Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Thử Nghiệm Xử Lý Bùn Thải Đô Thị Làm Phân Bón Phục Vụ Sản Xuất Tại Thành Phố Bắc Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.Tên khóa luận: Nghiên cứu thử nghiệm xử lý bùn thải đô thị làm phân
bón phục vụ sản xuất tại thành phố Bắc Giang
2. Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hòa
3. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Bùi Xuân Dũng
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung
- Đề tài cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn xử lý hiệu quả bùn thải
góp phần nhằm phát triển đô thị bền vững.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc đặc điểm bùn thải của thành phố Bắc Giang
- Thử nghiệm đƣợc một số quy trình tạo phân từ bùn thải đô thị
5. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu hiện trạng của bùn thải đô thị tại thành phố Bắc Giang.
- Nghiên cứu thử nghiêm một số quy trình tạo phân từ bùn thải
- Đề xuất thử nghiệm một số giải pháp sử dụng bùn thải đô thị.
6. Những kết quả đạt đƣợc:
- Lƣợng bùn thải đô thị của thành phố Bắc Giang đang ngày càng gia
tăng. Nếu chỉ thu gom, vận chuyển về các bãi đổ và xử lý đơn giản là chôn
lấp và phun thuốc diệt muỗi nhƣ công ty quản lý công trình đô thị Bắc Giang
đang thực hiện thì vấn đề ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh là khá rõ
ràng. Vì vậy bùn thải đô thị cần phải đƣợc thu gom, vận chuyển và tái chế
một cách có hiệu quả tránh lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trƣờng.
-Hàm lƣợng chất hữu cơ và hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng Nts, Pts và
Kts trong các mẫu bùn thải đô thị đa số ở mức khá khi sử dụng làm phân bón
(%CHC > 8%; Nts>0,3%,Pts >0,46%, Kts >0,24) ). Trong 10 mẫu bùn thải đô
thị trên địa bàn thành phố Bắc Giang thì chỉ có 2 mẫu bùn thải B2 và B9 là có
hàm lƣợng các chất hữu cơ phù hợp để sản xuất phân bón theo quy định tại
TT 36/2010/BNNPTNT.
+ Bùn thải ủ kỵ khí với chế phẩm EM. Bokashi có hàm lƣợng các chất
dinh dƣỡng cao. Giá trị pH của phân bùn đƣợc sử dụng trong thí nghiệm trƣớc
và sau khi ủ đều ổn định và ở mức trung tính. Hàm lƣợng CHC trƣớc và sau
khi ủ cao (đạt giá trị cao nhất là 24,96%, ứng với mẫu PB1 sau khi ủ 30
ngày), phù hợp với định lƣợng bắt buộc trong phân bón của TT
36/2010/BNNPTNT.
- Ngoài việc sử dụng bùn thải đô thị làm phân bón nên tận thu, tái sử
dụng bùn thải tránh lãng phí tài nguyên và hạn chế sự ảnh hƣởng đến môi
trƣờng sống.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình học của ngành khoa học môi trƣờng, đƣợc
sự đồng ý của trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và
môi trƣờng, bộ môn Quản lý môi trƣờng, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
thử nghiệm xử lý bùn thải đô thị làm phân bón phục vụ sản xuất tại thành
phố Bắc Giang”.
Trong thời gian thực hiện khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo TS. Bùi Xuân Dũng, bộ môn Quản lý môi trƣờng cùng các
thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờngđãtận tình
giảng dạy, chỉbảo, truyền đạt nguồn kiến thức và kinh nghiệm làm việc quý
báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô làm việc tại Trung tâm thí
nghiệm và thực hành, Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp đã giúp tôi trong quá trình
làm nghiên cứu.
Và tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp 57A–
KHMT đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi về mọi mặt trong học tập cũng nhƣ
động viên tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức nhƣng do kiến thức thực tiễn chƣa
nhiều và thời gian làm khóa luận không dài nên không thể tránh khỏi nhiều
thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo, bạn bè để
khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Hòa
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................3
1.1. Những vấn đề chung về bùn thải .......................................................3
1.1.1. Khái niệm bùn thải và phân loại.....................................................3
1.1.2. Nguồn gốc, tính chất, đặc điểm của bùn thải ..................................5
1.1.3. Tác động của bùn thải tới môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời .........6
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................8
1.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................12
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................15
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................15
2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................15
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................15
2.4.1.Nghiên cứu hiện trạng của bùn thải đô thị tại thành phố Bắc Giang
..............................................................................................................15
2.4.2. Nghiên cứu thử nghiệm một số quy trình tạo phân từ bùn thải.....16
2.4.3. Đề xuất thử nghiệm một số giải pháp sử dụng bùn thải đô thị.......22
CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...........................23
3.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................23
3.2. Điều kiện kinh tê- văn hóa- xã hội ..................................................24
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................26
4.1. Hiện trạng bùn thải đô thị của vùng nghiên cứu. .............................26
4.2. Hiệu quả xử lý bùn thải từ các công thức thí nghiệm.......................28
4.2.1. Đặc điểm bùn thải nghiên cứu......................................................28
4.2.2. Đặc điểm mẫu bùn đem xử lý......................................................30
4.2.3. Hiệu quả xử lý bùn thải bằng chế phẩm.......................................31
4.2.4. Kết quả phân tích hàm lƣợng chất dinh dƣỡng, KLN trong đất trồng
rau.........................................................................................................33
4.2.5. Sự sinh trƣởng và phát triển của rau cải ngọt sau 30 ngày gieo trồng
..............................................................................................................34
4.2.6. Hàm lƣợng chất dinh dƣỡng và kim loại nặng trong đất trồng rau
sau 30 ngày thí nghiệm..........................................................................38
4.2.7. Hàm lƣợng kim loại nặng trong rau cải ngọt sau 30 ngày thí nghiệm
..............................................................................................................41
4.3. Đề xuất giải pháp sử dụng bùn thải đô thị .......................................42
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
CHC Chất hữu cơ
E.M Effective Microorganisms (các vi sinh vật hữu hiệu)
Kts Kali tổng số
KLN Kim loại nặng
Nts Nitơ tổng số
Pts Photpho tổng số
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
US-EPA United States Environmental Protection Agency (Cơ
quan bảo vệ môi trƣờng Hoa Kỳ)
VSV Vi sinh vật