionic Acid (MPA), hồ tinh bột) thu được
có màu phát quang là vàng cam và đỏ cam khi chiếu dưới ánh sáng đèn UV-365
nm. Các QDs ZnSe: Ag và ZnSe:Cu sử dụng chất ổn định 3-Mercaptopropionic
Acid (MPA), thu được có màu phát quang là vàng chanh khi chiếu dưới ánh sáng
đèn UV-365 nm.
- Khi thay đổi nồng độ kim loại pha tạp từ 1% đến 11% thì hầu như không ảnh
hưởng đến cấu trúc của tinh thể ZnSe:X (X: Mn, Ag, Cu). Cấu trúc của hạt là cấu
trúc giả kẽm. Quantum dot ZnSe:Mn có cường độ phát huỳnh quang tốt khi nồng độ
Mn pha tạp là 5%. Quantum dot ZnSe:Cu có cường độ phát huỳnh quang tốt khi
nồng độ Cu pha tạp là 3%. Quantum dot ZnSe:Ag có cường độ phát huỳnh quang
tốt khi nồng độ Ag pha tạp là 1%. Các hạt nano phát quang ZnSe:Mn có thời gian
sống (phát quang) lâu hơn các hạt nano ZnSe:Cu và ZnSe:Ag.
- Các hạt nano phát quang ZnSe:Mn/ZnS sử dụng chất ổn định 3-
Mercaptopropionic Acid (MPA) có cường độ phát huỳnh quang tốt khi nồng độ Mn
pha tạp là 5% và kích thước khoảng 10 nm. Các hạt nano phát quang ZnSe:Mn/ZnS
sử dụng chất ổn định Polyvinyl alcohol (PVA) có cường độ phát huỳnh quang tốt
tốt khi nồng độ Mn pha tạp là 3% và kích thước khoảng 18,56 nm. Các QDs
xvii
ZnSe:Mn/ZnS sử dụng chất ổn định Acid hồ tinh bột có cường độ phát huỳnh quang
tốt tốt khi nồng độ Mn pha tạp là 3% và kích thước khoảng 18 nm.
- Các hạt nano phát quang có cường độ phát quang tốt được đánh giá khả năng
ứng dụng trong lĩnh vực y sinh học. Các hạt nano phát quang cấu trúc
ZnSe:Mn(5%), ZnSe:Mn(5%)/ZnS sử dụng chất ổn định bề mặt 3-
Mercaptopropinic acid (MPA) cho kết quả rất tốt khi phát hiện vi khuẩn E.coli O
157: H7 và S.aureus kháng methicillin (MRSA).
2.6. Tóm tắt kết quả
Nghiên cứu đã tổng hợp được các hạt nano phát quang cấu trúc ZnSe:Mn(5%),
ZnSe:Mn(5%)/ZnS sử dụng chất ổn định bề mặt 3 Mercaptopropinic (MPA); các
hạt nano phát quang cấu trúc ZnSe:Mn(3%), ZnSe:Mn(3%)/ZnS sử dụng chất ổn
định bề mặt hồ tinh bột và các hạt nano phát quang cấu trúc ZnSe:Mn(5%),
ZnSe:Mn(3%)/ZnS sử dụng chất ổn định bề mặt Polyvinyl alcohol (PVA) có cường
độ phát quang cao. Các hạt nano phát quang cấu trúc ZnSe:Mn(5%),
ZnSe:Mn(5%)/ZnS sử dụng chất ổn định bề mặt 3-Mercaptopropinic acid (MPA)
cho kết quả rất tốt khi phát hiện vi khuẩn E.coli O 157: H7 và S.aureus kháng
methicillin (MRSA). Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã dùng các hợp chất có 2
nhóm chức chứa thiol và carboxilic axit (HS-R–COOH), đặc biệt là dùng 3-
Mercaptopropionic acid (MPA) là cầu nối trực tiếp giữa các hạt nano và kháng thể.
MPA hoặc HS-R-COOH ít độc và với thiết kế này chi phí sẽ dễ chấp nhận nhờ vào
đơn giản hóa quá trình phát hiện và phân tích. Nhờ liên kết chặt chẽ giữa nhóm –
COOH và amin của vi khuẩn, tín hiệu phát quang của chấm lượng tử sau khi gắn
kết thay đổi, dựa trên sự khác biệt tính chất quang học (cường độ hay bước sóng)
của các hệ nano-vi khuẩn, vi khuẩn sẽ được phát hiện.
2.7. Abstract
Luminescent nanoparticles ZnSe:Mn(5%), ZnSe:Mn(5%)/ZnS using 3-
mercaptopropionic acid (MPA) surface stabilizer; luminescent nanoparticles
ZnSe:Mn(3%), ZnSe:Mn(3%)/ZnS using starch surface stabilizer and
luminescent nanoparticles ZnSe:Mn(5%), ZnSe:Mn(3%)/ZnS using polyvinyl
alcohol (PVA) surface stabilizer for high intensity luminescence. The
xviii
application of ZnSe:Mn(5%), ZnSe:Mn(5%)/ZnS using 3-mercaptopropionic
acid (MPA) surface stabilizer to detect E. coli O 157: H7 and MRSA showed
good results. Therefore, compounds containing thiol and carboxylic acid (HS-RCOOH), particulary 3-Mercaptopropionic acid have been used is this design.
The application using MPA is less toxic and cost acceptable resulting in
simplification of detection and analysis. Due to the association between the
COOH group and the amine of the bacteria, the photoluminescence of quantum
dots after binding is altered. Based on the difference in optical properties
(intensity or wavelength) of the quantum dot systems and quantum dots-bacteria,
the bacteria can be detected efficiently.
III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo
3.1. Kết quả nghiên cứu (sản phẩm dạng 1, 2, 3)
TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký Đạt được
1
Vật liệu
Hạt nano phát quang
được phân tán tốt
trong dung môi
Hạt nano phát quang
được phân tán tốt trong
dung môi (2 lít)
Hạt nano phát quang Hạt nano phát quang (20
gam)
2
Bài báo
Hội nghị hoặc Tạp
chí chuyên ngành hóa
học trong nước
Tạp chí hóa học
3
Kết quả tham gia
đào tạo đại học
Nhóm khoảng 2-3
sinh viên
Hoàn thành hướng dẫn 3
đề tài khóa luận cho sinh
viên khóa 10